AMM-54: Trung Quốc công khai đề cập xây dựng COC phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982

Anh Sơn
Trả lời phỏng vấn về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) và các Hội nghị liên quan, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, Trung Quốc đã chấp nhận quan điểm xây dựng COC phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Trung Quốc sẽ tiếp tục cung ứng vaccine Covid-19, vật tư y tế thiết yếu cho ASEAN
AMM-54: Trung Quốc công khai đề cập xây dựng COC phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. (Ảnh: Tuấn Anh)

Xin Thứ trưởng cho biết về điểm nhấn của Hội nghị lần này?

Hội nghị lần này diễn ra trong thời điểm hết sức đặc biệt. ASEAN đứng trước rất nhiều thách thức, có thể nói là vô cùng khó khăn, cả do đợt bùng nổ mới của Covid-19 và những biến thể mới ở khu vực, cũng như sự cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa các nước lớn, tình hình phức tạp ở Biển Đông, ở Myanmar.

Trong tình hình đó, điểm nhấn mà Hội nghị đạt được là: càng trong khó khăn, càng thấy được giá trị và nhận thức về giá trị của ASEAN ngày càng tăng, và quyết tâm của các nước ASEAN ngày càng cao, được sự ủng hộ và cam kết mạnh mẽ của các nước khu vực, tôn trọng vai trò của ASEAN ở khu vực này. Tôi cho rằng đây là kết quả rất là tốt.

Điểm thứ hai là về vấn đề Myanmar. Hội nghị lần này đã quyết tâm triển khai thực hiện Đồng thuận 5 điểm của các nhà lãnh đạo ASEAN và đạt được đồng thuận rất khó khăn là cử được Đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN là Bộ trưởng Ngoại giao thứ 2 của Brunei.

Đồng thời, Hội nghị cũng đã quyết định triển khai các hoạt động hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, thông qua Trung tâm AHA, điều phối về hỗ trợ nhân đạo và quản lý thiên tai của ASEAN, do Tổng thư ký ASEAN đứng ra gánh vác, điều phối hoạt động này ở Myanmar.

Về Covid-19, ASEAN đã khẳng định lại tiếp tục các kế hoạch hợp tác, nhận được nhiều cam kết hợp tác của các đối tác hỗ trợ khối vượt qua dịch bệnh, nhận được càng ngày càng nhiều vaccine, thực hiện các kế hoạch để phục hồi kinh tế hậu dịch.

Về đối ngoại, ASEAN cũng đã đạt được dấu mốc rất quan trọng, đó là việc đồng ý chấp thuận để Vương quốc Anh trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN.

Tại Hội nghị, Việt Nam đã đề xuất những sáng kiến gì để thúc đẩy tinh thần đoàn kết, đồng thuận trong giải quyết các vấn đề thách thức của ASEAN, thưa Thứ trưởng?

Việt Nam tham gia Hội nghị lần này với tâm thế là vừa hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020, với rất nhiều kết quả, đề xuất, sáng kiến mà Việt Nam đề ra trong năm 2020.

Trên tinh thần đó, Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò trong việc thúc đẩy để triển khai các kết quả của năm 2020, sáng kiến mà Việt Nam đề ra trong năm 2020. Việt Nam duy trì được các mối quan tâm của Việt Nam trong chương trình nghị sự của ASEAN, trong đó có vấn đề gắn sự hợp tác tiểu vùng với các chương trình hợp tác của ASEAN.

Việt Nam cũng đã phát huy vai trò rất tích cực trong việc giải quyết các vướng mắc, khó khăn, bế tắc vì các quan điểm khác nhau, ý kiến khác nhau trong Hội nghị. Và chính Việt Nam là người đã đưa ra nhiều đề xuất và vận động các nước để đi đến thỏa thuận về Myanmar, về đặc phái viên của Myanmar, cũng như đạt được đồng thuận để Anh trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh các Đối tác của ASEAN tăng cường hợp tác, cam kết với ASEAN, hỗ trợ ASEAN về vaccine và chuyển giao công nghệ về vaccine tại các nước ASEAN.

Bất chấp khó khăn do dịch bệnh, ASEAN đã đạt được những tiến bộ ra sao trong nỗ lực xây dựng các trụ cột và triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025?

Covid-19 là thách thức rất lớn, thu hút sự quan tâm của các nước để chống dịch. Tuy nhiên, công việc xây dựng Cộng đồng vẫn tiến triển. Chúng ta rất phấn khởi là các kế hoạch tổng thể xây dựng Cộng đồng đến năm 2025 đã được triển khai đều khắp trên tất cả các trụ cột. Trụ cột chính trị an ninh đã hoàn tất 96% các dòng hành động. Trụ cột kinh tế đã hoàn tất 88%. Trụ cột văn hóa xã hội đã hoàn tất 72%. Đó là những kết quả rất đáng khích lệ.

Những kế hoạch đặt ra như triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 thì ASEAN đã có được lộ trình và lập ra được Nhóm đặc trách cao cấp để triển khai nhiệm vụ này, cũng như tiếp tục triển khai các công việc kiểm điểm việc thực hiện Hiến chương của ASEAN.

Có thể nói các công việc đặt ra đều được quan tâm triển khai trong năm nay.

Xin Thứ trưởng cho biết, về quan hệ đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã đạt được những gì qua các hội nghị lần này?

Về đối ngoại, như đã nói một phần ở trên, trước hết, các nước Đối tác đến đây, dự họp với ASEAN với tinh thần ủng hộ ASEAN rất cao, với sự thừa nhận về giá trị và vai trò của ASEAN, đặc biệt trong lúc khó khăn này và rất tôn trọng ý kiến của ASEAN.

Các nước Đối thoại rất mong muốn gắn kết chiến lược, chính sách của mình với hợp tác khu vực, với Quan điểm về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của ASEAN.

Điểm nổi bật là các nước Đối tác đến đây đều có các cam kết rất mạnh mẽ, rất cụ thể về việc hỗ trợ ASEAN chống Covid-19 và phục hồi bằng những việc làm rất cụ thể. Nước thì cung cấp vaccine và cung cấp kỹ thuật, chẳng hạn như thiết bị kho lạnh để chứa vaccine. Nước thì giúp đào tạo cán bộ y tế. Nước thì hỗ trợ tiền để ASEAN có thể tăng cường Quỹ Covid-19 để mua thêm vaccine...

Một kết quả nữa là Anh đã trở thành Đối tác đối thoại của ASEAN.

Cho nên, có thể nói thông qua chuỗi Hội nghị ASEAN lần này, các mối quan hệ đối ngoại của ASEAN đã được củng cố và tăng cường hơn rất nhiều.

Một vấn đề rất được quan tâm hiện nay là vaccine. Hiện tại, việc sử dụng Quỹ ASEAN Ứng phó Covid-19 để mua sắm, chuyển giao công nghệ về vaccine đã được các nước tiếp cận như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Quỹ ASEAN Ứng phó Covid-19 đã được thiết lập trong năm ngoái (2020), cho đến nay đã có 20,5 triệu USD đóng góp của các nước thành viên và các nước Đối tác của ASEAN.

ASEAN đã quyết định sử dụng 10,5 triệu USD để mua vaccine cho các nước thành viên thông qua hợp tác với UNICEF. Hiện nay, thỏa thuận giữa ASEAN và UNICEF đang được hoàn tất. Chúng tôi hy vọng là sẽ sớm hoàn tất để có thể triển khai và thông qua UNICEF, dùng số tiền đó để mua vaccine cho các nước ASEAN.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) và các Hội nghị liên quan. (Ảnh: Tuấn Anh)
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) và các Hội nghị liên quan. (Ảnh: Tuấn Anh)

Về khía cạnh phục hồi sau đại dịch, ASEAN đã đạt được thống nhất gì qua Hội nghị lần này, thưa Thứ trưởng?

Thứ nhất, ASEAN quyết tâm không để đứt gãy chuỗi cung ứng, duy trì các giao dịch, giao thương của các nước không bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cao nhất có thể trong hoàn cảnh này cho doanh nghiệp để có thể duy trì thương mại và đầu tư.

Đặc biệt là ASEAN sẽ đẩy mạnh hợp tác để chuyển đổi số. Các Bộ trưởng ASEAN phụ trách về hợp tác số đã thông qua Kế hoạch chuyển đổi số của ASEAN cho đến năm 2025. Đấy là tiến bộ rất lớn và các nước sẽ đẩy mạnh triển khai thương mại điện tử trong ASEAN.

Đồng thời, ASEAN quyết tâm tận dụng và đẩy mạnh các Hiệp định đã ký kết về tự do hóa thương mại, xác định với nhau là cố gắng để phê chuẩn sớm nhất Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Vấn đề an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông đã được các nước ASEAN và các Đối tác rất quan tâm và tập trung trong các phiên thảo luận. Xin Thứ trưởng cho biết, các nước ASEAN và các Đối tác đã đạt được những điểm chung nào?

Tình hình Biển Đông có những phức tạp nhất định. Trong tình hình đó, ASEAN vẫn duy trì quan điểm nhất quán của mình.

Đó là ủng hộ, nhấn mạnh hòa bình, ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở khu vực và xây dựng lòng tin. Các nước phải kiềm chế, không có hành động làm leo thang căng thẳng, hoặc các hành động quân sự hóa hay tái tạo đảo, hoặc những hoạt động gây tổn hại quyền lợi chính đáng của các nước ở ven biển.

Các nước nhất trí rất cao, đề cao vai trò của luật pháp quốc tế, đặc biệt nhấn mạnh UNCLOS là khuôn khổ để điều chỉnh các hoạt động của các nước trên biển và trên đại dương.

Quan trọng nữa, các nước nhất trí rằng COC phải thực chất, tổng thể, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Điểm mới là Trung Quốc giờ đây đã chấp nhận quan điểm của ASEAN. Điều đó sẽ định hướng quá trình thương lượng COC thời gian tới.

Trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

ARF-28: Đối thoại, tin cậy, trách nhiệm và thiện chí hợp tác vì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực

ARF-28: Đối thoại, tin cậy, trách nhiệm và thiện chí hợp tác vì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực

Tiếp tục chương trình làm việc của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) và các Hội nghị liên quan, tối ...

ASEAN-EU tăng cường kết nối người dân và nỗ lực phục hồi

ASEAN-EU tăng cường kết nối người dân và nỗ lực phục hồi

Đại diện EU hoan nghênh việc ASEAN-EU vừa kết thúc đàm phán Hiệp định Vận tải Hàng không Toàn diện (CATA), nối liền 37 quốc ...

Bài viết cùng chủ đề

ASEAN

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (18/4): Bắc Bộ, miền Đông Nam Bộ trời nắng nóng; Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết ngày mai (18/4): Bắc Bộ, miền Đông Nam Bộ trời nắng nóng; Thanh Hóa đến Phú Yên nắng nóng gay gắt

Thông tin dự báo thời tiết ngày mai (18/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.
Những lợi ích sức khoẻ sau một giờ đi bộ mỗi ngày

Những lợi ích sức khoẻ sau một giờ đi bộ mỗi ngày

5 phút đầu tiên sau khi đi bộ, tim bắt đầu bơm máu nhanh hơn, 15 phút cơ thể đốt được khoảng 70 calo, đi 30 phút cơ thể bắt ...
Cùng chung tay tiến xa trong kỷ nguyên mới

Cùng chung tay tiến xa trong kỷ nguyên mới

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thành công tốt đẹp, một dấu mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai Đảng, ...
Liên hợp quốc mong muốn chia sẻ kinh nghiệm thành công của Việt Nam về phát triển với các đối tác

Liên hợp quốc mong muốn chia sẻ kinh nghiệm thành công của Việt Nam về phát triển với các đối tác

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp bà Amina Mohammed, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc nhân dịp bà đến Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Amina Mohammed

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi xanh, thể hiện qua thành công của Hội ...
Thủ tướng nhấn mạnh 5 kết quả đồng thuận của Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025

Thủ tướng nhấn mạnh 5 kết quả đồng thuận của Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025

Tại phiên bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G Việt Nam 2025 chiều 17/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh 5 kết quả đồng thuận mà Hội nghị ...
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Phiên bản di động