Anh thợ thêu nuôi mộng... cung đình

15 năm nay, anh thợ thêu Vũ Văn Giỏi bỗng dưng trở thành người suốt ngày được sống trong… nhung lụa của cung đình. “Sống trong nhung lụa”, với người ta là sướng, còn với anh Giỏi, nó là nghiệp, nó vắt của anh mồ hôi và nước mắt. Song nhờ sự hy sinh ấy, những mẫu áo cung đình xưa được phục hồi, những giá trị văn hóa được gìn giữ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Vũ Văn Giỏi bên chiếc long bào vừa hoàn thành.

Cả năm thêu... 1 chiếc áo

Hầu như đứa trẻ nào lớn lên ở làng Đông Cứu, xã Dũng Tiến, huyện Đan Phượng, Hà Nội cũng biết đến nghề thêu. Anh Giỏi cũng thế, bao đời người làng Đông Cứu truyền nhau chiếc kim thêu như kế sinh nhai. Nhưng trong nền kinh tế thị trường ngày nay, thước đo của thành công thường được gắn với số hàng xuất ngoại hay sản lượng vải thêu làm ra hàng ngày… Anh Giỏi làm điều ngược lại. Anh từng “hoang phí” cả năm trời để rồi kết quả chỉ vỏn vẹn là… 1 chiếc áo thêu! Và rồi khi dựng chiếc áo lên, anh đứng ngồi không yên, ngắm ngày này sang ngày khác. Không phải anh thợ ngược đời ấy tự mãn với sản phẩm của mình, mà là suy ngẫm xem, cái cách mình thực hiện, đã đạt đúng yêu cầu của nghệ thuật thêu truyền thống hay chưa.

Hơn chục năm nay, anh gắn với nghiệp phục dựng áo mão cung đình, loại áo dành cho vua chúa xưa, vừa có tính mỹ thuật cao mà kỹ thuật thêu phải tuân thủ những nguyên tắc ngặt nghèo.

Cơ duyên đến với những bộ trang phục ông hoàng bà chúa khi xưa, bắt đầu từ chính lối thêu của gia đình. Từ nhỏ, anh đã được cha mẹ truyền cho lối thêu kỹ tính với rồng, với phượng. Dẫu “khó sống” hơn so với các lối thêu khác, do đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và kiên trì. Nhưng cái được, là anh không bị “mất nghề”. Nhận ra kỹ thuật thêu đặc biệt của gia đình anh Giỏi, một người khách Việt kiều tìm tới tận nhà anh đặt phục chế một bộ trang phục triều Nguyễn.

Nhận lời làm, nhưng vẫn lo. Những đêm đầu tiên anh mất ngủ bởi thêu được áo cho “vua” không phải chuyện đùa. Anh sợ mình làm không đúng thì vừa thất thố với khách, vừa xấu hổ với chính mình. Thế nhưng, dù mới làm quen, anh đã đáp ứng được yêu cầu khắt khe của kỹ thuật thêu cung đình, phục chế thành công nhiều bộ quần áo của vua, hoàng hậu, thái tử… trong cung đình triều Nguyễn.

Cho đến một ngày, khi ông khách nọ không đặt hàng nữa, anh Giỏi mới nhận ra mình mê mẩn những chiếc áo rồng phượng tự lúc nào. Trước kia, làm theo đơn đặt hàng thì có thu nhập, giờ mê áo vua chúa, anh làm có bán được không? Được hỏi thế, anh Giỏi trả lời: “Áo này bán chẳng ai mua cả. Mình làm vì mê thôi. Tốn bao nhiêu tiền của nên có người can, nhưng mình cứ định thôi không làm nữa thì lại như có người bắt mình phải làm”.

Nỗi lo thất truyền

Trong nhà anh Giỏi, có một đống quần áo mà sờ vào người ta có cảm giác mát lịm tay, trên đó, là những hình rồng, phượng được thêu cực kỳ tinh xảo. Thấy tôi trầm trồ trước những tuyệt kỹ công phu của nghề thêu khi xem những bộ quần áo đó, anh bảo: “Đồ bỏ đi đấy!”. Quả đáng ngạc nhiên, những bộ quần áo bằng sa, the, lụa… được thêu cầu kỳ như vậy lại bị bỏ đi. “Vấn đề ở đây không phải là thêu không đẹp, mà kỹ thuật thêu không đúng “lề lối” xưa, nên sản phẩm có đẹp mấy cũng phải bỏ đi”. Khoảng 20 bộ quần áo đã được anh Giỏi “hoàn thiện”, nhưng rồi trở thành phế phẩm, chỉ vì những lỗi cực nhỏ.

Anh Giỏi dẫn giải cho chúng tôi thêm: Các sản phẩm thêu ngày nay có thể tự do chuyển canh chỉ theo ý thích, nhưng trang phục cung đình thì đều phải tuân thủ theo những quy tắc nhất định. Các canh chỉ, họa tiết của áo “hoàng cung” được quy định theo từng chức vụ, cấp bậc nên khi thêu cũng phải thực hiện đúng theo các nguyên tắc ấy thì mới có thể bắt nhịp với công việc. Bên cạnh đó, thêu “áo vua”, dù có bao nhiêu mũi chỉ chăng nữa, thì cũng phải đều tăm tắp về khoảng cách, độ dài... Hơn nữa, bất kể họa tiết nào, các mũi chỉ đều phải thêu theo một hướng nhất định.

Chọn chỉ trong thêu áo cho vua và hoàng gia cũng phải tuân thủ những quy tắc cực kỳ ngặt nghèo, đơn giản như áo long bào của vua, bắt buộc phải trộn chỉ xe 2 chiều, trong khi đó, áo hoàng hậu chỉ được dùng chỉ xe một chiều... Một chiếc hoàng bào của vua nhà Nguyễn, được dùng tới trên 200 màu chỉ khác nhau. Chẳng hạn, riêng những họa tiết màu lam thể hiện hình ảnh sóng nước trên áo vua, mỗi mảng lại đòi hỏi những màu lam khác nhau, và trên mỗi mảng đó, bắt buộc phải có 5 sắc độ lam, từ đậm đến nhạt. Các họa tiết khác cũng tuân thủ quy tắc ấy. 20 bộ quần áo là một số tài sản khá lớn, cùng với nhiều công sức, đó là “học phí” anh phải trả trên con đường tìm về với nghệ thuật của cha ông.

“Càng làm càng thấy được xưa kia các cụ tay nghề cao thế nào. Từng họa tiết, từng đường kim mũi chỉ đều ẩn chứa những ý nghĩa khiến mình càng mê. Có những kỹ thuật thêu rất khó, mà cả nước may ra có 1-2 người biết. Thế nên mình cứ làm vì tiếc, nhỡ đâu nay mai, không còn ai làm được, thì những kỹ thuật của cha ông sẽ mãi mãi thất truyền. Khi ấy, người Việt chả còn gì để tự hào về kỹ thuật thêu của mình cả”, anh Giỏi tâm sự.

Hiện, anh vẫn phải làm “hàng chợ”, để nuôi ước mơ lâu dài là phục chế thêm nhiều kỹ thuật thêu dành cho cung đình, phục chế thêm nhiều mẫu thêu cổ.

Lam Sơn

Đọc thêm

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Xem trực tiếp trận tứ kết Futsal Việt Nam và Futsal Uzbekistan trên kênh nào?

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại vòng chung kết Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Uzbekistan ở tứ kết.
Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva - một mốc son của nền ngoại giao Việt Nam

Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva vào sáng 25/4 và kết nối trực tuyến với các cơ quan đại ...
Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Trung Quốc 'tung' chiến lược mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, 'đập tan' mọi ngờ vực của Mỹ và châu Âu về xe điện

Ngành công nghiệp xe điện đang dẫn đầu thế giới của Trung Quốc sẽ nhận được sự thúc đẩy lớn từ chính phủ.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng, dùng Phở, cà phê tại Hà Nội

Sáng 24/4, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đã mời Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi dạo bộ sáng tại Hồ Gươm và dùng Phở, cà phê tại Hà Nội.
Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Tin vui rộng ràng đến Ukraine: Dự luật viện trợ vượt ải Quốc hội Mỹ, ông Biden công bố thời điểm ký thành luật, chuyến hàng đầu tiên sắp 'rời bến'

Thượng viện Mỹ thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác với 79 phiếu thuận và18 phiếu chống.
Ghi 2 bàn vào lưới Chelsea, Kai Havertz lập kỷ lục tại giải Ngoại hạng Anh

Ghi 2 bàn vào lưới Chelsea, Kai Havertz lập kỷ lục tại giải Ngoại hạng Anh

Kai Havertz làm nên lịch sử Ngoại hạng Anh với cú đúp bàn thắng cùng Arsenal 'đè bẹp' đội bóng cũ Chelsea 5-0, đưa Pháo thủ trở lại đầu bảng.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động