AMM-55: Trách nhiệm trong hợp tác, kiên trì với hòa bình, cam kết với ổn định, bền vững trong phát triển, ra Tuyên bố về Eo biển Đài Loan

Anh Sơn
Chiều ngày 4/8, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các hội nghị liên quan, cùng các nước ASEAN họp với Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia, Canada, New Zealand, Liên minh Châu Âu và Liên bang Nga.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
AMM-55: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ. (Ảnh: Tuấn Anh)
AMM-55: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Hoa Kỳ. (Ảnh: Tuấn Anh)

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, EU, Bangladesh, Pakistan.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng các nước ASEAN đã cùng các đối tác dành nhiều thời gian kiểm điểm tiến độ hợp tác, thống nhất định hướng tương lai và trao đổi quan điểm về tình hình khu vực và quốc tế.

ASEAN đề nghị đối tác phát huy cao độ lợi thế do các mối quan hệ đối tác chiến lược và chiến lược toàn diện mang lại, hợp tác với ASEAN xây dựng cộng đồng, cùng phấn đấu vì hoà bình, ổn định và phồn vinh chung.

Các nước đề xuất nhiều biện pháp hợp tác sâu rộng và đa dạng nhằm hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, đẩy mạnh phục hồi, hướng tới phát triển bền vững.

Trong số các sáng kiến này nổi lên những nội dung chiến lược, lâu dài như trao đổi thương mại, kết nối liên vùng, thu hẹp khoảng cách, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển xanh và bền vững…

Đồng thời, các nước đề cập các biện pháp đã và đang được triển khai như hợp tác về y tế, an ninh biển, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng.

Chia sẻ về các vấn đề khu vực và quốc tế, các nước tỏ lo ngại về tình hình phức tạp. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và ASEAN một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán về các vấn đề Biển Đông, Myanmar, Ukraine, Bán đảo Triều Tiên, căng thẳng giữa các nước lớn…

ASEAN tái khẳng định lập trường, đồng thời kêu gọi các bên đề cao luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982) và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC).

Các nước và các bên liên quan cần duy trì đối thoại, xây dựng lòng tin, lấy hoà bình làm mục tiêu, hợp tác làm công cụ, tôn trọng luật lệ, kiềm chế, tránh để bất đồng, mâu thuẫn trở thành xung đột.

ASEAN cũng chia sẻ với đối tác những hoạt động của mình thực hiện đồng thuận 5 điểm về Myanmar, tiến độ xây dựng bộ Quy tắc Ứng xử COC hướng tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

* Trong gặp gỡ với Bộ trưởng Ngoại giao các nước bên lề các Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao đổi phương thức thúc đẩy hợp tác với từng nước. Các Bộ trưởng đều đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong khu vực, khẳng định mong muốn mở rộng hợp tác với Việt Nam; đề xuất một số biện pháp như trao đổi đoàn, tăng cường quan hệ kinh tế - thương mại, khôi phục giao lưu nhân dân.

Các nước nhấn mạnh một số lĩnh vực hợp tác như tài chính, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ… Các bên cũng bàn thêm về phối hợp tại các Hội nghị lần này.

AMM-55: Trách nhiệm trong hợp tác, kiên trì với hòa bình, cam kết với ổn định, bền vững trong phát triển, ra Tuyên bố về diễn biến Eo biển Đài Loan
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao đổi với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. (Ảnh: Tuấn Anh)

* Trao đổi với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, hai Bộ trưởng khẳng định coi trọng việc củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt - Trung; nhất trí tăng cường hợp tác mọi mặt và tin cậy chính trị, bao gồm trao đổi, tiếp xúc cấp cao và các cấp, ngành, địa phương; tháo gỡ vướng mắc trong thương mại, ứng phó dịch bệnh; kết nối đường bộ, đường sắt; giao lưu nhân dân.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam kiên trì thực hiện chính sách “Một Trung Quốc”, cùng các nước ASEAN kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh làm phức tạp tình hình, leo thang căng thẳng, xử lý thoả đáng bất đồng, vì hoà bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.

* Gặp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishanka, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng Mekong.

Hai bên nhất trí ưu tiên quản lý bền vững tài nguyên nước, ứng phó biến đổi khí hậu, và hợp tác giữa Ủy hội sông Mekong và Cơ quan Quốc gia về lòng sông Hằng.

AMM-55: Trách nhiệm trong hợp tác, kiên trì với hòa bình, cam kết với ổn định, bền vững trong phát triển, ra Tuyên bố về diễn biến Eo biển Đài Loan
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao đổi với Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell. (Ảnh: Tuấn Anh)

* Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell đánh giá cao kết quả trong triển khai Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong muốn EU và các thành viên sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), dỡ bỏ thẻ vàng đối với thuỷ sản Việt Nam, thiết lập quan hệ Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng với Việt Nam.

AMM-55: Trách nhiệm trong hợp tác, kiên trì với hòa bình, cam kết với ổn định, bền vững trong phát triển, ra Tuyên bố về diễn biến Eo biển Đài Loan
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Bangladesh A.K Abdul Momen. (Ảnh: Tuấn Anh)

* Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bangladesh A.K Abdul Momen nhất trí tổ chức tốt kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ; phấn đấu đưa kim ngạch thương mại đạt 2 tỷ USD và tăng cường hợp tác về nông nghiệp, du lịch, văn hóa, giáo dục và giao lưu nhân dân.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên sớm tổ chức Tiểu ban Thương mại hỗn hợp lần thứ 3 và Tham khảo Chính trị lần thứ 2; đề nghị Bangladesh ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

AMM-55: Trách nhiệm trong hợp tác, kiên trì với hòa bình, cam kết với ổn định, bền vững trong phát triển, ra Tuyên bố về Eo biển Đài Loan
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Bilawai Bhutto Zardari. (Ảnh: Tuấn Anh)

* Gặp Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Bilawai Bhutto Zardari, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhất trí cần triển khai các thỏa thuận, sớm tổ chức Tham vấn chính trị, họp Ủy ban liên Chính phủ và Tiểu ban Hỗn hợp thương mại...

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Pakistan xem xét dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu đối với thủy sản và điện thoại di động của Việt Nam. Hai Bộ trưởng nhất trí sẽ tổ chức quảng bá văn hóa nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Ngày mai, 5/8, sẽ diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước Cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) lần thứ 29.

* Dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN ra Tuyên bố về những diễn biến tại Eo biển Đài Loan, bày tỏ quan ngại về nguy cơ bất ổn, hệ quả nghiêm trọng và khó lường đối với khu vực.

Tuyên bố kêu gọi kiềm chế tối đa, tuân thủ các nguyên tắc Hiến chương Liên hợp quốc và TAC.

Các nước ASEAN tái khẳng định ủng hộ chính sách ‘Một Trung Quốc’; đề cao tầm quan trọng của hợp tác, cùng tồn tại hoà bình và cạnh tranh lành mạnh vì mục tiêu hoà bình, an ninh, ổn định, phát triển bao trùm và bền vững.

Đường link:https://asean.org/wp-content/uploads/2022/08/final-ASEAN-FMs-Statement-on-Cross-strait-tention.pdf

AMM-55: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì ASEAN-Hàn Quốc, dự ASEAN+1 và ASEAN+3 và gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản

AMM-55: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì ASEAN-Hàn Quốc, dự ASEAN+1 và ASEAN+3 và gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản

Sáng 4/8, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ...

Thêm 6 nước tham gia Hiệp ước TAC của ASEAN

Thêm 6 nước tham gia Hiệp ước TAC của ASEAN

Thêm 6 quốc gia đã ký văn kiện tham gia Hiệp ước Thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), nâng tổng số quốc ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Man City 'vung tiền' chiêu mộ cầu thủ tỏa sáng tại EURO 2024 Dani Olmo

Man City 'vung tiền' chiêu mộ cầu thủ tỏa sáng tại EURO 2024 Dani Olmo

Nguồn tin từ Foot Mercato cho hay, Dani Olmo đã lọt vào tầm ngắm Man City - đội bóng hoạt động chậm chạp trên thị trường chuyển nhượng gần đây.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức lễ viếng và mở sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn ...
Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Alexandre Fasel nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cùng tìm kiếm bài hát trên YouTube bằng ứng dụng Gemini và không bỏ lỡ bất kỳ giai điệu yêu thích nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm ...
Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt.
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động