Ấn Độ - Pakistan không thể bùng nổ chiến tranh toàn diện

Tờ Minh báo của Hong Kong cho rằng, trong trong bối cảnh Ấn Độ đang chuẩn bị bầu cử Quốc hội vào tháng 5 tới, Pakistan nỗ lực cải tổ nền kinh tế và Mỹ đang nỗ lực thiết lập hòa bình tại Nam Á, hai bên sẽ tìm mọi cách để kiềm chế, không để xảy ra chiến tranh toàn diện. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
an do pakistan khong the bung no chien tranh toan dien Vượt qua Trung Quốc, Ấn Độ dẫn đầu về số lượng du học sinh tại Canada
an do pakistan khong the bung no chien tranh toan dien Giới truyền thông: Mỹ có thể dỡ bỏ "hầu hết hoặc tất cả" thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Giữa tháng 2 vừa qua, Lực lượng Dân binh Hồi giáo Jaish-e-Mohammed (JeM) lấy Pakistan làm căn cứ tấn công lực lượng Quân cảnh Ấn Độ, làm hơn 40 người thiệt mạng, sự kiện này đã khiến xung đột Ấn Độ - Pakistan gần đây liên tục leo thang. Đây là dấu hiệu JeM, tổ chức khủng bố trong mắt phương Tây, một lần nữa nổi lên, trở thành chất xúc tác kích thích thù hận giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan trong nhiều năm qua.

Giới phân tích quốc tế cho rằng, chính sách của Ấn Độ và Pakistan sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Kashmir, tất yếu sẽ thử thách chính sách và biện pháp ngoại giao tại khu vực Nam Á của Mỹ. 

an do pakistan khong the bung no chien tranh toan dien
Trong những ngày vừa qua, Quân đội Pakistan đã bắn hạ 2 máy bay quân sự của Ấn Độ bay trong không phận của Pakistan tại khu vực tranh chấp Kashmir. (Nguồn: CBC)

Mới đây, trong một bài viết đăng trên tạp chí “Chính sách ngoại giao”, Michael Kugelman - chuyên gia về vấn đề Nam Á thuộc Trung tâm học giả quốc tế Wilson của Mỹ - nêu rõ tình trạng hỗn loạn tại khu vực Kashmir chủ yếu có liên quan đến một vài yếu tố sau.

Thứ nhất là JeM, từ năm 2003, sau nhiều năm im lặng, năm 2014 JeM bắt đầu hoạt động trở lại, liên tiếp thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào Ấn Độ. Chuyên gia Michael Kugelman cho rằng, điều này có liên quan đến năm 2014, thời điểm Mỹ nghiên cứu rút lực lượng vốn thực hiện nhiệm vụ tấn công Taliban tại Afghanistan, khiến cho các tổ chức vũ trang như JeM một lần nữa chuyển phạm vi hoạt động từ Afghanistan sang Ấn Độ. Một lý do khác cũng có thể đến từ sự nổi lên của các tổ chức cực đoan như Al-Qaeda, Nhà nước Hồi giáo (IS), khiến JeM tự nhận thấy cần phải củng cố thế lực và hành động.

Thứ hai, Pakistan được cho là đã lợi dụng các tổ chức vũ trang làm cái cớ, tiến hành hoạt động mang tính khiêu khích, dẫn đến tình trạng hỗn loạn và mưu đồ giành quyền kiểm soát thực tế đối với khu vực Kashmir. Thế nhưng, những năm gần đây, Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Modi đã dùng “bàn tay thép” tiêu diệt thế lực đối lập tại khu vực Kashmir, khiến cho các cuộc tấn công của các tổ chức vũ trang nhằm vào Ấn Độ đã dần diễn biến từ chỗ Chính phủ Pakistan ngầm cho phép, biến thành các cuộc tấn công tự phát trong dân chúng. 

Theo ông Kugelman, trong bối cảnh Chính phủ Ấn Độ đối mặt với sức ép bị tấn công trả thù, còn Pakistan tiếp tục dựa vào các phần tử vũ trang làm suy yếu sức mạnh của quân đội Ấn Độ, xu thế bùng nổ xung đột giữa hai nước Ấn Độ và Pakistan đang ngày càng bộc lộ rõ hơn, thậm chí có thể bùng nổ thành chiến tranh hạt nhân.

Một khi tình hình diễn biến đến mức mất kiểm soát, Mỹ - nhân tố thứ ba, sẽ buộc phải ra tay làm trung gian hòa giải, không để bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân. Theo đó, Washington một mặt ủng hộ đồng minh New Delhi, mặt khác cần tranh thủ sự hỗ trợ của Islamabad để thúc đẩy đàm phán hòa bình với Taliban, nhằm đạt được mục tiêu hòa bình tại khu vực Nam Á. Do vậy, biện pháp và chính sách ngoại giao của Mỹ tại khu vực đang được xem xét một cách kỹ lưỡng.

an do pakistan khong the bung no chien tranh toan dien
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại Hội nghị Shangri-La tại Singapore. (Nguồn: CFR.org)

Thế nhưng, giới quan sát Ấn Độ lại cho rằng, ngay cả khi không có Mỹ, quan hệ căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan cũng khó có thể dẫn đến chiến tranh toàn diện. Đầu tiên, trước sức ép bầu cử Quốc hội Ấn Độ vào tháng 5 tới, Thủ tướng Narendra Modi có hai lựa chọn.

Thứ nhất, ông cần tìm cách thể hiện đủ năng lực bảo vệ đất nước trước các cử tri, sẵn sàng đáp trả các hành động khiêu khích quân sự của Pakistan, nhưng sẽ kiểm soát không để bùng nổ chiến tranh. Thứ hai, Thủ tướng Modi sẽ chỉ dồn sức cho bầu cử Quốc hội, do vậy không phát động chiến tranh toàn diện với Pakistan.

Ở phía bên kia, Pakistan trong tình trạng kinh tế yếu kém, sẽ không đủ sức chủ động phát động chiến tranh với Ấn Độ. Giới quan sát tin rằng hai bên cuối cùng sẽ tìm mọi cách kiềm chế, không để xảy ra chiến tranh toàn diện, cùng lắm là chỉ xảy ra các vụ xung đột quy mô nhỏ tại khu vực biên giới.

an do pakistan khong the bung no chien tranh toan dien Ngoại trưởng Pakistan: Chiến tranh sẽ là hành động tự sát với 2 quốc gia láng giềng sở hữu vũ khí hạt nhân

Hãng thông tấn PTI mới đây dẫn lời Ngoại trưởng Pakistan Shah Mahmood Qureshi tuyên bố nước này sẽ không cho phép khủng bố sử ...

an do pakistan khong the bung no chien tranh toan dien Chuyên gia Ấn Độ: Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 có 5 điểm tích cực

Thời báo Hàn Quốc mới đây đăng tải bài viết của PGS. Sandip Kumar Mishra giảng dạy tại Đại học Jawaharlal Nehru ở thủ đô ...

an do pakistan khong the bung no chien tranh toan dien Ấn Độ khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Pakistan chống khủng bố

Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh ngày 2/3 khẳng định nước này sẵn sàng hỗ trợ Pakistan đối phó với mối đe dọa ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Hai quan chức Mỹ xác nhận với CBS News rằng, một tên lửa của Israel đã bắn trúng Iran trong cuộc tấn công ngày 19/4 (giờ Hà Nội).
Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Hướng dẫn cách xóa bộ nhớ đệm ứng dụng trên iPhone siêu đơn giản

Cách xóa bộ nhớ đệm iPhone thường được áp dụng khi máy gặp tình trạng hết dung lượng. Hơn nữa, việc thường xuyên dọn dẹp bộ nhớ đệm còn giúp ...
Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Doanh số iPhone giảm mạnh, Apple đánh mất vị thế dẫn đầu

Lượng iPhone xuất xưởng trên toàn cầu trong quý I/2024 đã giảm 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 50,1 triệu thiết bị khiến cho Apple đánh mất ...
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8: Trí gặp rắc rối vì đụng độ ông trùm giang hồ?

Người một nhà tập 8, Trí thuê xe của Diệp để đi làm xe ôm công nghệ, Khải nói với ông trùm giang hồ về thông tin Trí mới ...
Cách hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone cực đơn giản không phải ai cũng biết

Cách hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone cực đơn giản không phải ai cũng biết

Hẹn giờ chụp ảnh trên iPhone sẽ giúp bạn có được những bức ảnh chụp cùng gia đình, người thân, bạn bè mà không thiếu bất kỳ thành viên nào. ...
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ lại chặn HĐBA thông qua việc Palestine làm thành viên LHQ

Mỹ phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc với nội dung mở đường cho Palestine trở thành thành viên đầy đủ của cơ quan này.
Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Điểm tin thế giới sáng 19/4: Hàn Quốc đóng tàu chiến cho Peru, Philippines phát triển đặc khu kinh tế, Mỹ-Anh trừng phạt Iran

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 19/4.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động