Algeria-Morocco cắt đứt quan hệ ngoại giao: Giọt nước tràn ly

Hồng Vân
Báo Le Figaro mới đây đăng bài phỏng vấn Giáo sư Pierre Vermeren* cho rằng, quyết định của Algeria cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco là hành động gây bất ngờ, đồng thời phản ánh tình hình chính trị nội bộ của nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hệ lụy từ sự cân bằng không ổn định trong quan hệ Algeria-Morocco
Quan hệ Algeria-Morocco đã căng thẳng trong nhiều thập kỷ qua, chủ yếu là do vấn đề Tây Sahara. (Nguồn: AFP)

Sự cân bằng không ổn định

Theo Giáo sư Pierre Vermeren - tác giả cuốn sách nổi tiếng Từ chiến tranh Algeria đến mùa xuân Arab, Algeria đang gia tăng các động thái thể hiện sự bất bình đối với nước láng giềng mà lâu nay nước này vẫn coi là nuôi thái độ thù địch.

Trong suốt thời gian dài, quốc gia này luôn cáo buộc Morocco đặc biệt ủng hộ Phong trào đòi tự trị Kabylia (MAK) - tổ chức chính trị nhỏ có trụ sở tại Paris và bị xem là cái gai trong mắt chính quyền.

Về học thuyết chính trị, xưa nay Algeria theo chủ nghĩa Jacobi thuần túy. Do vậy, quyền tự chủ về văn hóa và ngôn ngữ của các phong trào Kabylia luôn là vấn đề nan giải ở đất nước này.

Kabylia, vùng đất lịch sử nằm ở phía Bắc Algeria và là nơi tập trung tộc người thiểu số Berber, gần đây đã hứng chịu nhiều vụ cháy rừng chưa thể dập tắt, khiến hàng chục người thiệt mạng.

Khu vực vốn tiềm ẩn nhiều căng thẳng này đang chìm sâu vào khủng hoảng. Những đám cháy thảm họa là cái cớ để Algeria buộc tội Morocco xúi giục gây căng thẳng tại khu vực này và cắt đứt quan hệ ngoại giao song phương.

Tin liên quan
Algeria tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco Algeria tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco

Tháng 7 vừa qua, thậm chí một quan chức Morocco đã công khai bày tỏ mong muốn quyền tự trị cho người Kabylia.

Tuyên bố được đưa ra vài ngày trước khi xảy ra các vụ cháy rừng và Algeria lấy đó làm lập luận cho sự liên đới của Morocco. Đây được coi là một giả định thiếu căn cứ và sâu xa hơn là một toan tính chính trị.

Trong suốt ba thập kỷ qua, dư luận đã quá quen với những tuyên bố gay gắt hoặc thù địch, cũng như những lần ăn miếng trả miếng giữa hai quốc gia này.

Nhưng nếu lần này Algeria tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco, nhiều khả năng đó là vì Algiers cho rằng, Rabat đã phá vỡ sự cân bằng không ổn định vốn có đó.

Mặt khác, Algeria vừa thoát khỏi Hirak, phong trào biểu tình được phát động vào tháng 2/2019, cho dù nguyên nhân kìm hãm các cuộc biểu tình là khủng hoảng Covid-19.

Các cuộc bầu cử lập pháp, vốn không thu hút được sự tham gia của cử tri Algeria, đã không giúp xóa bỏ những nghi ngờ của người dân về tính hợp pháp của chế độ.

Nguyên nhân sâu xa nằm ở ý thức hệ

Về ý thức hệ, các quốc gia Arab thường coi mình là các nước anh em, ngoại trừ trường hợp một trong số họ phản bội chính nghĩa của người Arab và Palestine, chẳng hạn bằng cách duy trì quan hệ ngoại giao với Israel.

Đó là trường hợp của Ai Cập thời Anouar el-Sadate, người đã bị tẩy chay kịch liệt trong thế giới Arab.

Thỏa thuận bốn bên giữa Morocco, Israel, các quốc gia quân chủ Arab vùng Vịnh và Mỹ được ký đầu năm nay đã làm suy yếu vị thế của Algeria và vị thế của Polisario, phong trào độc lập phản đối Morocco giành quyền kiểm soát Tây Sahara từ năm 1976, do Mỹ đã xác nhận lựa chọn một Tây Sahara thuộc về Morocco, và Washington vẫn không thay đổi lập trường khi Tổng thống Joe Biden bước vào Nhà Trắng.

Cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco là hành động phản ứng đối với thỏa thuận này cũng như với việc Morocco công nhận Israel để mở đường cho các hoạt động thương mại giữa hai nước hoặc thành lập các hãng hàng không của hai bên.

Ngoài ra, Ngoại trưởng Israel đã đưa ra những bình luận thù địch với Algeria.

Algeria bác tuyên bố của Mỹ công nhận chủ quyền Morocco với Tây Sahara

Algeria bác tuyên bố của Mỹ công nhận chủ quyền Morocco với Tây Sahara

Chính quyền Algeria đã sử dụng thỏa thuận nói trên và các tuyên bố của đại diện ngoại giao Israel để tuyên truyền về chủ đề thống nhất của người Arab, chủ nghĩa dân tộc Arab, tình đoàn kết với người Palestine và tái khẳng định mong muốn duy trì “chiến tuyến” chống Israel mà Morocco bị cáo buộc đã phá vỡ.

Tóm lại, đó là một vấn đề rất phức tạp, chồng chéo và hòa trộn nhau, gồm Tây Sahara, Morocco, Israel, chủ nghĩa dân tộc Arab…

Mục tiêu của Algiers cũng là chứng minh cho người dân thấy rằng, chính quyền không phản bội họ và tiếp tục cảnh giác với các nguyên tắc cơ bản.

Thực ra, Morocco không muốn Kabylia giành độc lập, mà chỉ có quyền tự trị. Cũng cần nói rằng, MAK không phải là phong trào độc lập Kabylia, chỉ là phong trào tự trị.

Morocco đã ủng hộ những người ly khai ở Kabylia trong nhiều năm và điều này cho phép Rabat đáp trả tương tự Algiers bằng cách nói rằng: “Vì các ngài cho rằng người Sahrawi, cư dân Tây Sahara, phải được độc lập, cho nên chúng tôi cũng cho rằng người Kabylia phải được tự chủ”. Đây là một phản ứng hiếu chiến nhưng cũng dễ hiểu.

Có khả năng Chiến tranh Lạnh?

Bên cạnh đó là vụ bê bối Pegasus, phần mềm gián điệp do một công ty Israel phát triển và được nhiều quốc gia sử dụng, trong đó có Morocco.

Đối với Algiers, vụ Pegasus củng cố niềm tin rằng, do muốn xích lại gần Morocco, Israel đã dính líu đến âm mưu chống Algeria. Thực tế, việc các quan chức Algeria bị các cơ quan tình báo Morocco nghe lén là có thật.

Vậy với những gì đang diễn ra, liệu có khả năng xảy ra tình trạng Chiến tranh Lạnh giữa Algeria và Morocco?

Thực tế Chiến tranh Lạnh đã diễn ra. Quan hệ giữa hai nước vốn đã rất tồi tệ, biên giới trên bộ đóng cửa, không có trao đổi khách du lịch cũng như dòng chảy tài chính.

Các cơ quan tình báo của hai nước từng có những trao đổi, đặc biệt là trong cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo, đang đứng trước nguy cơ ngừng hợp tác với nhau.

Tình trạng đó sẽ càng khiến các căng thẳng trong Liên minh châu Phi trở nên trầm trọng hơn, bởi các nước thành viên sẽ bị đẩy vào tình trạng phải lựa chọn đứng về phía bên này hay bên kia.

Nguy cơ hiện hữu trước mắt là nếu xảy ra các sự cố ở biên giới, chẳng hạn biên giới Mauritania, hai bên sẽ không còn kênh ngoại giao nào để giải quyết.


*Giáo sư Pierre Vermeren giảng dạy tại Đại học Paris-I Panthéon-Sorbonne, là chuyên gia về xã hội Berber và Arab đương đại.

Algeria tiếp tục hành động 'phũ' sau tuyên bố cắt quan hệ, Morocco bắt đầu màn đáp trả

Algeria tiếp tục hành động 'phũ' sau tuyên bố cắt quan hệ, Morocco bắt đầu màn đáp trả

Ngày 26/8, hai ngày sau khi tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Rabat, Algeria khẳng định sẵn sàng ngừng hoạt động tuyến ...

Morocco phản ứng về quyết định 'dứt tình' của Algeria, Liên đoàn Arab kêu gọi kiềm chế

Morocco phản ứng về quyết định 'dứt tình' của Algeria, Liên đoàn Arab kêu gọi kiềm chế

Ngày 24/8, Bộ Ngoại giao Morocco đã có phản ứng đầu tiên về quyết định cùng ngày của Algeria - cắt đứt quan hệ ngoại ...

(theo Le Figaro)

Đọc thêm

Điểm tin thế giới sáng 8/1: Đối thoại an ninh Ấn Độ-Malaysia lần đầu tiên, Bỉ sáp nhập lưỡng viện, lạm phát Đức tăng mạnh

Điểm tin thế giới sáng 8/1: Đối thoại an ninh Ấn Độ-Malaysia lần đầu tiên, Bỉ sáp nhập lưỡng viện, lạm phát Đức tăng mạnh

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/1.
Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025: Giá vàng 'bắt sóng' tăng, vai trò trú ẩn an toàn lại 'lên ngôi', có thể phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 8/1/2025 trên thị trường thế giới bật tăng khi các nhà giao dịch cân nhắc về kế hoạch áp thuế của Tổng thống Trump.
Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, hơn 81% hồ tiêu nhập vào Việt Nam đến từ quốc gia Đông Nam Á này

Giá tiêu hôm nay 8/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 148.000 – 150.000 đồng/kg.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 8/1/2025, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 8/1/2025, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 8/1. Lịch âm 8/1/2025? Âm lịch hôm nay 8/1. Lịch vạn niên 8/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 8/1/2025: Song Tử tình cảm phát triển tích cực

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 8/1/2025: Song Tử tình cảm phát triển tích cực

Tử vi hôm nay 8/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/1 và sáng 9/1: Lịch thi đấu ASEAN Club Championship - BG Pathum Utd vs Thanh Hóa; Carabao Cup - Tottenham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/1 và sáng 9/1: Lịch thi đấu ASEAN Club Championship - BG Pathum Utd vs Thanh Hóa; Carabao Cup - Tottenham vs Liverpool

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 8/1 và sáng 9/1: Lịch thi đấu Siêu cup Tây Ban Nha - Athletic Club vs Barca; Carabao Cup - Tottenham vs Liverpool.
Điểm tin thế giới sáng 8/1: Đối thoại an ninh Ấn Độ-Malaysia lần đầu tiên, Bỉ sáp nhập lưỡng viện, lạm phát Đức tăng mạnh

Điểm tin thế giới sáng 8/1: Đối thoại an ninh Ấn Độ-Malaysia lần đầu tiên, Bỉ sáp nhập lưỡng viện, lạm phát Đức tăng mạnh

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 8/1.
Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Tin thế giới 7/1: Động đất mạnh ở Nhật Bản và Trung Quốc, Iran tập trận quân sự gần cơ sở hạt nhân, ông Trump kêu gọi Canada hợp nhất với Mỹ

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Tổng thống Pháp: Nhắc châu Âu đừng yếu đuối trước ông Trump, khuyên Ukraine thực tế, sẽ chẳng ngây thơ về Syria

Tổng thống Pháp: Nhắc châu Âu đừng yếu đuối trước ông Trump, khuyên Ukraine thực tế, sẽ chẳng ngây thơ về Syria

Tổng thống Pháp cho rằng, nếu yếu đuối và bi quan, châu Âu 'sẽ có rất ít cơ hội được nước Mỹ dưới thời chính quyền Donald Trump tôn trọng'.
Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Khủng hoảng nhân đạo đáng báo động ở Sudan và Nam Sudan

Ngày 6/1, Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS) bày tỏ quan ngại về sự gia tăng mạnh mẽ tình trạng bạo lực với dân thường.
Hàn Quốc: Quyền Tổng thống khó thoát sự đeo đuổi của phe đối lập, Viện kiểm sát tìm cách bắt giữ pháp sư thân cận với Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống khó thoát sự đeo đuổi của phe đối lập, Viện kiểm sát tìm cách bắt giữ pháp sư thân cận với Tổng thống Yoon Suk Yeol

Đảng Dân chủ (DP) đối lập chính ở Hàn Quốc cho biết sẽ đệ đơn kiện quyền Tổng thống Choi Sang-mok với cáo buộc bỏ bê nhiệm vụ.
Động đất mạnh ở Tây Tạng, 53 người tử vong, Trung Quốc khẩn cấp hành động

Động đất mạnh ở Tây Tạng, 53 người tử vong, Trung Quốc khẩn cấp hành động

Một trận động đất mạnh 6,8 độ richter đã làm rung chuyển huyện Dingri, thành phố Shigatse, khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc vào sáng 7/1.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Phiên bản di động