Algeria-Morocco: Cháy rừng thổi bùng căng thẳng

Lưu Huỳnh
Căng thẳng Algeria-Morocco đẩy lên cao sau khi Algiers đơn phương cắt đứt quan hệ với Rabat ngày 24/8.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Morocco phản ứng về quyết định 'dứt tình' của Algeria, Liên đoàn Arab kêu gọi kiềm chế. (Nguồn: jeuneafrique)
Căng thẳng Algeria-Morocco đẩy lên cao sau khi Algiers đơn phương cắt đứt quan hệ với Rabat ngày 24/8. (Nguồn: jeuneafrique)

Phát biểu về quyết định trên, Ngoại trưởng Algeria Ramtane Lamamra cho đây là điều cần làm trước nhiều “hành động thù địch của quốc gia láng giềng”. Trước đó ít lâu, Văn phòng Tổng thống Algeria từng cảnh báo Algiers sẽ “xem xét lại” mối quan hệ với Rabat.

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Morocco coi quyết định trên là không hợp lý và dựa trên “cái cớ sai lầm”, song trong bối cảnh căng thẳng song phương gần đây, hành động trên “là có thể dự đoán được”.

Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul-Gheit khẳng định, cả Algeria và Morocco đều là thành viên quan trọng của AL và lấy làm tiếc về tình hình hiện nay. Ông kêu gọi hai bên kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng, đồng thời hy vọng rằng, Algeria và Morocco sẽ sớm khôi phục quan hệ, dù là ở mức tối thiểu, nhằm duy trì ổn định và lợi ích song phương và khu vực.

Nhìn từ bên ngoài, nguồn cơn trực tiếp của căng thẳng này là các đợt cháy rừng lớn ở khu vực gần đây. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao và gió mạnh khiến hỏa hoạn liên tục bùng phát tại nhiều khu rừng ở hai bên. Theo ông Rachid el-Anzi, Giám đốc Sở phụ trách tài nguyên rừng và nguồn nước vùng Chefchaouen thuộc Morocco, do mọi người đều đã di tản từ trước nên không có thương vong.

Tuy nhiên, Algeria không may mắn như vậy. Cháy rừng nhiều tuần qua khiến ít nhất 90 người thiệt mạng. Cảnh sát Algeria phải vào cuộc, bắt giữ 36 người tham gia sát hại tập thể một nhân vật bị tình nghi liên quan tới vụ hỏa hoạn.

Tuần trước, lực lượng này bắt giữ 22 người được cho là đứng đằng sau các vụ cháy rừng và quy trách nhiệm cho nhóm Hồi giáo Rashad và Phong trào Độc lập Kabylie (MAK), phong trào tự trị vùng Kabylie với phần lớn người dân nói tiếng Amazigh.

Đặc biệt, Văn phòng Tổng thống Algeria nhận định MAK “được sự hậu thuẫn và giúp đỡ từ thế lực bên ngoài, đặc biệt là Morocco và thực thể theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái”.

Đợt cháy rừng đã thổi bùng lên ngọn lửa âm ỉ trong quan hệ song phương, chủ yếu liên quan đến vấn đề chủ quyền với khu vực tranh chấp Tây Sahara.

Tin liên quan
Algeria tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco Algeria tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco

Xung đột tiếp tục kéo dài giữa Morocco và Mặt trận Polisario, phong trào của người Sahrawi được Algeria hậu thuẫn từ năm 1975 tới nay. Hai nước đã đóng cửa biên giới láng giềng từ năm 1994.

Quyết định của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, công nhận chủ quyền của Rabat với khu vực Tây Sahara đã khiến quan hệ Algeria-Morocco trở nên căng thẳng chưa từng có trong 45 năm qua.

Thậm chí, ngày 18/7, Bộ Ngoại giao Algeria đã triệu hồi Đại sứ tại Morocco nhằm phản đối việc Đại sứ Morocco tại Liên hợp quốc Omar Hilal, trong buổi họp của Phong trào Không liên kết (NAM), đã lên tiếng kêu gọi “quyền tự quyết cho người dân sống tại vùng Kabylie” thuộc Algeria. Algiers cũng khẳng định sẵn sàng có hành động quyết liệt hơn, và điều gì đến thì cũng phải đến.

Cháy rừng đã được kiểm soát, nhưng ngọn lửa đang thiêu đốt quan hệ Algeria-Morocco thì chưa.

Algeria tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco

Algeria tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco

Ngày 24/8, Ngoại trưởng Algeria Ramtane Lamamra cho biết, nước này đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Morocco do “những hành động thù ...

Ngoại trưởng Israel lần đầu tiên thăm Morocco

Ngoại trưởng Israel lần đầu tiên thăm Morocco

Quan hệ giữa Israel và Morocco đứng trước triển vọng mới với việc mở đường bay thẳng và chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại ...

Đọc thêm

‘Miền đất hứa’ cho xe điện

‘Miền đất hứa’ cho xe điện

Cùng những nỗ lực bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu hiện nay, việc mở rộng sử dụng xe điện trong các nước khu vực ASEAN dự báo ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Kia mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Kia mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Kia của các dòng Quoris 2017, K5 2021, Morning 2021, Cerato 2021, Sorento 2021, Sonet 2021, Rondo 2021, Soluto 2021, Carens 2022, Carnival 2022, K3 2022, ...
Mách bạn cách chuyển tin nhắn thoại thành văn bản trên Zalo siêu đơn giản

Mách bạn cách chuyển tin nhắn thoại thành văn bản trên Zalo siêu đơn giản

Mới đây, ứng dụng Zalo đã cập nhật thêm tính năng mới cho cuộc trò chuyện của người dùng. Cụ thể, bạn có thể chuyển tin nhắn thoại thành văn ...
Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?
Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng; Dự báo thời tiết thành phố Điện Biên từ ngày 20/4-10/5

Dự báo thời tiết 10 ngày tới (20-29/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng và thủy văn quốc gia.
Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Bài tarot hôm nay 21/4/2024: Sắp tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn không?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá xem trong thời gian tới có ai chèn ép hay cản trở công việc của bạn hay không ...
Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger

Mỹ đồng ý rút quân khỏi Niger. Mỹ trên đà suy yếu vị thế quân sự?
Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Khủng hoảng y tế Hàn Quốc: Chính phủ đã nhượng bộ, vẫn không có đột phá trong bế tắc

Cuộc khủng hoảng ngành y tế Hàn Quốc vẫn chưa thể được giải quyết, dù chính phủ Hàn Quốc đã có nhượng bộ, vì lý do gì?
Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu

Bầu cử Mỹ 2024: Nỗ lực bảo vệ lá phiếu, Đảng Cộng hòa triển khai chương trình chống gian lận phiếu bầu
Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt; Bình Nhưỡng lại thử vũ khí mới

Coi vấn đề Triều Tiên và Trung Quốc là thách thức toàn cầu, G7 đồng lòng chặn việc né tránh các lệnh trừng phạt...
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động