50 năm quan hệ ASEAN-Australia: Từ những 'trái ngọt' nhớ về câu nói nổi tiếng của Thủ tướng Gough Whitlam

Hà Phương
Mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia và ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ASEAN-Australia
Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong. (Nguồn: Viện Quan hệ quốc tế Australia)

Trang web của Viện Quan hệ quốc tế Australia (AIIA) vừa đăng tải bài phân tích của Thạc sĩ Ridvan Kilic tại Đại học La Trobe (chuyên gia nghiên cứu về ASEAN, quan hệ ASEAN-Australia) về triển vọng hợp tác cùng có lợi giữa ASEAN và Australia. TG&VN lược dịch bài phân tích:

Một phần không thể thiếu

Năm 2024 kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia, quan hệ đối tác này cần được mở rộng hợp tác hơn nữa, nhất là trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Tin liên quan
Australia coi ASEAN là đối tác ưu tiên về năng lượng sạch Australia coi ASEAN là đối tác ưu tiên về năng lượng sạch

Năm 1974, dưới thời Thủ tướng Gough Whitlam, Australia trở thành Đối tác đối thoại đầu tiên của ASEAN.

Vào thời điểm đó, Thủ tướng Whitlam đã có câu nói nổi tiếng rằng: Chắc chắn ASEAN là tổ chức khu vực quan trọng nhất và phù hợp nhất ở Đông Nam Á.

Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia kỷ niệm 50 năm Đối tác đối thoại sẽ được tổ chức ở Melbourne đầu tháng 3 này.

Có thể thấy, Đông Nam Á đã trở thành một phần không thể thiếu đối với nền kinh tế cũng như bức tranh xã hội đa dạng của Australia. 4,5% người Australia là người gốc Đông Nam Á, chủ yếu đến từ Việt Nam, Indonesia, Philippines, Malaysia, Campuchia, Thái Lan và Singapore.

Hơn nữa, theo số liệu gần đây, ASEAN chiếm gần 15% tổng thương mại của Australia. Con số này lớn hơn thương mại song phương của Australia với Nhật Bản, Mỹ hoặc Liên minh châu Âu (EU). Năm 2022, đầu tư hai chiều giữa ASEAN và Australia lên tới 289,7 tỷ AUD.

Bất chấp tầm quan trọng của ASEAN đối với nền kinh tế của Australia, sự tham gia kinh tế của Canberra với Đông Nam Á vẫn không theo kịp tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế ASEAN. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2022, chính phủ Thủ tướng Albanese đã nhận ra thực tế này và coi mối quan hệ Đối tác chiến lược với ASEAN trở thành trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của mình. Trọng tâm trong sự tham gia của chính phủ Australia với ASEAN là “Chiến lược kinh tế Đông Nam Á đến năm 2040”.

Được công bố vào tháng 9/2023, trụ cột chính của chiến lược này là mở rộng đầu tư của Australia trên khắp Đông Nam Á, đặc biệt là trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng sạch. Chiến lược đã xác định lĩnh vực năng lượng sạch là cơ hội tăng trưởng kinh tế trong quan hệ đối tác ASEAN-Australia.

Với tầm quan trọng của mối quan hệ, tại Hội nghị cấp cao tới đây, Thủ tướng Australia Albanese có thể làm sâu sắc thêm ý nghĩa của sự kiện này bằng cách khởi động quá trình nâng cấp mối quan hệ ASEAN-Australia lên “đối tác chiến lược đặc biệt”.

Nhiều dư địa hợp tác cùng phát triển

Kể từ những khởi đầu khiêm tốn cách đây 50 năm, quan hệ đối tác ASEAN-Australia đã ngày càng phát triển mạnh mẽ. Năm 2010, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực. Năm 2021, mối quan hệ ASEAN-Australia đã được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện (CSP). Theo CSP, Australia tái khẳng định sự hợp tác với ASEAN thông qua các sáng kiến mới là Sáng kiến Tương lai Australia vì ASEAN, 100 Học bổng Australia cho ASEAN và Chuyển đổi Kỹ thuật số và kỹ năng tương lai ASEAN.

Mối quan hệ kinh tế ASEAN-Australia được tăng cường hơn nữa thông qua Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Có hiệu lực vào năm 2022, RCEP là khối thương mại lớn nhất thế giới, Australia và tất cả 10 quốc gia ASEAN đều là thành viên.

Ngoài ra, mới đây, AANZFTA đã được nâng cấp và hiện có thêm một chương mới về thương mại và phát triển bền vững. Chương này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Australia trong các lĩnh vực biến đổi khí hậu, năng lượng và nền kinh tế xanh.

Tới đây, trung tâm nghiên cứu ASEAN-Australia đầu tiên ở Canberra có thể được thành lập thông qua hình thức đối tác công tư giữa Hội đồng Australia-ASEAN của Bộ Ngoại giao và thương mại Australia (DFAT) với một trường đại học Australia.

Ý tưởng về một trung tâm nghiên cứu ASEAN-Australia không phải là mới. Vào năm 2017, Đảng Lao động Australia đã có kế hoạch mở Trung tâm Nghiên cứu ASEAN với mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ ASEAN-Australia, tuy vậy, kế hoạch đã không được thực hiện. Một trong những mục tiêu chính của trung tâm là thúc đẩy sự gắn kết về giáo dục và văn hóa với các nước ASEAN và mở rộng việc học ngôn ngữ Đông Nam Á tại các trường học và đại học của Australia. Trong những năm gần đây, các chương trình ngôn ngữ Đông Nam Á, đặc biệt là tiếng Indonesia, đã giảm nhanh chóng ở Australia.

Một cách khác mà Canberra có thể tăng cường hợp tác kinh tế với ASEAN là thông qua một thỏa thuận về hydro tái tạo, tương tự như Quan hệ đối tác hydro tái tạo giữa ASEAN và Australia. Trong những năm tới, nhu cầu năng lượng sạch của Đông Nam Á sẽ tăng đáng kể. Ngày nay, gần như toàn bộ lượng hydro cung cấp cho Đông Nam Á đều dựa trên khí đốt tự nhiên.

Điện khí hóa ngày càng tăng ở Đông Nam Á sẽ làm giảm rủi ro an ninh năng lượng của khu vực, phát sinh từ chuỗi cung ứng nhiên liệu hóa thạch như khí đốt tự nhiên. Ước tính, khu vực sẽ cần khoảng 454 Gigawatt sản xuất điện mới vào năm 2050, với 60% trong số này được lấy từ năng lượng tái tạo. Australia sẽ có khoản đầu tư ước tính 640 tỷ AUD vào các dự án thủy điện, năng lượng mặt trời và gió vào năm 2030.

Chính phủ của Thủ tướng Albanese đã tìm cách đưa Australia trở thành siêu cường năng lượng tái tạo trong những năm tới, thể hiện qua cam kết trị giá 2 tỷ AUD cho chương trình “Khởi đầu về hydro” nhằm mục đích đưa nước này trở thành nhà sản xuất hydro hàng đầu trên toàn cầu.

Australia có số lượng dự án hydro tái tạo được lên kế hoạch cao nhất trên thế giới và vào năm 2022, nước này đã thực hiện chuyến hàng hydro hóa lỏng đầu tiên trên thế giới đến Nhật Bản.

Thỏa thuận hydro mới sẽ mở ra cơ hội để Australia hỗ trợ ASEAN trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Điều này sẽ mang lại cho Australia lợi thế cạnh tranh ở Đông Nam Á thông qua xuất khẩu năng lượng tái tạo, chuyên môn về năng lượng sạch và công nghệ liên quan cho khu vực.

Trong khi, Australia có công nghệ và chuyên môn để hỗ trợ Đông Nam Á trước nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng hydro tái tạo. Các cuộc tham vấn của DFAT ở Đông Nam Á đã cho thấy rằng các nước ASEAN rất mong muốn khai thác chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm của Australia về năng lượng hydro tái tạo.

Như vậy, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực ngày càng khó lường, mối quan hệ đối tác vững chắc giữa Australia-ASEAN sẽ góp phần thúc đẩy ổn định, hòa bình tại khu vực cũng như trên thế giới.

Quan hệ đối tác ASEAN-EU: Khẳng định sức sống của chủ nghĩa đa phương

Quan hệ đối tác ASEAN-EU: Khẳng định sức sống của chủ nghĩa đa phương

ASEAN-EU đều nhất quán rằng tầm quan trọng của việc củng cố trật tự đa phương dựa trên luật lệ là chìa khóa để thúc ...

Đại sứ Sujiro Seam: Việt Nam là thành viên chủ chốt của ASEAN và đối tác quan trọng của EU

Đại sứ Sujiro Seam: Việt Nam là thành viên chủ chốt của ASEAN và đối tác quan trọng của EU

Chia sẻ với TG&VN, Đại sứ EU tại ASEAN Sujiro Seam khẳng định EU thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực. ...

Lễ khởi động Năm giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Lễ khởi động Năm giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Phát biểu đại diện đoàn Việt Nam tại Lễ khởi động, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định, ASEAN và Việt Nam ...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: ASEAN-EU cần phối hợp đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: ASEAN-EU cần phối hợp đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ngày 2/2, tại Brussels (Bỉ), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và 27 quốc gia thành ...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Cao ủy EU phụ trách đối tác quốc tế Jutta Urpilainen

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Cao ủy EU phụ trách đối tác quốc tế Jutta Urpilainen

Chiều 2/2 (giờ Bỉ), bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24 (AEMM-24) và Diễn đàn Bộ trưởng Ấn Độ Dương ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chủ trì Lễ tôn vinh tiếng Việt tại thành phố Brno và vùng Nam Morava

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chủ trì Lễ tôn vinh tiếng Việt tại thành phố Brno và vùng Nam Morava

Bà Lê Thị Thu Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã thăm vùng Nam Morava và ...
Top 10 xe MPV bán chạy nhất 6 tháng đầu năm 2024: Mitsubishi Xpander tiếp tục lập đỉnh

Top 10 xe MPV bán chạy nhất 6 tháng đầu năm 2024: Mitsubishi Xpander tiếp tục lập đỉnh

Top 10 xe MPV bán chạy nhất 6 tháng đầu năm 2024, Mitsubishi Xpander giữ vững vị thế dẫn đầu với 7.773 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là Toyota ...
Bài phát biểu truyền cảm hứng của bà Melinda French Gates tại lễ tốt nghiệp Đại học Stanford

Bài phát biểu truyền cảm hứng của bà Melinda French Gates tại lễ tốt nghiệp Đại học Stanford

Trong lễ tốt nghiệp của các sinh viên Trường Đại học Stanford năm 2024, vợ cũ của tỷ phú Bill Gates đã có những chia sẻ gây xúc động.
Lịch thi đấu Olympic Paris 2024 ngày 28/7 của Đoàn thể thao Việt Nam

Lịch thi đấu Olympic Paris 2024 ngày 28/7 của Đoàn thể thao Việt Nam

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật lịch thi đấu ngày 28/7 của Đoàn thể thao Việt Nam tại Olympic Paris 2024.
Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh cuối tuần; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh cuối tuần; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025 vì lý do này...
Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản trên ứng dụng iHanoi mới nhất

Hướng dẫn cách đăng ký tài khoản trên ứng dụng iHanoi mới nhất

Ngày 26/6, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 3288/QĐ-UBND về việc vận hành chính thức ứng dụng iHanoi.
Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị

Cựu Tổng thống Trump và Thủ tướng Israel tươi cười tìm cách hàn gắn liên minh chính trị sau gần 4 năm "lạnh nhạt"...
Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Tin thế giới 26/7: Ông Trump từ chối tranh luận với bà Harris, EU chuyển 1,5 tỷ euro từ tài sản của Nga cho Ukraine, Nga-ASEAN tăng cường hợp tác

Ukraine tấn công sân bay quân sự Nga ở Crimea, Nga cấm một tổ chức do Mỹ thành lập hoạt động, Trung Quốc ca ngợi thành tựu hợp tác với ASEAN, tàu chiến Trung Quốc ...
Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Các tổng thống vừa hội đàm, Nga chuẩn bị điều khinh hạm trang bị tên lửa 'khủng' đến Syria?

Một nguồn tin cho hay, khinh hạm đa năng Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc Nga sẽ cập cảng Tartus của Syria.
Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Tình hình Ukraine: Mỹ cự tuyệt yêu cầu 'đánh đổi' của Nga, Trung Quốc nỗ lực tháo 'ngòi nổ' xung đột

Mỹ tiết lộ về điều kiện Nga đặt ra để nối lại đối thoại kiểm soát vũ khí, trong khi Trung Quốc tiếp tục nỗ lực giải quyết xung đột ở Ukraine.
Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Xung đột ở Gaza: Australia-New Zealand-Canada ra tuyên bố chung kêu gọi ngừng bắn lập tức, Israel ra điều kiện mới, một lãnh đạo Hamas tử vong

Trong một tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo của Australia, New Zealand và Canada kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza.
Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Rúng động nạn bắt cóc tống tiền ở Mozambique

Tính từ năm 2014 đến nay, các băng nhóm tội phạm đã thu 33 triệu USD từ các vụ bắt cóc tống tiền ở nhiều thành phố của Mozambique.
Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương: Giúp người cũng là giúp mình

Hội nghị các nhà lãnh đạo quốc đảo Thái Bình Dương lần thứ 10 là cơ hội để Nhật Bản gia tăng tiếng nói và vị thế với các quốc đảo trong khu vực.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Sự cố thành ‘sự tích’

Cuộc bầu cử tiếp tục nóng sau diễn biến mới xung quanh vụ ám sát bất thành nhằm vào ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Hiệp định Geneva: Đường đến bàn đàm phán

Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva về Đông Dương năm 1954 là điển hình cho sự phối hợp giữa mặt trận ngoại giao với các mặt trận khác...
Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng tự sát: Có thực sự nguy hiểm?

Xuồng không người lái dùng trong các vụ 'tấn công tự sát' không chỉ được sử dụng trong tấn công mà còn có thể được sử dụng trong các biến thể trinh sát.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
Phiên bản di động