ASEAN có cần một cơ chế an ninh như kiểu NATO?

Là hai khu vực địa lý khác nhau nhưng cả khu vực biển Baltic và ASEAN đang phải đối mặt với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Baltic có Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhưng ASEAN hiện chưa có một tổ chức an ninh nào như vậy. Nhưng với ASEAN một NATO có thực sự cần thiết hay không?    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
asean co can mot co che an ninh nhu kieu nato Đại sứ Việt Nam tại Myanmar chủ trì cuộc họp ASEAN HOM
asean co can mot co che an ninh nhu kieu nato Hợp tác ASEAN - Trung Quốc phát triển sâu rộng trên nhiều lĩnh vực

Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Quang Minh, chuyên gia quan hệ quốc tế, Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã trả lời câu hỏi đó bằng những lập luận đa chiều khi trả lời phỏng vấn TG&VN bên lề Hội thảo khoa học quốc tế “Hợp tác và hội nhập ở khu vực Baltic và Đông Nam Á nhìn từ góc độ so sánh”.

asean co can mot co che an ninh nhu kieu nato
Giáo sư Phạm Quang Vinh trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo về những điểm tương đồng và khác biệt giữa ASEAN và vùng Baltic. (Ảnh: PH)

Thưa ông, NATO vừa đi qua một “sinh nhật buồn” và câu hỏi về sự tồn tại của NATO lại được đặt ra, ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?

Thực ra câu hỏi về sự tồn tại của NATO đã được đặt ra kể từ khi chiến tranh Lạnh kết thúc. Hiện nay, NATO đang trải qua một giai đoạn khủng hoảng dù mang trong mình một sứ mệnh mới, khác với thời kỳ chiến tranh Lạnh. Vấn đề hiện tại chính là sự gắn kết trong NATO khi “thuyền trưởng” của NATO – Mỹ đang chỉ trích các thành viên khi cho rằng các nước này không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình và nâng mức chi phí quốc phòng lên 2%. Chỉ có khoảng ¼ thành viên NATO làm tròn trách nhiệm này, do đó, tạo ra rạn nứt trong NATO. Các nước thành viên NATO, trong EU đang có xu hướng cùng nhau lập ra một lực lượng an ninh riêng, ít phụ thuộc hơn vào Mỹ và các quốc gia khác.

Như vậy, rõ ràng NATO cũng đang đem đến thách thức cho chính các quốc gia khu vực Baltic? Với ASEAN, khu vực cũng có phải đối mặt với thách thức tương tự từ những cơ chế an ninh mà chính ASEAN tạo ra hay không, thưa ông?

Thách thức thứ nhất mà cả hai khu vực Baltic và Đông Nam Á cùng phải đối mặt là sự gia tăng các nguy cơ an ninh truyền thống và phi truyền thống, tranh chấp chủ quyền, biên giới hải đảo, môi trường, kinh tế, di cư… những nội hàm mới của vấn đề an ninh. Thứ hai đó là câu hỏi lấy cơ chế nào để giải quyết các vấn đề an ninh này. Thực ra, khu vực Baltic có sự nổi trội hơn là có cơ chế hợp tác an ninh đa phương NATO. Hiện nay, trong ASEAN chưa có cơ chế hợp tác kiểu như vậy mà chỉ thể hiện ở trên Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) hay Diễn đàn Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM+). Khu vực biển Baltic có một cơ chế an ninh rất bền vững như NATO, tồn tại từ những năm 40 của thế kỷ trước và ASEAN thì chưa có một cơ chế an ninh chặt chẽ nào nhưng hai khu vực đều có điểm chung rằng các cơ chế đang tồn tại vẫn chưa giải quyết được vấn đề về mặt an ninh mà hai khu vực phải đối mặt. Tại khu vực biển Baltic, số lượng các cuộc xung đột, có tính chất căng thẳng còn nhiều hơn giai đoạn trước Chiến tranh Lạnh. Do vậy, bài học là các quốc gia vẫn phải tăng cường hợp tác đa phương cho dù chủ nghĩa đa phương hiện đang bị thách thức trên phạm vi toàn cầu. Chính các nước lớn, có tiềm năng kinh tế, quân sự lớn lại thách thức chủ nghĩa đa phương, mang lại những đe dọa cho an ninh khu vực thay vì đi đầu, có những sáng kiến và cơ chế hợp tác về mặt an ninh.

asean co can mot co che an ninh nhu kieu nato
Hội thảo khoa học quốc tế “Hợp tác và hội nhập ở khu vực Baltic và Đông Nam Á nhìn từ góc độ so sánh”. (Ảnh: PH)

Theo ông, các quốc gia vừa và nhỏ như Việt Nam đóng vai trò như thế nào trong việc kiến tạo các thể chế an ninh?

Đúng là nước lớn luôn đóng vai trò quan trọng, thời chiến tranh Lạnh là Mỹ và Liên Xô. Ngay nay vẫn như vậy thêm Trung Quốc, các quốc gia BRICS, chắc chắn họ sẽ đóng một vai trò quan trọng, dẫn dắt, tạo ra một môi trường hòa bình. Tuy nhiên, chúng ta không quên chính những nước vừa và nhỏ hiện nay lại đang đóng vai trò quan trọng không kém. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là vai trò của ASEAN. Với tư cách là một tổ chức khu vực với 10 quốc gia vừa và nhỏ nhưng ASEAN từ năm 1967 tới nay đã đưa ra rất nhiều sáng kiến, chuẩn mực, giá trị các nước lớn đã chấp nhận như Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC), Diễn đàn an ninh khu vực, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS),… cho thấy ASEAN luôn thể hiện tính năng động, khả năng thay đổi, điều chỉnh chính sách của mình so với tình hình thế giới. Như vậy, các nước vừa và nhỏ, trong đó có Việt Nam đã luôn thể hiện một tư thế, vị thế mới là quốc gia có tính trách nhiệm cao, tích cực và chủ động trong các hợp tác quốc tế, đóng góp vào hòa bình và an ninh khu vực. Chúng ta cần phát huy hơn nữa trong tương lai.

Như vậy, ASEAN có thực sự cần một mô hình như NATO?

Vấn đề này phụ thuộc vào lịch sử, kinh nghiệm quốc tế và sự đồng thuận của các quốc gia trong khu vực. Cho đến nay, nguyên tắc bất di bất dịch của ASEAN là nguyên tắc đồng thuận và không can thiệp vào nội bộ của nhau. Hai nguyên tắc này được đưa ra năm 1976 và đã phát huy tác dụng của nó. Giữa các nước ASEAN, cho đến nay thì không có chiến tranh xảy ra, xung đột rất nhỏ. Thành công lớn nhất của ASEAN cho đến nay là đã giải quyết hòa bình vấn đề Campuchia giai đoạn 1979-1991. Bây giờ, ASEAN vẫn cần tiếp tục cân nhắc về một cơ chế an ninh đa phương như NATO bởi vì lịch sử các nước ASEAN đều cho thấy vấn đề chủ quyền rất quan trọng khi đã phải trải qua muôn vàn gian khổ mới có được hòa bình, độc lập, quá trình xây dựng quốc gia dân tộc vẫn còn đang tiếp diễn. Vì vậy, cho đến nay, ASEAN chỉ đưa ra một mô hình đó là xây dựng Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột trong đó trụ cột quan trọng nhất là an ninh – chính trị, trụ cột này hoàn toàn phù hợp với điều kiện và bối cảnh của ASEAN. Một tổ chức quân sự như kiểu NATO có lẽ chưa phù hợp, chưa cần thiết. Nếu như thực hiện tốt trụ cột Cộng đồng an ninh – chính trị, đảm bảo một môi trường hòa bình, không có chiến tranh, người dân được sống trong thịnh vượng là đã đáp ứng được nhu cầu hiện tại của các nước ASEAN.

Ông đánh giá như thế nào về cách ứng xử với nước lớn của ASEAN?

Tôi nghĩ rằng câu chuyện tự cường luôn luôn quan trọng trong chính sách đối ngoại. Phần lớn thành viên NATO đều là những nền kinh tế có tiềm lực, khác với ASEAN đều là những nước có trình độ phát triển thấp hơn, do vậy, sự tự cường, độc lập khỏi ảnh hưởng cường quốc rất khó, chưa kể đến sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn như Mỹ - Trung Quốc. Các nước ASEAN đã đưa ra những chính sách rất khéo léo, tạo ra những chuẩn mực của chính mình để đưa các nước lớn vào, tạo ra một sân chơi để các nước lớn khó có thể thực hiện đường lối của mình một cách riêng rẽ mà buộc phải tính đến lợi ích của họ cũng như lợi ích của các nước lớn dẫn đến khó có xung đột ở khu vực.

Việt Nam cần phải làm gì khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 để có thể cùng các nước thành viên khác xây dựng một môi trường hòa bình, ổn định cho ASEAN phát triển?

Vấn đề quan trọng nhất hiện nay của ASEAN mà Việt Nam khi làm Chủ tịch ASEAN 2020 là vấn đề đồng thuận trong khu vực. Điểm yếu nhất của ASEAN là chưa đạt được những quan điểm, nhận thức chung về những vấn đề của khu vực. Ví dụ trường hợp Biển Đông, vấn đề chỉ có 4 quốc gia ASEAN liên quan (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei), 6 quốc gia còn lại vẫn có xu hướng coi đây là vấn đề song phương. Vì vậy, nhiều quốc gia ASEAN ít quan tâm tới Biển Đông. Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải tạo ra được sự đồng thuận trên vấn đề này, coi đây là vấn đề của khu vực bởi nếu có xung đột ở Biển Đông sẽ ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia ASEAN, phải định hướng để các quốc gia hiểu rằng cần đặt lợi ích của khu vực lên trên lợi ích quốc gia. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tăng cường sự kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển trong nội khối. Các doanh nghiệp ASEAN phải tăng cường đầu tư vào nhau, thực hiện các hiệp định đa phương có ASEAN tham gia như Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP).

Trân trọng cảm ơn Giáo sư!

asean co can mot co che an ninh nhu kieu nato

ASEAN thảo luận vấn đề tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội khối

Ngày 3-4/4, tại Vientiane, các quan chức thương mại từ 10 nước thành viên ASEAN đã tham gia Hội nghị Ủy ban Tư vấn chung ...

asean co can mot co che an ninh nhu kieu nato

Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020: Chuyên nghiệp, tận tâm và nhiều khát vọng

“Tôi tin rằng Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm để dẫn dắt ASEAN và trở thành tấm gương cho các nước khác”, Đại sứ ...

asean co can mot co che an ninh nhu kieu nato

Nga coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN trong duy trì hòa bình, ổn định khu vực

Ngày 02/4 tại trụ sở Ban Thư ký ASEAN, Jakarta, Indonesia, đã diễn ra Cuộc họp lần thứ 17 Ủy ban hợp tác chung ASEAN-Nga ...

Hằng Phạm

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc

Việt Nam luôn coi phát triển quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của ...
Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 5 ngày 9/5/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 9/5/2024 nhanh nhất và chính xác nhất từ trường quay. XS Power 655 hom nay. Xo so Vietlott ...
XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5, trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay 9/5/2024. KQXSAG thứ 5

XSAG 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số An Giang hôm nay - XSAG 9/5/2024. KQXSAG thứ 5. xo so An Giang. kết quả xổ số An Giang ngày ...
XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay 9/5/2024. XSBTH thứ 5

XSBTH 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Bình Thuận hôm nay - XSBTH 9/5/2024. xo so Binh Thuan. KQXSBTH thứ 5. kết quả xổ số Bình Thuận ngày ...
XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5, trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh hôm nay 9/5/2024. KQXSTN thứ 5

XSTN 9/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Tây Ninh nhanh nhất hôm nay - XSTN 9/5/2024. KQXSTN thứ 5. ket qua xo so tay ninh. kết quả xổ ...
Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Chiến thắng Điện Biên Phủ truyền cảm hứng cho nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới

Ông Pallab Sengupta, Chủ tịch Hội đồng Hòa bình thế giới, đã có cuộc gặp với lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Phiên bản di động