TIN LIÊN QUAN | |
Covid-19: Ngoại trưởng Pompeo khẳng định 'sẽ đến lúc buộc ai đó phải chịu trách nhiệm về hành động của họ' | |
Đại dịch Covid-19 ở Mỹ sẽ kết thúc thế nào? (Kỳ cuối) |
Cựu Bộ trưởng Ngân khố Mỹ Henry Paulson Jr. chia sẻ 7 nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng chính sách Mỹ thời hậu Covid-19. (Nguồn: Getty Images) |
Trong bài viết trên tờ The Washington Post, cựu Bộ trưởng Ngân khố Mỹ, Chủ tịch Viện Paulson, đồng Chủ tịch Nhóm chiến lược kinh tế Aspen, Henry Paulson Jr. đã đưa ra về một số nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng chính sách của Mỹ thời hậu đại dịch Covid-19.
Theo ông Paulson, đại dịch hiện tại đã chỉ ra rằng dù nền kinh tế Mỹ về cơ bản hùng mạnh trong bối cảnh bình thường, song chênh lệch cao và biến đổi liên tục về thu nhập khiến nhiều người duy trì cuộc sống bằng tiền lương mà không có tích lũy; khi mất việc làm, họ sẽ tay trắng. Do đó, Chính phủ đóng vai trò quan trọng nhằm cứu vãn nền kinh tế khỏi chìm sâu và giúp người dân vượt khó.
Quan trọng hơn, người đứng đầu Nhà Trắng cần tính đến việc xây dựng chính sách hậu dịch bệnh liên quan đến địa chính trị, xã hội, kinh tế và vị thế dẫn dắt thế giới của xứ cờ hoa, vốn là kim chỉ nam của thể chế Mỹ từ trước đến nay. Nước này phải duy trì tinh thần đổi mới và sự năng động kinh tế, với nền tảng là các nguyên tắc thị trường.
Chủ nghĩa tư bản có thể là hệ thống kinh tế thành công nhất trên thế giới, song lãnh đạo Mỹ cũng cần nghĩ đến việc hiện đại hóa và thích nghi với chủ nghĩa tư bản kiểu mới, phù hợp với hoàn cảnh hậu đại dịch với sự tham gia tích cực của người dân. Bằng không, thành công đó sẽ chỉ là thoáng qua. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản.
Vun đắp nền tảng
Thứ nhất, mô hình kinh tế nên bảo vệ người có thu nhập thấp. Mỹ cần nâng cấp đáng kể mạng lưới an ninh xã hội và duy trì các ưu đãi việc làm. Thiếu việc làm, hàng triệu người sẽ không thể trả tiền thuê nhà hoặc thanh toán thế chấp mà không có sự trợ giúp của chính phủ. Lao động phổ thông với thu nhập trung bình 20.000 USD/năm sẽ không thể tiết kiệm nổi dù chỉ một khoản nhỏ.
Mỹ cần hệ thống an sinh xã hội mạnh hơn để nâng cao thu nhập, hỗ trợ giá thực phẩm, tiền thuê nhà và bảo hiểm y tế hàng tháng.
Đại dịch Covid-19 khiến nước Mỹ đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới - Ảnh minh họa. (Nguồn: Tân Hoa Xã) |
Thứ hai, cạnh tranh kinh tế đòi hỏi một cơ sở hạ tầng hiện đại. Đã đến lúc Mỹ triển khai một Kế hoạch Marshall, bao gồm đầu tư lớn của chính phủ và tư nhân để tái kiến thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng tương lai. Chương trình này có thể đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phục hồi, tạo công ăn việc làm và tăng trưởng thị trường.
Nó không chỉ sửa chữa và bảo trì những gì đã cũ, mà còn đầu tư và thay đổi về quy định, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quốc gia hiệu quả.
Thứ ba, đầu tư vào con người cần được chú trọng. Để tăng năng suất và khả năng phục hồi của nền kinh tế, trong lĩnh vực giáo dục, Mỹ cần các khoản đầu tư lớn, thông minh và hướng tới tương lai.
Chính phủ cần dành nhiều nguồn lực hỗ trợ hệ thống giáo dục từ tiểu học đến đại học, thúc đẩy lực lượng lao động có kỹ năng trở thành lãnh đạo có tầm nhìn đổi mới, xây dựng doanh nghiệp kiểu mới, tạo việc làm thu nhập cao; cân nhắc điều chỉnh chính sách nhập cư để thu hút những bộ óc sáng tạo nhất cống hiến vì nước Mỹ.
Thay đổi vì thịnh vượng
Thứ tư, chủ nghĩa bảo hộ có thể phá hủy khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Thương mại luôn thúc đẩy năng lực cạnh tranh và đổi mới của doanh nghiệp. Do đó, chính phủ cần tăng cường đầu tư vào các liên kết thương mại, thay vì theo đuổi chủ nghĩa cô lập và tự hủy hoại nền kinh tế.
Thứ năm, vấn đề môi trường rất quan trọng đối với sự thịnh vượng lâu dài. Mỹ cần bảo vệ chất lượng không khí, nước và đa dạng sinh học, điều cần thiết cho phát triển kinh tế bền vững, đồng thời thực hiện chính sách đầu tư hợp lý, giảm thiểu rủi ro kinh tế liên quan đến biến đổi khí hậu.
Thứ sáu, tiền tệ là nguồn sống của nền kinh tế. Chính phủ phải nuôi dưỡng thị trường tiền tệ thật tốt, với các chế độ giám sát và quản lý hiệu quả để đảm bảo sự ổn định tài chính, bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời khuyến khích sự đổi mới.
Thị trường vốn, dù đến từ các công ty đầu tư hay ngân hàng và nhà quản lý tài sản quốc tế, đều có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế bằng cách tài trợ cho các doanh nghiệp tạo ra việc làm và hỗ trợ các gia đình Mỹ.
Nhân viên Sàn giao dịch chứng khoán New York thất vọng trước đà sụt giảm của thị trường ngày 12/3. (Nguồn: AP) |
Thứ bảy, nợ công quá lớn sẽ làm tê liệt khả năng phát triển lâu dài. Mục đích của quá trình phục hồi nền kinh tế là người Mỹ có việc làm, chi tiêu và đóng thuế, một công cụ thiết yếu để giảm nợ quốc gia. Hệ thống thuế cần cân nhắc về một cuộc đại tu lớn để có thể tăng doanh thu đáng kể mà không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh.
Chính phủ có thể giảm chi tiêu liên bang nếu thực hiện cải cách triệt để, như loại bỏ những hệ thống chăm sóc sức khỏe không hiệu quả và tốn kém.
Cuộc khủng hoảng vì đại dịch Covid-19 hiện tại chính là một bài kiểm tra đối với hệ thống chính trị của về khả năng chịu đựng, lòng yêu nước và sẵn lòng hy sinh của người dân vì lợi ích chung.
Nước Mỹ sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn khi nó có thể định hình lại các chính sách, trong khi vẫn giữ được sự năng động tuyệt vời để thích ứng nhanh chóng với các hoàn cảnh khác nhau.
Người dân Mỹ hy vọng rằng với thể chế mạnh mẽ, giàu kinh nghiệm lịch sử vượt qua thách thức khó khăn, họ không phải chứng kiến một cuộc Đại suy thoái thứ hai.
Dù mỗi thời kỳ khủng hoảng đều có đặc điểm không giống nhau, nước Mỹ vẫn có thể trở lại mạnh mẽ hơn và tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo thế giới nếu có thể tìm kiếm, xây dựng và triển khai các chính sách mới hợp lý.
Dịch Covid-19: Italy được Mỹ trợ giúp, dọa 'thân ai nấy lo' với EU TGVN. Ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ thị các quan chức hàng đầu trong chính quyền Mỹ trợ giúp Italy chống lại ... |
Cập nhật 19h ngày 1/4: Nga chính thức gửi viện trợ y tế giúp Mỹ chống dịch Covid-19, Tổng thống Putin thực hiện tự cách ly TGVN. Nga vừa điều một máy bay chở viện trợ y tế tới Mỹ trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 ... |
Cập nhật 7h ngày 21/3: Mỹ - Trung đấu khẩu về Covid-19, Italy hơn 4.000 người tử vong, Cuba cử chuyên gia y tế trợ giúp TGVN. Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 12/2019, nay đã xuất hiện tại hơn 185 quốc gia và vùng lãnh thổ, ... |