Nhỏ Bình thường Lớn

500 đại biểu sẽ tham dự hội nghị quốc tế đầu tiên về Halal tại Việt Nam

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị Halal “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững” vào ngày 22/10, tại Hà Nội.
500 đại biểu sẽ tham dự hội nghị quốc tế đầu tiên về Halal tại Việt Nam
Hội nghị Halal 'Phát huy nội lực, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng ngành Halal Việt Nam phát triển bền vững sẽ diễn ra ngày 22/10.

Hội nghị Halal là sự kiện quốc tế có quy mô lớn nhất về Halal lần đầu tiên được tổ chức kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” ngày 14/2/2023.

Hội nghị có ý nghĩa định hướng quan trọng cho việc phát triển ngành Halal của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tin liên quan
Halal Việt Nam - Chân trời tươi sáng (Kỳ I): Những điều chưa biết về thị trường Halal Việt Nam - Chân trời tươi sáng (Kỳ I): Những điều chưa biết về thị trường 'ngàn tỷ đô'

Với ý nghĩa và tầm quan trọng, Hội nghị thu hút sự tham dự đông đảo của hơn 500 đại biểu trong và ngoài nước tham dự trực tiếp và trực tuyến.

Về phía Việt Nam, có Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại Phiên toàn thể; lãnh đạo của 9 Bộ, ngành và Lãnh đạo cấp tỉnh và cấp sở, ngành của 50 tỉnh, thành phố; đại diện hàng trăm doanh nghiệp, hiệp hội, viện nghiên cứu, trường đại học, một số chức sắc Hồi giáo Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước.

Về phía quốc tế, có đại diện của 50 nước, các tổ chức khu vực, quốc tế tham dự trực tiếp và trực tuyến, hầu hết đều là cấp người đứng đầu các cơ quan quản lý Halal quốc tế, khu vực và các nước, cùng các doanh nghiệp quốc tế uy tín trong lĩnh vực Halal; các Đại sứ và đại diện Đại sứ quán các nước Hồi giáo/thị trường Halal quan trọng và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

Hội nghị gồm 5 hoạt động chính thức: Phiên Toàn thể, 2 Phiên Chuyên đề, Phiên Bế mạc và Phiên Kết nối doanh nghiệp, địa phương.

Tại Phiên Toàn thể sẽ diễn ra các hoạt động đáng chú ý như: Lễ trao văn kiện hợp tác; giới thiệu Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia và ra mắt Bộ Tiêu chuẩn Halal Việt Nam; ra mắt Góc Halal trên Báo Thế giới và Việt Nam.

Bên cạnh các hoạt động chính thức là 20 hoạt động song phương bên lề gồm thăm, làm việc tại các tỉnh Quảng Ninh, Ninh Thuận; các cuộc làm việc, tiếp xúc song phương giữa các đoàn quốc tế với các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội và địa phương Việt Nam.

Hội nghị dự kiến tập trung vào các nội dung để phát huy nội lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam:

Thứ nhất, chia sẻ kinh nghiệm phát triển ngành Halal của các nước và các tổ chức khu vực, quốc tế.

Thứ hai, cơ hội và các đề xuất hợp tác với Việt Nam để phát triển ngành Halal, mở cửa thị trường đối với sản phẩm Halal Việt Nam.

Thứ ba, tiềm năng, định hướng phát triển ngành Halal của Việt Nam và địa phương.

Thứ tư, thúc đẩy đàm phán, hướng tới ký kết các thỏa thuận/MOU hợp tác về Halal giữa các cơ quan, địa phương của Việt Nam với một số đối tác Halal tiềm năng, quan trọng.

Thị trường Halal toàn cầu có quy mô, tiềm năng lớn và đa dạng về lĩnh vực. Số lượng tín đồ Hồi giáo năm 2024 đạt khoảng 2,02 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới và dự báo sẽ đạt khoảng 2,8 tỷ người vào năm 2050.

Quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu được dự báo đạt 10 nghìn tỷ USD trước năm 2028.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm Halal phân bổ khắp các châu lục trên thế giới, từ các nước Hồi giáo đến phi Hồi giáo do các sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và bảo vệ môi trường.

Về phía Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030”.

Đề án đưa ra các định hướng lớn mang tầm quốc gia về huy động các nguồn lực quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam một cách toàn diện, giúp các doanh nghiệp Việt tham gia sâu, hiệu quả vào các chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm Halal toàn cầu.

Hương vị Halal hấp dẫn du khách Hồi giáo đến xứ sở hoa anh đào

Hương vị Halal hấp dẫn du khách Hồi giáo đến xứ sở hoa anh đào

Số lượng du khách Hồi giáo đến Nhật Bản tăng nhanh, song không có nhiều nhà hàng cung cấp thực phẩm Halal...

Halal - Thị trường 'chín muồi' cho hợp tác Việt Nam-Morocco

Halal - Thị trường 'chín muồi' cho hợp tác Việt Nam-Morocco

Morocco có thể đóng vai trò là cửa ngõ chiến lược để các sản phẩm Halal của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường ...

Halal Việt Nam - Chân trời tươi sáng (Kỳ I): Những điều chưa biết về thị trường 'ngàn tỷ đô'

Halal Việt Nam - Chân trời tươi sáng (Kỳ I): Những điều chưa biết về thị trường 'ngàn tỷ đô'

Thị trường Halal là một thị trường rất lớn, giàu tiềm năng, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhưng rất mới đối với các ...

Halal Việt Nam - Chân trời tươi sáng (kỳ II): Những tấm 'hộ chiếu' vượt rào

Halal Việt Nam - Chân trời tươi sáng (kỳ II): Những tấm 'hộ chiếu' vượt rào

Đối với ngành Halal, Việt Nam không gặp phải cạnh tranh và sự tham gia của Việt Nam vào thị trường này cũng không muộn.

Halal: Hướng đi mới, mũi nhọn mới trong triển khai ngoại giao kinh tế

Halal: Hướng đi mới, mũi nhọn mới trong triển khai ngoại giao kinh tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng kỳ vọng Việt Nam sẽ tiến từng bước vững chắc, khẳng định vị thế trên bản đồ ...