Nga, Mỹ, Liên hợp quốc cùng nhiều tổ chức khác đã lên tiếng kêu gọi Armenia-Azerbaijan ngừng bắn tại khu vực biên giới Nagorno-Karabakh. Trong ảnh: Binh sỹ Armenia đứng gác tại làng Shurnukh thuộc khu vực Nagorno-Karabakh, ngày 4/3/2021. (Nguồn: AFP) |
Ngày 13/9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết, 50 quân nhân nước này đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với Armenia mới đây.
Trước đó cùng ngày, Armenia thông báo ít nhất 49 binh sĩ của nước này thiệt mạng trong cuộc giao tranh đẫm máu nhất giữa Azerbaijan và Armenia kể từ cuộc xung đột năm 2020.
Cùng ngày, ông Yuri Ushakov, Cố vấn Tổng thống Nga cho biết, nước này vô cùng lo ngại tình hình tại biên giới Armenia-Azerbaijan và kêu gọi hai bên tuân thủ lệnh ngừng bắn: “Chúng tôi bày tỏ sự vô cùng quan ngại về tình hình ngày càng trầm trọng hơn tại một số khu vực ở biên giới Armenia-Azerbaijan”.
Nhấn mạnh cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngay đêm 12/9, quan chức này nói: “Chúng tôi kêu gọi cả Azerbaijan và Armenia kiềm chế, tuân thủ nghiêm cơ chế ngừng bắn và các tuyên bố ba bên của các nhà lãnh đạo Nga, Azerbaijan và Armenia”.
Theo ông Ushakov, Moscow đang giữ liên lạc chặt chẽ với Baku và Yerevan qua kênh ngoại giao và quân sự, khẳng định cuộc gặp sắp tới giữa Tổng thống Putin và người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev tại Samarkand (Uzbekistan) sẽ đặc biệt quan trọng.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết đã điện đàm riêng rẽ với lãnh đạo Armenia và Azerbaijan. Ông Blinken bày tỏ “quan ngại sâu sắc”, đồng thời kêu gọi Yerevan cùng Baku nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình sau cuộc đụng độ đẫm máu nhất tại Nagorno-Karabakh kể từ năm 2020.
Ông Phil Reeker, nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ gần đây vừa nhận nhiệm vụ khởi động các cuộc đàm phán Caucasus đã có mặt tại thủ đô Baku của Azerbaijan vào ngày 13/9 trong chuyến thăm được lên lịch từ trước.
Trong một tin liên quan, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi Armenia-Azerbaijan giảm căng thẳng khẩn cấp.
Người phát ngôn LHQ Stephane Dujarric cho biết, ông Guterres kêu gọi hai bên “ngay lập tức thực hiện các bước hạ nhiệt căng thẳng, kiềm chế tối đa và giải quyết mọi vấn đề còn tồn tại thông qua đối thoại và các hình thức hiện có”.
| Điểm tin thế giới sáng 14/9: Nhật Bản 'siêng' tập trận; Indonesia sớm trình làng vaccine nội; New Zealand từ bỏ chế độ quân chủ? Nhật Bản tập trận với Ấn Độ và Mỹ, Tổng thống Nga điện đàm với Thủ tướng Armenia, phát ngôn của Thủ tướng New Zealand... ... |
| Tin thế giới 13/9: Tình hình Armenia-Azerbaijan ‘căng như dây đàn’, Nga sẽ dự Đại hội đồng Liên hợp quốc Vua Charles III có chuyến thăm đầu tiên tới Bắc Ireland, phái đoàn Nga sẽ dự họp Đại hội đồng Liên hợp quốc, Ấn Độ ... |
| Điểm nóng Nagorno-Karabakh: Azerbaijan và Armenia ra quyết định 'khó hiểu' Azerbaijan và Armenia đã ký một thỏa thuận ngừng bắn, tuy nhiên, thỏa thuận này chỉ 'sống' được ít phút sau khi công bố. |
| Tình hình biên giới Armenia-Azerbaijan ngày càng 'nóng', Nga nhận được một lời đề nghị Ngày 13/9, cơ quan báo chí Hội đồng An ninh Armenia cho biết, nước này sẽ đề nghị Nga giúp đỡ giải quyết tình hình ... |
| Xung đột Nagorno-Karabakh: Bị Azerbaijan cáo buộc về các vụ pháo kích, Armenia nói gì? Ngày 13/8, Bộ Quốc phòng Armenia đã bác bỏ cáo buộc của Azerbaijan về các vụ pháo kích ở khu vực biên giới giữa hai ... |