84 công trình xuất sắc được trao Giải Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17

Hồng Lê
84 công trình nghiên cứu tiêu biểu đã ứng dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được trao giải Sáng tạo Kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khoa học
TSKH Phan Xuân Dũng phát biểu tại Lễ trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023). (Ảnh: Quang Duy)

Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).

Phát biểu tại Lễ trao giải, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội - VUSTA), Trưởng ban Tổ chức Hội thi cho biết, sau 18 năm thực hiện Quyết định 165 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật theo 2 cấp (cấp toàn quốc và cấp bộ, tỉnh, thành phố), chúng ta đã thu được những kết quả đáng khích lệ, từ chỗ chỉ có hơn 30 tỉnh, thành phố tham gia đến nay đã có 55 bộ, ngành, tỉnh, thành phố tham gia với hơn 8 nghìn giải pháp sáng tạo dự thi.

Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023) đã có những bước tiến quan trọng. Ban Tổ chức Hội thi các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành đã chấm hàng nghìn giải pháp tham gia Hội thi và lựa chọn 587 giải pháp đoạt giải cao gửi tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc. Thông qua kết quả chấm của Hội đồng giám khảo, Ban tổ chức đã quyết định trao thưởng cho 84 giải pháp gồm 6 giải Nhất, 12 giải Nhì, 24 giải Ba, 42 giải Khuyến khích.

Dịp này, Ban Tổ chức cũng ký Quyết định khen thưởng cho 9 đơn vị và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Hội thi. Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tặng Bằng lao động sáng tạo cho các cá nhân là chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm có các giải pháp đoạt giải Nhất, Nhì, Ba.

Khoa học
Các tác giả đoạt giải Nhất. (Ảnh: Quang Duy)

Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo cho các tác giả của các đề tài đoạt giải Nhất và Bằng khen cho tác giả của các đề tài đoạt giải Nhì và Ba trong độ tuổi 35 trở xuống.

TSKH Phan Xuân Dũng nhấn mạnh: “Những thành tích trên thật đáng phấn khởi và tự hào, là nguồn động viên to lớn đối với các nhà khoa học, các tập thể và cá nhân đang lao động, sáng tạo để góp phần tạo chuyển biến tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội”.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Thái Thu Xương đã phát động Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 18 (2024 - 2025).

Bà Thái Thu Xương cho biết, Hội thi dành nhiều giải thưởng cho những sản phẩm độc đáo, đem lại hiệu quả cao. Đặc biệt, BTC ưu tiên xét giải thưởng đối với các công trình được áp dụng ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và các tài năng sáng tạo trẻ.

Thái Thu Xương nhấn mạnh: “Chúng tôi tin tưởng rằng Hội thi sẽ được các nhà khoa học - công nghệ và các nhà sáng tạo trong cả nước nhiệt tình ủng hộ và tham gia, qua đó phát hiện và bồi dưỡng được nhiều tài năng, tạo ra một phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học - công nghệ, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phấn đấu đến năm 2030 nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao”.

6 công trình đạt giải Nhất Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 gồm:

- Giải pháp "Cải tiến hệ thống xuất nhiên liệu FO và tối ưu hóa điều kiện vận hành để nhập bổ sung nguyên liệu cho phân xưởng RFCC qua cảng xuất sản phẩm Jetty và chế biến tại Nhà máy lọc dầu Dung Quất" của Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;

- Giải pháp "Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thiết bị tập bắn súng TBS-19 dùng cho huấn luyện bắn súng bộ binh" của Thiếu tá, Thạc sĩ Đoàn Văn Dũng, Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng);

- Giải pháp "Ứng dụng kỹ thuật cộng hưởng từ khuếch tán DTI khảo sát các bó sợi thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược - Đại học Huế" của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Thảo, Trường Đại học Y - Dược - Đại học Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế;

- Giải pháp "Nghiên cứu, thiết kế mô đun điều khiển và truyền thông ứng dụng cho các thiết bị điện thông minh trong hệ sinh thái sản phẩm/dịch vụ Smart Home” của Thạc sĩ Nguyễn Đoàn Anh Kết, Trung tâm Nghiên cứu phát triển công nghệ kỹ thuật số, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, thành phố Hà Nội;

- Giải pháp "Nghiên cứu, thiết kế các bộ phận phục vụ sản xuất xe kéo giỏ hàng có dùng robot hàng tự động, sơn tự động" của Trung úy, Kĩ sư Đỗ Đức Hạnh, Nhà máy 17, Tổng cục Công nghiệp - Quốc phòng (Bộ Quốc phòng);

- Giải pháp "Điều tra, khảo sát, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường biển ven các đảo không tiếp cận được thuộc Quần đảo Trường Sa trên cơ sở ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS" của Trung tá, Tiến sĩ Phan Quốc Yên, Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng).

Bạo lực tuổi vị thành niên: Ngăn chặn bạo lực phải bắt đầu từ gia đình

Bạo lực tuổi vị thành niên: Ngăn chặn bạo lực phải bắt đầu từ gia đình

Để giảm thiểu tình trạng bạo lực học đường, cần có sự gắn bó chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, lấy học sinh ...

Dịch giả Nguyễn Quốc Vương: Điều quan trọng là người trẻ phải thiết lập thói quen đọc sách hàng ngày trong thời đại số

Dịch giả Nguyễn Quốc Vương: Điều quan trọng là người trẻ phải thiết lập thói quen đọc sách hàng ngày trong thời đại số

Theo dịch giả Nguyễn Quốc Vương, khi bỏ quên văn hóa đọc, người ta sẽ bị biến thành người tiêu thụ văn hóa nghe nhìn ...

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tiếp tục làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tiếp tục làm Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết định bổ nhiệm Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Giáo ...

GS. Nguyễn Lân Dũng: Để phát triển kỹ năng đọc sách đòi hỏi sự thay đổi trong cách tiếp cận và xử lý thông tin

GS. Nguyễn Lân Dũng: Để phát triển kỹ năng đọc sách đòi hỏi sự thay đổi trong cách tiếp cận và xử lý thông tin

Theo GS. NGND Nguyễn Lân Dũng, kỷ nguyên chuyển đổi số mang đến nhiều thay đổi trong cách thức con người tiếp cận và xử ...

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

PGS. TS. Chu Cẩm Thơ: Để lan tỏa văn hóa đọc, cần có chiến lược đầu tư cho phát triển sách

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu - Đánh giá giáo dục, Viện Khoa học ...

Đọc thêm

Điện mừng Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ

Điện mừng Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ

Nhân dịp bà Karin Keller-Sutter nhậm chức Tổng thống Liên bang Thụy Sỹ, ngày 3/1, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện chúc mừng.
Nhận định trận đấu Liverpool vs MU: Lữ đoàn đỏ củng cố ngôi đầu

Nhận định trận đấu Liverpool vs MU: Lữ đoàn đỏ củng cố ngôi đầu

Nhận định trận đấu, dự đoán tỷ số Liverpool vs MU tại vòng 20 giải Ngoại hạng Anh được diễn ra vào lúc 23h30 ngày 5/1.
Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ sắp thăm Việt Nam, thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)

Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ sắp thăm Việt Nam, thúc đẩy quản trị trí tuệ nhân tạo (AI)

Ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc về công nghệ thăm Việt Nam từ ngày 5-6/1.
Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Những sai lầm về dinh dưỡng và nguy cơ đột quỵ

Nghiên cứu của các chuyên gia Trung Quốc cho thấy người dân khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á thuộc "top 5" về nguy cơ đột quỵ ...
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh Kiên Giang và Hà Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Hà Giang.
Đức: Kinh tế suy thoái và sức ép với thị trường lao động

Đức: Kinh tế suy thoái và sức ép với thị trường lao động

Kinh tế suy thoái ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường lao động của Đức, và nỗi lo không tìm được việc làm vẫn hiện hiện trong năm 2025.
Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thông điệp Năm mới 2025: Hy vọng về sự khởi đầu mới, cần một 'giải pháp chữa lành'

Thời điểm năm mới, cùng với màn pháo hoa rực rỡ và tiếng đồng hồ đếm ngược giục giã, nhân loại ngóng chờ thông điệp từ các nhà lãnh đạo thế giới.
Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Ấn Độ: ‘Hướng Đông’ và ‘Ngó Tây’

Những thay đổi trong chính sách của Ấn Độ trong thời gian gần đây cho thấy New Dehli ngày càng quan tâm tới hướng Tây như vùng Vịnh.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động