TIN LIÊN QUAN | |
New Delhi cảnh báo Bắc Kinh ‘tránh xa’ tranh chấp Kashmir giữa Ấn Độ và Pakistan | |
Ngoại trưởng Ấn Độ, Mỹ thảo luận tình hình ở khu vực Kashmir, quan hệ chiến lược song phương |
Việc 27 dân biểu của Nghị viện châu Âu (EP) được mời đến thăm vùng Kashmir do Ấn Độ quản lý là sự kiện đối ngoại xưa nay chưa từng thấy ở Ấn Độ và khiến EP không khỏi ngỡ ngàng và bối rối. Vùng lãnh thổ này đã được Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cơ cấu lại về pháp lý và hành chính bằng cách huỷ bỏ các quyền tự trị sâu rộng áp dụng từ khi lập quốc và chuyển thành hai vùng lãnh thổ liên bang mới.
Ngay đến cả dân biểu trong Quốc hội hiện tại ở Ấn Độ cũng không được đến hai vùng lãnh thổ mới này chứ chưa nói người ngoài. Nhưng 27 dân biểu kia của EP lại được ông Modi tiếp đón chân tình và còn tới thăm vùng lãnh thổ mới Jammu và Kashmir. Cho dù đấy không phải là một phái bộ chính thức của EP, tác động đối ngoại của sự kiện đối với Ấn Độ và đối nội đối với EP và EU vẫn không hề nhỏ.
Tất cả những dân biểu này của EP đều thuộc các đảng phái hay phe cánh chính trị ở cánh hữu, cực hữu và dân tuý trong EP. Họ đều ủng hộ hay ít ra thì cũng không phê phán quyết sách mới nói trên của ông Modi đối với Jammu và Kashmir. Quan điểm thái độ này của họ là nguyên do chính khiến phía Ấn Độ mời đón họ ở Ấn Độ và tạo trường hợp ngoại lệ về đối ngoại ở vùng này của Ấn Độ.
Mục đích của phía Ấn Độ rõ ràng là tranh thủ những dân biểu của EP ủng hộ Ấn Độ, gây dựng lực lượng vận động hành lang cho Ấn Độ trong EP và EU. Ông Modi chủ ý tạo hình ảnh và cảm nhận về bên trọng bên khinh để phân hoá nội bộ EP và EU trong vấn đề Kashmir. Vì quyết sách mới của ông Modi mà quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan thêm căng thẳng và phức tạp mà Trung Quốc công khai đứng về phía Pakistan. Bởi thế, việc vô hiệu hoá mọi phê trách và phản đối từ phía các đối tác quan trọng khác rất cần thiết và quan trọng đối với Ấn Độ.
Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Ấn Độ và Nepal: Chiến thắng cần thiết ở thời điểm quan trọng
TGVN. Giới phân tích nhận định, chuyến công du Nam Á của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là một chiến thắng ngoại giao ... |
Ukraine từ chối tham gia vào các vấn đề của Hội đồng Nghị viện châu Âu sau khi Nga quay lại
TGVN. Ngày 2/10, Trưởng phái đoàn của Ukraine tại Hội đồng Nghị viện châu Âu (PACE) Yelizaveta Yasko cho biết, Ukraine dự kiến sẽ không có ... |
Nhân sự Ủy ban châu Âu: Dĩ hoà vi quý
TGVN. Tân Chủ tịch Uỷ ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen công bố nhân sự của EC. Nhìn vào bộ máy nhân sự ấy, ... |