APEC: Phát triển bền vững và mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ

Trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ nhất (SOM 1) và các cuộc họp liên quan, ngày 23/2, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) tổ chức “Hội thảo chính sách APEC về Công nghiệp hỗ trợ”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
apec phat trien ben vung va manh me nganh cong nghiep ho tro APEC tìm cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án hợp tác công tư
apec phat trien ben vung va manh me nganh cong nghiep ho tro APEC 2017: Nâng cao hợp tác công - tư về dịch vụ

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, một trong những trụ cột ưu tiên và xuyên suốt của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương thời gian qua cũng như của Năm APEC 2017 là tập trung thúc đẩy liên kết, hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng hơn, tạo đà, động lực cho các nền kinh tế thành viên hội nhập sâu sắc hơn vào các chuỗi: cung ứng, sản xuất, giá trị khu vực và toàn cầu, tăng cường tính kết nối giữa các thể chế kinh tế khu vực cũng như thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ cho phát triển kinh tế của từng thành viên. 

Ông Lương Hoàng Thái cho rằng, với 21 nền kinh tế thành viên hai bên bờ Thái Bình Dương cùng sự đa dạng về trình độ phát triển kinh tế và văn hóa, những năm qua, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương đã thành công trong việc thiết lập một diễn đàn hợp tác để các nền kinh tế thành viên phối hợp xây dựng năng lực, hợp tác cùng tận dụng các cơ hội, lợi ích của tiến trình toàn cầu hóa nhằm tạo đà cho sự phát triển của mỗi thành viên cũng như sự thịnh vượng, ổn định chung của toàn khu vực.

apec phat trien ben vung va manh me nganh cong nghiep ho tro
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Các hoạt động của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ngày càng đi vào cụ thể, mang lại lợi ích thiết thực cho các thành viên như: Thiết lập chuỗi cung ứng tin cậy (cải thiện hiệu quả của chuỗi cung ứng thêm 10% vào năm 2015), tạo điều kiện cho doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) tham gia tích cực vào chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các nền kinh tế thành viên; các hoạt động xây dựng năng lực, chia sẻ kinh nghiệm và thông lệ tốt giữa các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương... 

Cũng theo ông Lương Hoàng Thái, trong xu thế của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế khu vực, mỗi nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc trở thành một mắt xích cơ bản trong chuỗi cung ứng, sản xuất và giá trị toàn cầu.  Trong chuỗi sản xuất toàn cầu, với trình độ phát triển và lợi thế khác nhau, mỗi nền kinh tế đều nỗ lực hết mình để tối ưu hóa các nguồn lực, xác định và định vị mình trong sân chơi chung rộng lớn này. Trên thực tế, mỗi nền kinh tế với quy mô, trình độ phát triển khác nhau có thể định nghĩa ngành công nghiệp hỗ trợ khác nhau để phù hợp với điều kiện phát triển cụ thể. 

Phát triển một cách bền vững và mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ không những tạo công ăn việc làm, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mà còn góp phần củng cố nội lực của một nền kinh tế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thu hút vốn đầu tư nước ngoài, là một trong những lựa chọn chiến lược của nhiều nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển, với nhu cầu sản xuất ngày càng gia tăng. 

Hội thảo hướng tới mục tiêu: Nâng cao năng lực của các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương trong thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ, từ đó tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong khu vực và thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (MSMEs) vào Chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs); Tạo cơ hội kết nối cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các bên liên quan nhằm xây dựng ngành công nghiệp hỗ trợ cạnh tranh và hiện đại; Góp phần xây dựng "Hướng dẫn chính sách, Bộ thông lệ tốt" bao gồm các chính sách về ngành, về nghiên cứu và phát triển (R&D) và phát triển nguồn nhân lực... 

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ đối với phát triển kinh tế, năm 2016, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương đã thông qua sáng kiến về “Thúc đẩy Công nghiệp hỗ trợ APEC” do Nhật Bản và Việt Nam đồng chủ trì.  Kế hoạch triển khai sáng kiến sẽ thông qua hai giai đoạn cụ thể. 

Giai đoạn 1, Ban Nghiên cứu hỗ trợ chính sách APEC (PSU) đã thực hiện ba Nghiên cứu điển hình về Công nghiệp hỗ trợ tại ba nền kinh tế thành viên APEC là Australia, Mexico và Việt Nam nhằm phân tích, đánh giá chính sách và kinh nghiệm trong việc năng cao năng lực cạnh tranh và hiện đại hóa ngành công nghiệp hỗ trợ khu vực Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. 

Giai đoạn 2, Việt Nam sẽ phối hợp với Nhật Bản và Ban Nghiên cứu hỗ trợ chính sách xây dựng Bộ hướng dẫn chính sách, Bộ thông lệ tốt về Công nghiệp hỗ trợ APEC nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng chính sách và thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ khu vực.  Dự kiến Hướng dẫn chính sách, Bộ thông lệ tốt sẽ được trình lên các Bộ trưởng thông qua tại Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế lần thứ 29 (AMM 29), tháng 11/2017 tại Đà Nẵng và là một trong những kết quả quan trọng của hợp tác APEC năm 2017.

apec phat trien ben vung va manh me nganh cong nghiep ho tro Khai mạc Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC 2017

Sáng nay 23/2, Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC (FBCDM) do Bộ Tài chính cùng Ngân ...

apec phat trien ben vung va manh me nganh cong nghiep ho tro Kết quả ngày làm việc thứ năm tại SOM 1

Ngày 22/2, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bảy ủy ban, nhóm công tác và diễn đàn APEC đã triển khai các hoạt ...

apec phat trien ben vung va manh me nganh cong nghiep ho tro Các thành viên ủng hộ những ưu tiên của Năm APEC Việt Nam 2017

Ngày 20/2 (giờ địa phương) tại trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên ...

(theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

APEC Việt Nam 2017

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Quốc vương Campuchia sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Theo Thông cáo của Bộ Ngoại giao, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28-29/11.
Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Mỹ 'thắp lên hy vọng' về tương lai lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Đại sứ Israel tại Washington tuyên bố, một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt giao tranh giữa Tel Aviv và Hezbollah có thể được đạt được trong vài ngày ...
Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Tổng thống Bulgaria thăm chính thức Việt Nam: Dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác với Quốc hội Bulgaria.
Phiên bản di động