89 năm, xác ướp vẫn tươi nguyên

Nhìn qua lớp kính của cỗ quan tài, bé gái 2 tuổi gốc Sicily Rosalia Lombardo như chìm trong giấc ngủ ngon lành. Song thực ra, thi thể bé bỏng tươi mới ấy đã sang thế giới bên kia cách đây 89 năm. Tại sao xác ướp của bé Rosalia lại không hề bị phân hủy sau gần một thế kỷ? Mới đây, nhà nhân chủng học người Italy Piombino-Mascali đã giải mã được bí ẩn này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bé Rosalia Lombardo như đang "ngủ" suốt 89 năm qua trong cỗ quan tài

Có thể khẳng định thi thể Rosalia Lombardo hiện được quàn trong khu hầm mộ Capuchin nổi tiếng ở thành phố Palermo (Italy), là một trong những xác ướp được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Người ta gọi bé là “Người đẹp đang ngủ” (Sleeping Beauty) vì cái xác ướp nhỏ bé này vẫn tươi nguyên dù đã qua đời vì bệnh viêm phổi vào ngày 6/12/1920.

 

Giờ đây, Tiến sĩ Dario Piombino-Mascali, chuyên gia nhân chủng học người Italy của Viện Nghiên cứu Xác ướp và Người băng ở Bolzano, đã khám phá ra công thức bí mật giữ cho thi thể “Người đẹp đang ngủ” vẫn tươi nguyên.

 

Tiến sĩ Piombino-Mascali đã tìm gặp những người họ hàng còn sống của chuyên gia ướp xác Alfredo Salafia, người đã ướp xác bé Rosalia Lombardo. Theo tạp chí National Geographic, Rosalia Lombardo có thể là khách hàng trẻ nhất của Salafia. Không chỉ có Rosalia, Giáo chủ Michaelangelo Celesia của Palermo qua đời tháng 4/1904, thi thể của ông cũng được Salafia ướp. Tháng 1/1909, khi kiểm tra xác ướp, các nhân chứng tuyên bố rằng sắc thái và hình dạng được bảo quản tốt đến mức trông như Giáo chủ đang ngủ. Ông Salafia cũng ướp xác cho Thượng nghị sĩ Giacomo Armo, Signora Maria Pareti và Bá tước Francavilla.

 

Những tưởng công thức ướp xác kỳ diệu kia đã theo ông Salafia xuống mồ năm 1933 khi ông ở tuổi 61, song may mắn thay, những giấy tờ viết tay của ông hồi đó vẫn được những người họ hàng giữ lại, trong đó có cả công thức các chất hóa học ông đã tiêm vào thi thể của Rosalia. Đó là formalin (dung dịch formaldehyde), các muối kẽm, cồn, salicylic acid và glycerin.

 

Formalin - ngày nay được các chuyên gia ướp xác sử dụng rộng rãi - là hỗn hợp dung dịch formaldehyde và nước, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Salafia là một trong những người đầu tiên sử dụng chất này để ướp xác. Cùng với môi trường khô ráo trong hầm mộ, cồn làm khô thi thể của Rosalia, trong khi glycerin lại giữ cho thi thể cô bé không mất nước quá nhiều. Salicylic acid có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của nấm.

 

Tuy nhiên, theo bà Melissa Johnson Williams, Giám đốc điều hành Hiệp hội những chuyên gia ướp xác của Mỹ, chính các muối kẽm mới là chất chủ yếu bảo quản thi thể Rosalia nguyên trạng như thế sau 89 năm. Bà Williams khẳng định, “Kẽm làm thi thể của Rosalia trở nên cứng như đá, khiến các mô không thể phân hủy. Nếu bạn đưa thi thể cô bé ra khỏi cỗ quan tài và dựng đứng trên mặt đất, nó sẽ không đổ”. Bà cũng cho biết ở Mỹ ngày nay không còn sử dụng kẽm trong ướp xác.

Trong bài viết Sicily Crypts (tạm dịch Những hầm mộ ở Sicily) đăng trên tạp chí National Geographic, Tiến sĩ Piombino-Mascali đã gọi nhà ướp xác tự học Alfredo Salafia là “nghệ sĩ”, đồng thời cũng thừa nhận: “Ông ấy (Salafia) đã nâng nghệ thuật ướp xác lên mức cao nhất của nghề này”.

 

Hoàng Minh

Đọc thêm

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Apple đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm thiểu rủi ro phụ thuộc

Đa dạng hóa chuỗi cung ứng là chủ đề nổi bật trong ngành công nghệ và Apple là ví dụ điển hình cho cách thức thực hiện chiến lược này ...
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan năm 2024

Lãnh đạo Việt Nam đã gửi điện mừng đến lãnh đạo Hà Lan nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà vua Hà Lan (27/4).
Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Moscow tuyên bố 'không sợ' trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua trừng phạt của EU về khí đốt tự nhiên hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về quốc hữu hóa doanh nghiệp ...
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị công du Pháp và Mỹ Latinh

Chính phủ Nhật Bản hôm 26/4 thông báo, Thủ tướng Kishida Fumio sẽ thăm Pháp, Brazil và Paraguay từ ngày 1-6/5.
XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay Chủ Nhật 28/4/2024. dự đoán XSMB 28/4/2024

XSMB 28/4 - trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 28/4/2024. kết quả xổ số ngày 28 tháng 4. xổ số hôm nay 28/4. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay Chủ Nhật ngày 28/4/2024. SXMT 28/4/2024

XSMT 28/4 - trực tiếp xổ số miền Trung 28/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung chủ nhật. xổ số hôm nay 28/4. SXMT ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động