Á-Âu hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm an ninh và phát triển biển

Đó là nội dung hội thảo quốc tế được tổ chức tại Hạ Long, Quảng Ninh trong hai ngày 9-10/6. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
a au hop tac va chia se kinh nghiem an ninh va phat trien bien ASEAN chung lý tưởng thay đổi cách tiếp cận nguồn lợi từ biển
a au hop tac va chia se kinh nghiem an ninh va phat trien bien Hội thảo Giới thiệu Quỹ Hội nhập ASEAN – Nhật Bản lần thứ 3

Ngày 10/6, tại Hạ Long, Hội thảo Quốc tế với chủ đề “An ninh và Phát triển biển: Hợp tác quốc tế và chia sẻ kinh nghiệm Á-Âu” do Học viện Ngoại giao (DAV) và Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tổ chức đã kết thúc tốt đẹp.

a au hop tac va chia se kinh nghiem an ninh va phat trien bien
Toàn cảnh hội thảo. (Nguồn: VGP News)

Các cơ chế hợp tác đa phương tiêu biểu

Trong ngày làm việc thứ hai, phiên thứ tư của Hội thảo đã xem xét cấu trúc an ninh khu vực và một số cơ chế quản lý hợp tác biển đa phương tiêu biểu trên thế giới và bài học áp dụng đối với khu vực. Các đại biểu chia sẻ nhu cầu cấp thiết xây dựng cơ chế hợp tác quốc tế về an ninh và an toàn trên biển ở Đông Á để phát huy vai trò kết nối của môi trường biển giữa các nước trong khu vực.

Hội thảo khuyến nghị các nước trong khu vực cần tăng cường đối thoại về việc nâng cao năng lực, thiết lập hệ thống chia sẻ thông tin và xây dựng chương trình hành động chung giữa các nước, học hỏi từ những mô hình hợp tác, thực tiễn thành công trong khu vực như mô hình hợp tác nghiên cứu khoa học biển chung giữa Việt Nam và Philippines (JOMSRE) từ 1995 đến 2008 với mục tiêu tăng cường hiểu biết chung về biển cũng như để xây dựng lòng tin giữa hai nước.

Hội thảo nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một cơ chế an ninh tập thể. Trong đó, bài học về mô hình an ninh tập thể ở châu Âu được thảo luận và đề xuất khả năng áp dụng ở châu Á. Tuy nhiên, một số đại biểu nhận định quá trình hình thành cơ chế an ninh tập thể cần có thời gian, thông qua trao đổi trực tiếp, liên tục và thực chất giữa các chủ thể liên quan, trong đó cần tận dụng vai trò của ASEAN và các cơ chế mà ASEAN là trung tâm hiện nay.

Hội thảo có hai tham luận đặc biệt của Giáo sư Erik Franck, Thành viên Toà trọng tài, Trưởng khoa Luật pháp châu Âu và quốc tế, Đại học Tự do Bỉ và Tiến sĩ Raul C. Pangalangan, Thẩm phán Toà án Hình sự quốc tế tại The Hague, Hà Lan về kinh nghiệm tham gia, thực hiện Công ước luật biển quốc tế và giải quyết các tranh chấp biển quốc tế thông qua toà án và trọng tài.

Theo Giáo sư Franck, ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc tế có thể tham khảo mô hình của Liên minh châu Âu (EU), trở thành một chủ thể của quan hệ quốc tế, một thành viên của UNCLOS. Theo hướng phát triển này, ASEAN sẽ hội nhập sâu hơn về luật pháp và sử dụng luật pháp là công cụ để thúc đẩy hợp tác và giải quyết tranh chấp.

Thẩm phán Pangalangan cho biết tỉ lệ sử dụng toà án công lý và trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp ở châu Á là thấp so với các khu vực khác. Bên cạnh các rào cản văn hoá và lịch sử, trở ngại thực sự với các quốc gia châu Á chính là sự thiếu tin tưởng và thiếu cam kết với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế của các cơ quan, bộ ngành, các nhà hoạch định chính sách trong nội bộ các nước.

Những cơ quan này thường cho rằng các tiến trình pháp lý quốc tế có khả năng bị chính trị hoá, bị thao túng. Do đó, Thẩm phán Pangalangan cho rằng cần có trao đổi thông tin, đối thoại thường xuyên giữa các đại biểu quốc hội, Bộ trưởng tư pháp với các bộ ngành khác nhằm thay đổi nhận thức, tư duy của các nhà hoạch định chính sách về tầm quan trọng và tính hữu hiệu của các toà án quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.

Để sử dụng toà án quốc tế hiệu quả, các quốc gia cần chú trọng đào tạo, tăng cường năng lực của các luật sư trong nước để sử dụng trong các phân xử quốc tế. Trên thực tế, sử dụng toà án không phải lúc nào cũng là “lựa chọn hoàn hảo” nhưng đó là giải pháp hoà bình và công bằng. Từ khía cạnh pháp luật, vấn đề không phải là “ai thắng, ai thua” mà là tiến trình khách quan để tiến tới phán quyết công bằng và hợp lý.

Giải quyết tranh chấp thông qua Tòa Trọng tài

Tại phiên thứ năm, các đại biểu tranh luận về cách thức áp dụng luật quốc tế và việc giải quyết các tranh chấp thông qua Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước.

Đại biểu Trung Quốc cho rằng Trung Quốc hoàn toàn có quyền từ chối tham gia Toà trọng tài thường trực thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS để xem xét vụ kiện của Philippines và sẽ không thực hiện phán quyết do Toà trọng tài đã xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và đi ngược lại nguyên tắc thượng tôn pháp luật.

Đại biểu Trung Quốc cũng đưa ra các lập luận về nghĩa vụ đàm phán song phương, nghĩa vụ thành lập trọng tài mang tính khách quan, không thiên vị và nội dung của vụ kiện về phân định biển, một vấn đề Trọng tài không có thẩm quyền, để bác bỏ tính hợp pháp của trọng tài.

Tuy nhiên, các lập luận này đều không nhận được sự đồng tình của các đại biểu tại hội thảo. Ý kiến chung tại Hội thảo nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Luật biển nói chung và cơ chế giải quyết của Công ước nói riêng. Các đại biểu nhấn mạnh đến tính ràng buộc của Trọng tài theo Phụ lục VII. Bản thân Trọng tài đã có kết luận rất rõ ràng và bác bỏ các lập luận phản đối của Trung Quốc.Trung Quốc đã có cơ hội đóng góp vào sự khách quan và công bằng của Trọng tài nhưng đã từ chối tham dự.

Kết thúc Hội thảo, các đại biểu cùng thảo luận về các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác về an ninh và phát triển trên biển. Điểm nhấn xuyên suốt của các phiên thảo luận của hội thảo là ý chí chính trị, các biện pháp xây dựng lòng tin và tôn trọng các quy tắc, chuẩn mực pháp lý quốc tế, tôn trọng lẫn nhau là chìa khoá để vượt qua những khác biệt về yêu sách chủ quyền, vùng biển, khoảng cách về năng lực ứng phó để hợp tác nhằm bảo vệ không gian biển, không gian sinh tồn chung của các quốc gia. 

Trong bối cảnh môi trường an ninh biển thời gian qua vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, Hội thảo lần này là cơ hội để học giả và quan chức chính phủtừ các nước châu Á và châu Âu thảo luận, chia sẻ khuôn khổ pháp lý, kinh nghiệm, biện pháp thúc đẩy hợp tác, ứng phó với các thách thức an ninh biển truyền thống và phi truyền thống. Ở khía cạnh an ninh truyền thống, các đại biểu thảo luận kinh nghiệm, biện pháp quản lý và từng bước giải quyết các tranh chấp biển trong khu vực. Ở khía cạnh phi truyền thống, hội thảo là cơ hội để các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, biện pháp tăng cường cơ chế phối hợp nâng cao nhận thức biển, đề xuất các mô hình hợp tác trong các lực vực chuyên ngành, xây dựng quy tắc ứng xử và thúc đẩy việc thực hiện và tôn trọng pháp luật quốc tế nhằm khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ nhu cầu phát triển.

Tham dự hội thảo có hơn 180 đại biểu, trong đó có gần 50 học giả quốc tế, đại diện các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam, 130 học giả và đại biểu Việt Nam, cùng nhiều phóng viên trong và ngoài nước.

Trước đó, trong ngày làm việc thứ nhất (9/6), phiên thứ nhất của Hội thảo đã thảo luận về các thách thức an ninh truyền thống trên biển. Ý kiến chung cho rằng trật tự quốc tế, an ninh, an toàn trên biển cần tiếp tục được duy trì và cải thiện, trong đó Công ước của Liên hợp quốc (UNCLOS), được coi là Hiến pháp Biển, cần được tất cả các bên tôn trọng.

Các đại biểu cũng bày tỏ mong muốn các nước liên quan hành động có trách nhiệm trên tinh thần thượng tôn pháp luật, đóng góp lớn hơn, thiết thực hơn vào việc duy trì hoà bình, ổn định tại khu vực. ASEAN có vai trò quan trọng trong việc định hình kiến trúc an ninh ở khu vực, là diễn đàn quan trọng để thảo luận vấn đề Biển Đông, xây dựng các cơ chế để quản lý và kiểm soát các tranh chấp biển.

Hội thảo cũng nhấn mạnh về nhu cầu cần gác lại các tranh chấp về chủ quyền để tập trung vào việc quản lý các tình huống khủng hoảng và thúc đẩy các hợp tác thực chất để xây dựng lòng tin. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng Bộ Quy tắc về Ứng xử ở Biển Đông (COC) là vô cùng cần thiết.

Một đề xuất đáng chú ý tại Hội thảo là các nước ASEAN có chung lý tưởng cần thay đổi cách tiếp cận, tập trung hơn trong việc thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Trong đó, quản lý bền vững, bảo vệ nguồn cá và đa dạng sinh hoạt biển được nhìn nhận là những lĩnh vực có tiềm năng hợp tác vì ba lý do quan trọng: (i) hải sản là nguồn thực phẩm quan trọng đối với các nước; (ii) đánh bắt cá là nguồn tạo thu nhập chính cho đa số các cộng đồng cư dân sinh sống ven biển; (iii) môi trường biển bị đe doạ và nguồn cá đứng trước nguy cơ cạn kiệt và khó thể phục hồi.

Phiên thứ hai của Hội thảo phân tích các thách thức an ninh phi truyền thống nghiêm trọng mà khu vực phải đối mặt, gồm có đánh bắt cá bất hợp pháp, buôn bán người, cướp biển và ô nhiễm môi trường biển.

Ý kiến chung tại Hội thảo nhấn mạnh các nước liên quan cần phải áp dụng cách tiếp cận toàn diện để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ từ khía cạnh kinh tế và xã hội. Bên cạnh đó, các quốc gia tăng cường sự phối hợp và thực thi qua việc tham gia và thực hiện các công ước quốc tế, tăng cường chia sẻ thông tin, và xây dựng các chương trình hợp tác cụ thể.

Tại phiên thứ ba, các đại biểu chia sẻ chính sách quốc gia và kinh nghiệm về việc kết hợp khai thác tài nguyên với bảo vệ môi trường biển theo hướng phát triển bền vững. Đặc biệt, thực tiễn của Liên minh châu Âu (EU) cho thấy môi trường biển được quản lý hiệu quả bởi một hệ thống pháp luật nhiều tầng nấc: luật quốc tế, luật liên minh châu Âu và luật quốc gia.

Sự thành công này bắt nguồn từ việc các nước thành viên EU chia sẻ nhận thức chung về sự cần thiết phải phát triển bền vững, sẵn sàng nhượng một phần “chủ quyền quốc gia”, cho phép các cơ quan liên quan của EU xây dựng và thực thi một hệ thống quản lý tài nguyên bền vững chung cho toàn bộ khu vực.

a au hop tac va chia se kinh nghiem an ninh va phat trien bien ASEAN: Động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2016 (WEF ASEAN 2016) với chủ đề “Định hình nghị sự ASEAN về tăng trưởng và bao ...

a au hop tac va chia se kinh nghiem an ninh va phat trien bien Việt Nam chia sẻ những cơ hội và thách thức chung của ASEAN

Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại phiên khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN ...

a au hop tac va chia se kinh nghiem an ninh va phat trien bien Thúc đẩy hợp tác Kết nối ASEAN

Từ 29-30/5, tại Manado (Indonesia) diễn ra Cuộc họp lần thứ 2/2016 của Uỷ ban Điều phối Kết nối ASEAN (ACCC) và các cuộc họp liên quan.

PV

Xem nhiều

Đọc thêm

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

'Họa vô đơn chí' có thể đẩy chính phủ 'đèn giao thông' của Đức tới nguy cơ sụp đổ

Đây là thời điểm tồi tệ nhất có thể dẫn tới chính phủ sụp đổ, xét theo những gì đang xảy ra ở Ukraine và tình hình kinh tế ở ...
Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Syria lên án cuộc không kích của Israel nhằm vào các địa điểm dân sự gần Damascus

Bộ Ngoại giao Syria kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) hành động khẩn cấp để ngăn chặn các động thái quân sự của Israel nhằm vào dân thường.
Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (6/11): Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An nhiều mây, có mưa, trời lạnh; khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định mưa to đến rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (6/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 bắt đầu, hai ứng viên hòa nhau tại điểm đầu tiên, kịch bản nào để tới con số quyền lực?

Nếu các cuộc thăm dò trước bầu cử tổng thống Mỹ 2024 là chính xác, cuộc đua năm nay cần theo dõi sát 7 tiểu bang chiến địa.
Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Lịch cúp điện Bình Thuận hôm nay ngày 6/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bình Thuận theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/11/2024.
Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi suy giảm nhanh số lượng, đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Chim cánh cụt châu Phi, loài chim cánh cụt duy nhất sinh trưởng trên lục địa này, đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vào năm ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Đại sứ Phạm Sao Mai chia sẻ ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị GMS8 và thăm tỉnh Vân Nam & TP. Trùng Khánh, Trung Quốc
Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc

Nhớ mãi cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám - Một tấm gương vì Tổ quốc

Những ngày cuối Thu, sắp đến kỷ niệm 120 năm Ngày sinh cố Bộ trưởng Hoàng Minh Giám, câu chuyện về vị 'tư lệnh' ngành đáng kính bình dị lại ùa về…
Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Cuốn sách 'Trí tuệ nhân tạo từ góc nhìn quan hệ quốc tế': Hiểu để tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

Có thể khẳng định rằng AI không còn là một công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị.
Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar là cửa ngõ cho Việt Nam, Việt Nam là cầu nối cho Qatar, cùng hướng tới kỷ nguyên mới

Qatar mong muốn mời các công ty và nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào thị trường Qatar, hưởng lợi từ môi trường đầu tư, các chính sách ưu đãi.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Saudi Arabia: Xung lực mới cho mối quan hệ một phần tư thế kỷ

Theo Đại sứ Việt Nam tại Saudi Arabia Đặng Xuân Dũng, chuyến thăm sắp tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ song phương.
Phiên bản di động