Ai cần khám hậu Covid-19 và khám ở đâu?

Linh Giao
Hậu Covid-19 là hội chứng hàng ngàn người nhiễm SARS-CoV-2 tại TP. Hồ Chí Minh đối mặt sau khi khỏi bệnh. Đa số bệnh nhân phải tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Một số có thể tự hồi phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thực hiện cận lâm sàng cho người đến khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
Thực hiện cận lâm sàng cho người đến khám hậu Covid-19 tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. (Nguồn: Vietnamnet)

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh, hội chứng hậu Covid-19 đặc biệt xảy ra với người bệnh nặng phải nằm hồi sức trong quá trình điều trị: “Có trường hợp hợp nằm hồi sức quá lâu và không thể về nhà, phải chuyển sang phục hồi chức năng.

Tình trạng này xảy ra sau khi người bệnh nhiễm trùng nặng, nằm lâu nên cơ teo hết, hoặc bệnh nhân lệ thuộc máy một thời gian dài gây xơ phổi".

Trước hiện tượng một số người dân quá lo lắng hậu Covid-19 nên chủ động chụp Xquang phổi “để xem phổi có trắng xóa không”, ông cho rằng đây là việc làm… vô lý. Nếu phổi tổn thương, người bệnh sẽ có biểu hiện hô hấp, không thể xảy ra tình trạng “trắng phổi” trên một người khỏe mạnh, bình thường.

Ở một số trường hợp, người dân có thể nhầm lẫn dấu hiệu hậu Covid-19 trong khi đó là biểu hiện của một bệnh lý khác. Vì vậy, bác sĩ Khanh khuyến cáo người bệnh nên đi khám khi có triệu chứng, không nên đổ xô hay tập trung đến bệnh viện nếu không có biểu hiện.

Thời gian qua, hàng ngàn người tại TP. Hồ Chí Minh đang đối mặt với nhiều dấu hiệu mỏi mệt, đau nhức, lo âu sau khi khỏi Covid-19 một thời gian. Chất lượng cuộc sống, năng suất làm việc và đời sống tinh thần đều bị ảnh hưởng.

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xác định hậu Covid-19 là một trong những mối quan tâm chính của ngành y tế trong năm 2022, sẽ xây dựng chiến lược, mô hình quản lý.

Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP, nhiều bệnh viện đã và đang thành lập khoa hậu Covid-19 như Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Phục hồi chức năng Điều trị bệnh nghề nghiệp, Viện Y dược học dân tộc TP. Hồ Chí Minh…

Ở tuyến trung ương, có Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Chợ Rẫy…

Mới đây, Hội đông y TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng các bệnh viện tổ chức thăm khám miễn phí cho khoảng 500 người bệnh có triệu chứng hậu Covid-19. Trong thời gian tới, mục tiêu sẽ chăm sóc cho khoảng 12.000 người bị ảnh hưởng sau nhiễm SARS-CoV-2.

Bác sĩ Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc đánh giá, đây là sự quan tâm rất cần thiết khi người bệnh mang di chứng hậu Covid-19 hoang mang, không biết đi đến đâu để thăm khám, điều trị.

Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc cho biết: “Khi có các địa chỉ tin cậy, người dân được can thiệp kịp thời. Hậu Covid-19 chưa từng có tiền lệ, người dân rất lúng túng. Đối với những bệnh nhân ở tình trạng nặng, chúng tôi sẽ chuyển đến chuyên khoa phù hợp như chuyên khoa hô hấp, chuyên khoa tim mạch, tâm thần… nếu cần can thiệp lâu dài”.

Trong khi đó, tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, phòng khám hậu Covid-19 tiếp nhận khoảng 4.000 bệnh nhân trong hơn một tháng qua, do những di chứng mệt mỏi, khó thở, mất ngủ, rụng tóc...

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp của bệnh viện cho hay, hội chứng hậu Covid-19 xảy ra ở những người bệnh có các mức độ bệnh khác nhau, từ giai đoạn cấp tính, mức độ nhẹ và ngay cả với người không có triệu chứng.

“Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sau nhiễm Covid-19 sẽ bị suy giảm chức năng hô hấp kéo dài, yếu cơ, đau, mệt mỏi, trầm cảm, lo âu… dẫn đến chất lượng cuộc sống và năng suất lao động giảm sút”, bác sĩ Vinh chia sẻ.

Tại Trung tâm phục hồi chức năng, vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, mỗi ngày, có khoảng 50 người đến tập luyện về cơ, cơ hô hấp... Tất cả đều là người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh một thời gian.

Bà C., 73 tuổi, sống tại TP. Thủ Đức cho biết, bà nhập viện gần 1 tháng điều trị Covid-19. Sau khi được về nhà, bà đi lại rất khó khăn, chân bị teo cơ vì nằm quá lâu.

“Tôi không bị khó thở hay mệt mỏi nhiều nhưng đi lại rất chậm, đau. Xương khớp trước đó cũng đã hay nhức mỏi, bây giờ lại càng bất tiện hơn. Đi tập vật lý trị liệu mấy ngày đầu đã thấy cải thiện rõ rệt”, bà chia sẻ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình trạng hậu Covid-19 xuất hiện ở người bệnh Covid-19 sau 3 tháng kể từ lúc nhiễm bệnh. Các triệu chứng này thường kéo dài ít nhất 2 tháng và không được giải thích bằng các bệnh lý khác. Cụ thể như:

Toàn thân: Mệt mỏi kéo dài, sụt cân, bứt rứt, cảm giác sức khỏe kém hơn trước, hay vã mồ hôi.

Hô hấp: Ho khan kéo dài, tức ngực, khó thở đặc biệt khi gắng sức, ngáy và ngưng thở khi ngủ.

Tim mạch: Đau ngực, tim đập nhanh, hồi hộp đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim, viêm cơ tim, suy tim.

Thần kinh: Chóng mặt, đau nhức các cơ, mỏi cơ, mau quên, khó tập trung, không suy nghĩ được (hiện tượng não sương mù), đau đầu và đột quỵ.

Tâm thần: Lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, hoảng sợ.

Da: Nổi ban đỏ ở da, sưng và đỏ các ngón tay và chân, chấm xuất huyết ở da, rụng tóc.

Tiêu hóa: Biếng ăn, đau họng, khó tiêu, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa, nôn, buồn nôn.

Tai mũi họng: Ù tai, nghe kém, mất mùi, mất vị giác, khó nói.

Xương khớp: Đau khớp, phù chân, rối loạn vận động.

Mắt: Đỏ mắt.

Vấn đề kinh nguyệt.

Tại Việt Nam, gần 2% dân số mắc Covid-19 nhưng chưa có ghi nhận một cách đầy đủ về tình hình hậu Covid-19 trong cộng đồng. Riêng TP. Hồ Chí Minh, có hơn 300.000 người bệnh đã xuất viện, nhu cầu được chăm sóc hậu nhiễm là vấn đề đáng quan tâm.

Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh hiện đã xây dựng mô hình tháp 3 tầng để triển khai quản lý, phát hiện sớm và chăm sóc người bệnh hậu Covid-19. Trong đó, tầng một là cấp y tế cơ sở (tiếp nhận bệnh nhân nhẹ), tầng hai là bệnh viện tuyến quận, huyện (chăm sóc người bệnh mức độ trung bình), tầng ba là bệnh viện chuyên khoa sâu và đa khoa tuyến cuối (điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch).

Tiến sĩ Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết: Hai tầng đầu tập trung mục tiêu chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời từ sớm, hạn chế nguy cơ chuyển nặng".

Loại vaccine Covid-19 nào có hiệu quả nhất cho mũi tăng cường?

Loại vaccine Covid-19 nào có hiệu quả nhất cho mũi tăng cường?

Vaccine sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer, Moderna tăng nhiều kháng thể nhất so với các loại vaccine còn lại và có lợi thế ...

Một người có thể bị nhiễm Covid-19 hai lần trong 1 năm?

Một người có thể bị nhiễm Covid-19 hai lần trong 1 năm?

Những người được khẳng định tái nhiễm Covid-19 chiếm tỷ lệ rất nhỏ, với 478 ca trong 4 triệu bệnh nhân.

(theo Vietnamnet)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Bảy ngày 23/11/2024: Sư Tử tình cảm chớm nở

Tử vi hôm nay 23/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/11/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 23/11. Lịch âm 23/11/2024? Âm lịch hôm nay 23/11. Lịch vạn niên 23/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Thêm hai quốc gia có thể có thể trở thành thành viên đầy đủ của khu vực Schengen

Ủy ban châu Âu khẳng định cả Romania và Bulgaria đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để gia nhập khối Schengen.
Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Hỗ trợ Ukraine: Czech cấp nửa triệu quả đạn pháo, Thụy Điển tiếp tục bơm tiền, Berlin không cho phép Kiev dùng vũ khí Đức tấn công lãnh thổ Nga

Ngoại trưởng Czech Jan Lipavsky cam kết Prague sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với học sinh.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng tới mục tiêu công bằng, bền vững

Dịch vụ công mang lại môi trường minh bạch, hướng đến mục tiêu công bằng, văn minh và mang tính cộng đồng.
Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Chủ tịch nước tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc cho 2 phi công vụ tai nạn máy bay ở Bình Định

Ngày 22/11, Chủ tịch nước vừa có Quyết định về việc tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Từ năm 2025, giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm: Phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm

Bộ Công an ban hành Thông tư 65/2024, theo đó, người có giấy phép lái xe ô tô bị trừ hết điểm thì phải kiểm tra lý thuyết và mô phỏng để phục hồi điểm.
Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ ngày 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm?

Từ 1/1/2025, xe ô tô 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu hành trình tối thiểu 1 năm? Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh ...
Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Hướng tới tăng trưởng xanh, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Tăng cường hợp tác quốc tế về phổ biến kiến thức khoa học hướng tới tăng trưởng xanh
Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Rác thải nhựa tại các siêu thị: Mối nhức nhối ngày càng nghiêm trọng của Australia

Số liệu của APCO cho thấy, Australia tạo ra nhiều rác thải nhựa bình quân đầu người hơn mọi quốc gia khác trên thế giới, ngoại trừ Singapore.
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía Tây Australia.
Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Phát động chiến dịch chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết năm thứ 14

Chiến dịch 'JUMBO VAPE - Chung tay phòng chống bệnh sốt xuất huyết' nhằm tuyên truyền phòng chống bệnh sốt xuất huyết trên toàn quốc vừa được phát động.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
Phiên bản di động