TIN LIÊN QUAN | |
9 dấu ấn Đối ngoại Việt Nam 2017 | |
10 sự kiện đối ngoại nổi bật 2016 |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Chủ tịch nước Ngày 23/10, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021, với 99,79% phiếu. Đây là sự kiện chính trị nhiều ý nghĩa và là điểm nhấn quan trọng trong tiến trình đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc người đứng đầu Đảng đồng thời là người đứng đầu Nhà nước là sự thiết kế thuận lợi cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước, đồng thời phù hợp với tập quán, thông lệ chính trị - pháp lý trên thế giới. |
Thành công của Hội nghị Ngoại giao lần thứ 30 Lần đầu tiên Hội nghị Ngoại giao có sự tham dự của tất cả bốn nhà lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội tại phiên khai mạc. Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, với tinh thần “chủ động, sáng tạo và hiệu quả”, công tác đối ngoại trong ba năm qua được đánh giá là một điểm sáng trong những thành tựu chung của đất nước. Hội nghị đã thảo luận rất kỹ về tình hình quốc tế và khu vực, từ đó đặt ra một số trọng tâm công tác như: đóng góp tích cực vào việc giữ vững hòa bình, ổn định đất nước; tăng cường công tác tham mưu, dự báo cho Đảng và Nhà nước; triển khai mạnh mẽ ngoại giao kinh tế để phục vụ phát triển. |
Nhiều chuyến thăm song phương quan trọng Đó là các chuyến thăm song phương, dự các diễn đàn, hội nghị quan trọng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao… Trong chuyến thăm chính thức Hungary của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 9/2018, hai nước đã nâng quan hệ lên Đối tác toàn diện. Tháng 6/2018, Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản nhân dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 3/2018, trong chuyến thăm chính thức Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược. Đầu tháng 12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức Hàn Quốc, tạo động lực cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa... Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm chính thức Singapore và dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 (tháng 8); thăm Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland và tham dự Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 17 tại Armenia (tháng 10); thăm CHDCND Lào và dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong – Lan Thương lần thứ 4 (tháng 12),… Đồng thời, Việt Nam đã đón 20 lượt lãnh đạo cấp cao nước ngoài đến thăm chính thức, nổi bật có thể kể đến như: Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, Thủ tướng Pháp, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba, Thủ tướng Nga… qua đó làm sâu sắc hơn quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các đối tác quan trọng trên thế giới. |
Khẳng định vị thế trên các diễn đàn đa phương Bám sát chủ trương của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII “nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương”, đồng thời quán triệt và thực hiện Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về việc đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, với thế và lực mới của đất nước sau hơn 30 năm đổi mới, đối ngoại đa phương Việt Nam đã thực sự được chắp cánh và nâng lên một tầm cao mới, góp phần giúp Việt Nam khẳng định được chỗ đứng xứng đáng với tư cách một thành viên trách nhiệm và có uy tín của cộng đồng quốc tế, bước đầu chủ động tham gia đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương. Cùng với sự thành công tại các sự kiện đa phương lớn, Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của LHQ, trúng cử vào các vị trí như Phó Tổng Thư ký ASEAN, Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC)… thể hiện sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế và tạo thế tự tin cho Việt Nam đảm nhận trọng trách lớn hơn trong thời gian tới. |
WEF-ASEAN thành công nhất WEF ASEAN 2018 với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư” tại Hà Nội đã thu hút sự tham gia của nhiều nguyên thủ quốc gia ASEAN, lãnh đạo cấp cao các nước đối tác cùng 1.000 đại diện của các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp ASEAN và quốc tế. Chủ tịch sáng lập WEF Klaus Schwab đánh giá đây là diễn đàn thành công nhất trong 27 năm tổ chức diễn đàn WEF về khu vực ASEAN và Đông Á. Cùng với sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng quốc tế, nội dung hội nghị được đánh giá phù hợp với các nước ASEAN và Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, khi Đông Nam Á đang xây dựng cộng đồng đoàn kết, phát triển bền vững. |
Ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định CPTPP Ngoại giao phục vụ phát triển được định hình rõ nét với những đóng góp quan trọng, góp phần đưa đất nước từng bước tham gia hình thành, định hướng và thậm chí tạo dựng các cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại, tài chính đa dạng, phong phú, đan xen và đa tầng nấc. Việc chủ động, tích cực, sáng tạo triển khai chủ trương hội nhập quốc tế, được thể hiện rõ nét thông qua việc ký kết và phê chuẩn Hiệp định CPTPP – FTA thế hệ mới đầu tiên trên thế giới. Đây là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chất lượng cao và khá toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trước tới nay. Ước tính, CPTPP sẽ tạo nên một thị trường gần 500 triệu người tiêu dùng, với quy mô kinh tế hơn 13.000 tỷ USD, chiếm 13% GDP toàn cầu và khoảng 14% tổng thương mại thế giới. |
Công viên Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất toàn cầu; “Hoàng hoa sứ trình đồ” trở thành Di sản Tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương Trên thế giới mới có hơn 100 địa điểm được UNESCO trao danh hiệu Công viên Địa chất toàn cầu. Bởi vậy, danh hiệu mà Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng vừa đón nhận là sự ghi nhận đặc biệt, khẳng định giá trị độc đáo, đặc sắc, nổi bật về địa chất, đa dạng sinh học, di sản văn hóa, lịch sử, cảnh quan của Việt Nam. Với “Hoàng hoa sứ trình đồ”, UNESCO đã khẳng định là tập tư liệu độc đáo tổng hợp đầy đủ về hành trình đi sứ có giá trị nhiều mặt: từ địa lý học đến sử học, dân tộc học và mỹ thuật, văn học. Ngoài giá trị về nội dung, bản thân sách đã trải qua gần 250 năm với bao biến cố của thời gian, chiến tranh, thiên tai… để trở thành cổ vật quý giá. |
Bảo hộ công dân kịp thời, hiệu quả Năm 2018, Việt Nam đã thực hiện các biện pháp bảo hộ đối với 10.378 công dân gặp khó khăn hoạn nạn ở nước ngoài, tăng 22% so với năm trước. Công tác bảo hộ ngư dân, tàu cá vi phạm cũng giảm 23% về số tàu và 20% số ngư dân so với năm 2017. Bên cạnh đó, Tổng đài bảo hộ công dân (Bộ Ngoại giao) đã tiếp nhận, giải đáp và xử lý thành công 4.077 cuộc gọi, đạt hiệu quả trả lời 99%. |
Vô địch AFF Cup 2018 của đội tuyển bóng đá quốc gia, lần đầu tiên lọt Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ, đón vị khách du lịch thứ 15 triệu… góp phần nâng cao hình ảnh và quảng bá sức mạnh mềm của Việt Nam Dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang-seo, cả ba đội bóng U23, Olympic và Đội tuyển quốc gia Việt Nam đều gặt hái được những thành tích tưởng chỉ có trong mơ: Á quân U23 châu Á, top 4 đội mạnh nhất ASIAD, Vô địch AFF Cup. Thành công của bóng đá Việt Nam đến cùng với sự tỏa sáng của nhan sắc Việt Nam trên các đấu trường quốc tế như Miss Universe, Miss Earth, Miss World, Miss Supranational... là những tin vui đặc biệt và có sức lan tỏa mạnh mẽ cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, Việt Nam đón vị khách du lịch thứ 15 triệu là sự kiện được coi là dấu mốc tăng trưởng ngoạn mục của du lịch Việt Nam. |
Dấu ấn đối ngoại Việt Nam 2015 Bình chọn của Ban Biên tập TG&VN |
Dấu ấn đối ngoại 2014: Tích cực góp phần bảo vệ chủ quyền Đó là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trong Chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” ngày ... |
9 dấu ấn đối ngoại năm 2014 Báo Thế giới & Việt Nam xin giới thiệu 9 dấu ấn đối ngoại năm 2014 do Ban Biên tập bình chọn |