Đối thoại Shangri-La: Có thể và không thể

TS. Vũ Đăng Minh
Trải qua 20 kỳ, Đối thoại Shangri-La trở thành thương hiệu uy tín, diễn đàn hàng đầu trao đổi, thảo luận về các thách thức an ninh khu vực, quốc tế, vấn đề cùng quan tâm, hy vọng tìm ra cách tiếp cận, giải pháp mới…
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 sẽ diễn ra tại Khách sạn Shangri-la, Singapore từ ngày 31/5-2/6. (Nguồn: IISS)
Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 sẽ diễn ra tại Khách sạn Shangri-la, Singapore từ ngày 31/5-2/6. (Nguồn: IISS)

Đến hẹn lại tới, hàng trăm quan chức cấp cao, Bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh quân đội, học giả, chuyên gia an ninh… từ gần 50 quốc gia tụ hội ở Singapore, tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 21, kéo dài từ 31/5-2/6.

Năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, có những diễn biến mới khó lường. Xung đột kéo dài khốc liệt ở Ukraine và Dải Gaza có thể đột biến, nguy cơ bùng phát toàn khu vực. Nếu các bên không kiềm chế, bão tố, sóng ngầm có thể xuất hiện ở eo biển Đài Loan, Biển Đông, Hoa Đông, bán đảo Triều Tiên… Ẩn sau đó là vai trò, trách nhiệm của các nước lớn, quan hệ Mỹ-Trung và Mỹ-Nga.

Bối cảnh thế giới, khu vực khiến các nước càng quan tâm hơn với Đối thoại Shangri-La năm 2024. Vậy có thể trông đợi gì?

Một là, trao đổi, thảo luận, nhìn nhận xu hướng, diễn biến mới nổi trội gần đây của thế giới, khu vực. Từ đầu năm đến nay, có khoảng chục hội nghị thượng đỉnh song phương, “tay ba”, “tay tư” và đa phương khu vực, toàn cầu. Đáng chú ý, thành viên hội nghị bao gồm cả đối thủ, các nước đang mâu thuẫn, căng thẳng với nhau. Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn ngày 27/5 là một trường hợp như vậy.

Ngoại trừ chủ trương cấm vận nhằm vào đối thủ chủ yếu, đa số các nước không muốn “bỏ trứng vào cùng một giỏ”; cố gắng giảm thiểu tác động của cạnh tranh địa chính trị, đối đầu an ninh đến hợp tác kinh tế, thương mại. Một số nước có biểu hiện “giảm bớt cái tôi”, có thể nhượng bộ trong giới hạn, để đổi lấy lợi ích lớn hơn, thúc đẩy hợp tác, kéo các nước mình quan tâm ra xa đối thủ chủ yếu.

Hai là, cộng đồng quốc tế trông đợi các quốc gia nhìn nhận rõ hơn về trách nhiệm chung đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thế giới. Trước hết, các cường quốc có vai trò hàng đầu, trách nhiệm rất lớn. Đồng thời các nước đang phát triển, các nước mới nổi cũng có vai trò rất quan trọng.

Ba là, các nước có dịp công khai trao đổi, làm rõ hơn quan điểm về nguy cơ, thách thức an ninh của khu vực, thế giới và chủ trương, chính sách của mình. Qua đó, tìm ra những vấn đề cùng quan tâm, có thể hợp tác cùng có lợi. Hợp tác về kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân…, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực khác, từng bước nhỏ góp phần xây dựng lòng tin, ngăn chặn sai lầm đáng tiếc. Mặt khác, qua đối thoại, cộng đồng sẽ nhận ra ai thường xuyên “nói không đi đôi với làm”.

Kỳ này, Bộ trưởng Quốc phòng Đổng Quân được cho là sẽ tiếp tục đề cập khái niệm an ninh toàn cầu của Trung Quốc; quan ngại về liên minh, hợp tác an ninh giữa Mỹ và đồng minh, lôi kéo một số nước trong khu vực tham gia; triển vọng gặp gỡ với người đồng cấp Nhật Bản, Hàn Quốc bên lề Diễn đàn, sau Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn…

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tập trung vào chủ đề: Củng cố quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh, đối tác, nhằm ủng hộ một tầm nhìn khu vực hòa bình, ổn định. Người đứng đứng đầu Lầu Năm Góc sẽ thăm, gặp gỡ một số đối tác, đồng minh để triển khai chủ trương của Mỹ.

Vấn đề Biển Đông, trong đó có tranh chấp, va chạm ở bãi cạn Scarborugh/Cỏ Mây/đảo Hoàng Nham sẽ được đề cập theo các góc nhìn khác nhau. Theo thông tin từ Philippines, Tổng thống Ferdinand Marcos có bài phát biểu quan trọng, nhiều khả năng sẽ đề cập tình hình, nguyên nhân xung đột và quan điểm của Manila. Trung Quốc không muốn quốc tế hóa vấn đề, để bên ngoài can dự.

Bốn là, bên cạnh các phiên thảo luận toàn thể, thì các cuộc gặp song phương giữa một số nước; giữa Mỹ, Trung Quốc với các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác có ý nghĩa rất quan trọng. Năm 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc không gặp nhau, nên cuộc đối thoại song phương năm nay rất được trông đợi.

Năm là, tổng hợp từ các vấn đề trên, điều các nước mong muốn nhất là cùng nhau tìm ra cách tiếp cận thực tế, giải pháp khả thi, xây dựng cơ chế quản lý xung đột, từng bước tháo gỡ mâu thuẫn... Điều cốt lõi là duy trì các kênh liên lạc thường xuyên, nhất là ở cấp cao; xây dựng, củng cố lòng tin chiến lược và thượng tôn pháp luật, cả trên tuyên bố và hành động.

* * *

Một số vấn đề từng được đề cập trong các kỳ đối thoại trước, nhưng lần này vẫn có nét mới. Với bối cảnh khu vực, thế giới hiện nay, cộng đồng quốc tế có quyền và có thể trông đợi, nhưng không thể hy vọng Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 tạo đột biến. Chặng đường dài, đầy khó khăn thách thức phải qua nhiều bước đi nhỏ.

Không ai đến Đối thoại Shangri-La chỉ để cho có mặt. Đối thoại để hiểu đúng bối cảnh thế giới, khu vực, hiểu mình, hiểu đối tác, đối thủ; tìm ra những điều cùng quan tâm, các cản trở có thể tạm gác lại, để hợp tác cùng có lợi, là điều cộng đồng quốc tế mong muốn nhất và cũng là ý nghĩa của Đối thoại Shangri-La năm 2024. Trông đợi là một chuyện, còn kết quả đến đâu lại là chuyện khác.

Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

Diễn tập sử dụng vũ khí hạt nhân, nguy cơ, thông điệp và khả năng

Thảm họa vũ khí hạt nhân đã, đang và mãi là nỗi ám ảnh khủng khiếp của nhân loại. Gần đây, dường như vấn đề ...

Vết thương tâm lý khó lành ở New Caledonia

Vết thương tâm lý khó lành ở New Caledonia

Chủ nghĩa thực dân đã bị thủ tiêu từ lâu nhưng dấu ấn của nó thì không dễ có thể xóa hết đi được. Những ...

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc sắp hội đàm trực tiếp lần đầu tiên bên lề Đối thoại Shangri-La

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc sắp hội đàm trực tiếp lần đầu tiên bên lề Đối thoại Shangri-La

Cuộc hội đàm bên lề Đối thoại Shangri-La sẽ là lần đầu tiên hai Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc gặp mặt trực ...

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm Campuchia sau Đối thoại Shangri-La

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ thăm Campuchia sau Đối thoại Shangri-La

Theo tin từ Lầu Năm Góc và hãng AP ngày 27/5, cuối tuần này, ông Lloyd Austin sẽ có chuyến thăm tới khu vực Ấn ...

Tổng thống Philippines thăm cấp nhà nước tới Brunei

Tổng thống Philippines thăm cấp nhà nước tới Brunei

Ngày 28/5, Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos đã lên đường tới Brunei để thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước trong hai ngày tới ...

Đọc thêm

Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Ngày 26/12, Chính phủ Mali cho biết một tàu chở người di cư đã bị chìm ngoài khơi Morocco khiến 70 người mất tích, trong đó có 25 người đến ...
Điện chia buồn nguyên Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từ trần

Điện chia buồn nguyên Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh từ trần

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao ngày 27/12.
Nestlé khởi động chương trình tôn vinh giá trị Tết truyền thống Việt Nam

Nestlé khởi động chương trình tôn vinh giá trị Tết truyền thống Việt Nam

Nhân dịp chào Xuân Ất Tỵ 2025, Nestlé Việt Nam tự hào khởi động chương trình đặc biệt mang tên 'Cùng Nestlé, cầu Tết chất lượng trong tay'.
Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngày 27/12, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 8.700 tỷ Yen (55 tỷ USD) cho tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau).
Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Đà Lạt: Khám phá lối trang trí độc đáo của ‘ngôi chùa ve chai’

Chùa Linh Phước là điểm đến văn hóa tâm linh độc đáo bậc nhất ở Đà Lạt, nơi được tạo tác với vô vàn những hiện vật, tranh gốm ấn ...
Dự báo thời tiết ngày mai (28/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (28/12): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét; Thừa Thiên Huế đến Phú Yên mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (28/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Morocco giải cứu hơn 10.000 người di cư trên biển

Ngày 26/12, Chính phủ Mali cho biết một tàu chở người di cư đã bị chìm ngoài khơi Morocco khiến 70 người mất tích, trong đó có 25 người đến từ Mali.
Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngân sách nhà nước cao kỷ lục: Nhật Bản đặt ưu tiên an ninh quốc phòng lên hàng đầu

Ngày 27/12, Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng lên mức kỷ lục 8.700 tỷ Yen (55 tỷ USD) cho tài khóa 2025 (bắt đầu từ tháng 4 năm sau).
Ông Trump 'dọa' giành quyền kiểm soát kênh đào Panama: Tổng thống Mulino tuyên bố máu, mồ hôi và nước mắt đã đổ, sẽ chẳng có đối thoại nào hết

Ông Trump 'dọa' giành quyền kiểm soát kênh đào Panama: Tổng thống Mulino tuyên bố máu, mồ hôi và nước mắt đã đổ, sẽ chẳng có đối thoại nào hết

Panama tái khẳng định chủ quyền của nước này đối với kênh đào cùng tên, nhằm đáp lại lời đe dọa của ông Trump về quyền kiểm soát tuyến đường này.
Xung đột lan tới Yemen: Israel tuyên bố tất cả chỉ mới bắt đầu, Houthi không kém miếng, LHQ báo động, Mỹ có biết trước?

Xung đột lan tới Yemen: Israel tuyên bố tất cả chỉ mới bắt đầu, Houthi không kém miếng, LHQ báo động, Mỹ có biết trước?

Israel tuyên bố 'sẽ tấn công Houthi đến cùng cho đến khi phong trào này hiểu ra như Hamas, Hezbollah và Syria'.
Các nước Baltic 'cầu cứu' NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Các nước Baltic 'cầu cứu' NATO sau loạt sự cố về cáp ngầm, muốn triển khai cả hạm đội răn đe

Từ năm 2022 đến nay đã xảy ra hàng loạt sự cố liên quan các cáp ngầm trung chuyển năng lượng chạy dưới đáy biển Baltic.
Xung đột Ukraine: Nga gật đầu với một nước EU về đàm phán, thẳng thừng gạt bỏ thỏa thuận ngừng bắn, tuyên bố nhiệm vụ hàng đầu

Xung đột Ukraine: Nga gật đầu với một nước EU về đàm phán, thẳng thừng gạt bỏ thỏa thuận ngừng bắn, tuyên bố nhiệm vụ hàng đầu

Nga sẽ tiếp tục đạt được tất cả mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trong năm 2025, gọi đây là nhiệm vụ hàng đầu.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Cập nhật kho vũ khí hạt nhân toàn 'hàng khủng' của Nga

Sau khi Nga tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Oreshnik, kho vũ khí hạt nhân của nước này được quan tâm hơn bao giờ hết.
'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

'Ván cờ' Syria: Làm rõ 'người chơi’ chính, ai là ai của ai?

Cuộc nội chiến kéo dài ở Syria đã thu hút sự chú ý của thế giới sau khi lực lượng nổi dậy bất ngờ chiếm giữ hầu hết Aleppo.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 2): Công cụ hạt nhân hủy diệt hàng loạt liệu có đám gờm hơn một nỗi khiếp sợ vô hình?

Vũ khí hạt nhân đặc biệt nổi bật vì sự hủy diệt tuyệt đối và khả năng đe dọa toàn cầu, song vẫn có những công cụ khác có sức phá hủy kinh hoàng.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Phiên bản di động