Back to E-magazine
e magazine
20:37 | 29/07/2022
ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

20:37 | 29/07/2022

Nhân dịp Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các hội nghị liên quan tại Phnom Penh, Campuchia, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã chia sẻ về ý nghĩa, các nội dung trọng tâm của Hội nghị và sự đóng góp của Việt Nam. Đồng thời, nêu bật những thành tựu của ASEAN trong 55 năm qua, trong đó có dấu ấn của Việt Nam.

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

Nhân dịp Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 và các hội nghị liên quan tại Phnom Penh, Campuchia, Đại sứ Vũ Hồ, Quyền Trưởng SOM ASEAN Việt Nam đã chia sẻ về ý nghĩa, các nội dung trọng tâm của Hội nghị và sự đóng góp của Việt Nam. Đồng thời nêu bật những thành tựu của ASEAN trong 55 năm qua, trong đó có dấu ấn của Việt Nam.

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

Đại sứ có thể chia sẻ ý nghĩa và những điểm nhấn nổi bật của kỳ họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần này?

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia từ ngày 2-5/8. Đây là đợt hoạt động cấp Bộ trưởng Ngoại giao quan trọng nhất trong năm nhằm rà soát, trao đổi phương hướng và biện pháp thúc đẩy hợp tác của ASEAN, tăng cường quan hệ với các đối tác, đồng thời trao đổi thực chất về nhiều vấn đề khu vực và quốc tế.

Sau gần ba năm dịch bệnh Covid-19, đây là lần gặp gỡ trực tiếp đầu tiên tại khu vực của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và hơn 20 đối tác. Điều này thể hiện mong muốn của các nước sớm nối lại, thúc đẩy trao đổi, hợp tác hiệu quả, thiết thực. Việc tổ chức các hội nghị với quy mô lớn như thế này cũng cho thấy nỗ lực của Chủ tịch Campuchia và các nước trong việc thúc đẩy phục hồi và thích ứng với trạng thái bình thường mới.

Đối với ASEAN, ý nghĩa của kỳ họp lần này được nhân thêm bởi trùng đúng vào dấu mốc kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN. Bởi vậy, đây cũng là dịp để các nước nhìn lại chặng đường đã đi qua, củng cố niềm tin vào các giá trị làm nên thành công của ASEAN là đoàn kết, đồng thuận, tự cường và thích ứng, để từ đó, cùng tiếp tục phấn đấu cho những bước phát triển tiếp theo.

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 (AMM-54) tháng 8/2021.

Tại Hội nghị, Việt Nam dự kiến sẽ có những sáng kiến, đóng góp như thế nào trong các hoạt động chung của ASEAN, thưa Đại sứ?

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị AMM-55 và các hội nghị liên quan. Ngay từ khâu chuẩn bị, Việt Nam đã tham gia và đóng góp tích cực trên tất cả các mảng việc, trong đó có việc đàm phán xây dựng văn kiện của các hội nghị như dự thảo Thông cáo chung AMM-55, Tuyên bố Chủ tịch các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với các đối tác, Kế hoạch hành động Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân…

Với phương châm chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và đoàn Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với Chủ tịch Campuchia và các nước bảo đảm thành công chung của Hội nghị.

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

Đoàn Việt Nam sẽ tham gia, đóng góp ý kiến xây dựng trong các nội dung thảo luận, từ xây dựng Cộng đồng ASEAN, định hướng phát triển của ASEAN sau 2025, ứng phó dịch Covid-19, phục hồi, tăng cường và làm sâu sắc quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN; đồng thời, trao đổi thẳng thắn và chân thành về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Trên cương vị nước điều phối quan hệ ASEAN - Hàn Quốc giai đoạn 2021-2024, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn sẽ cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc đồng chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Hàn Quốc với trọng tâm là kiểm điểm và định hướng cho quan hệ hai bên trong giai đoạn tới. Trước đó, để chuẩn bị cho hội nghị lần này, Việt Nam và Hàn Quốc đồng chủ trì thành công Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 26 tại Seoul, từ ngày 29/6-1/7.

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết
Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao các nước tham gia Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 11 và Hội nghị diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 28 (ARF-28) tháng 8/2021.

Đại sứ kỳ vọng như thế nào về kết quả Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần này?

Bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực chuyển biến phức tạp, khó lường, đặt ra cho các nước yêu cầu thúc đẩy hợp tác, phối hợp hành động, cùng ứng phó hiệu quả với các thách thức.

Trong bốn ngày làm việc tới, Bộ trưởng Ngoại giao các nước sẽ tham dự hơn 20 phiên họp trong các khuôn khổ của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác, gồm ASEAN+1, ASEAN+3, Cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Tôi tin rằng với tinh thần khẩn trương, xây dựng, thiện chí và hợp tác, các hội nghị sẽ đạt nhiều kết quả khả quan.

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

Trên cơ sở dự kiến chương trình nghị sự AMM-55, các Bộ trưởng sẽ tập trung thảo luận các ưu tiên của ASEAN trong năm 2022, trong đó có các nỗ lực phục hồi và nâng cao khả năng ứng phó dịch bệnh, thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, bàn phương hướng nâng cao hiệu quả triển khai các Kế hoạch Tổng thể trên ba trụ cột Cộng đồng, chia sẻ quan điểm về xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 nhằm định hướng nâng cao mức độ và chất lượng liên kết của ASEAN.

Trong họp giữa ASEAN với các đối tác, các Bộ trưởng sẽ có dịp đánh giá việc thực hiện các Kế hoạch hành động giữa ASEAN với từng đối tác, để từ đó, đề xuất đường hướng và biện pháp thúc đẩy hợp tác, đặt biệt trong những lĩnh vực cùng quan tâm như ứng phó dịch bệnh, biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, phát triển bền vững…

Thành công của các hội nghị lần này sẽ là động lực quan trọng, góp phần tăng cường đoàn kết, thống nhất của ASEAN, củng cố lập trường của ASEAN trong các vấn đề khu vực và quốc tế, khẳng định mạnh mẽ vai trò trung tâm, uy tín và vị thế của ASEAN trong việc gắn kết các đối tác vào hợp tác khu vực thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt trên tinh thần đối thoại, hợp tác và thượng tôn pháp luật, cùng đóng góp có trách nhiệm cho hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN (1967-2022), Đại sứ có thể chia sẻ những thành tựu quan trọng của ASEAN thời gian qua trong việc xây dựng và phát triển Cộng đồng?

Hơn nửa thế kỷ qua, chứng kiến những chuyển biến to lớn của ASEAN, từ Hiệp hội chỉ có năm thành viên thành một Cộng đồng vững mạnh, được các nước lớn coi trọng và được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Thành công lớn nhất của ASEAN là giữ vững hoà bình, ổn định ở khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác và phát triển của tất cả các nước thành viên và khu vực. Tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN tiếp tục là dòng chảy chính trong hợp tác ở khu vực, với mục tiêu tăng cường liên kết sâu rộng trên cả ba trụ cột chính trị - an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Việc thực hiện các Kế hoạch tổng thể trên ba trụ cột tiếp tục ghi nhận tiến triển tích cực, với tỷ lệ trung bình đạt trên 80%.

Hợp tác chính trị - an ninh không ngừng được củng cố, ngày càng đa dạng về lĩnh vực và sâu sắc về nội dung. Đoàn kết, tương trợ, hợp tác đã trở thành giá trị cốt lõi mà các nước ASEAN luôn trân trọng, gìn giữ và phát huy.

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

Liên kết và kết nối kinh tế ASEAN không ngừng mở rộng. Từ Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1992 đến các hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ASEAN khẳng định vai trò kết nối, góp phần củng cố hệ thống thương mại đa phương rộng mở ở khu vực và toàn cầu. Với dân số trên 650 triệu người, GDP khoảng 4 ngàn tỷ USD năm 2021, ASEAN hiện là thị trường đầy hứa hẹn và phát triển năng động bậc nhất trên thế giới.

Hợp tác văn hóa - xã hội với nhiều sáng kiến, chương trình thiết thực trên hầu hết các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động, phúc lợi xã hội… góp phần xây dựng cộng đồng ASEAN vì người dân và luôn hướng tới người dân.

Cùng với hợp tác nội khối, quan hệ giữa ASEAN với các đối tác ngày càng sâu sắc và toàn diện, thông qua các cơ chế như ASEAN+1, ASEAN+3, EAS hay ARF. Các đối tác thể hiện sự coi trọng và ủng hộ đối với vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, mong muốn tăng cường hợp tác, thiết lập và nâng cấp quan hệ với ASEAN.

Những thành tựu trên khẳng định vai trò, vị thế, cũng như nỗ lực không mệt mỏi của ASEAN vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Theo Đại sứ, trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều chuyển biến phức tạp như hiện nay, ASEAN đứng trước những cơ hội và thách thức như thế nào?

Nằm ở tâm điểm khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương là nơi hội tụ và giao thoa lợi ích chiến lược của các nước lớn, ASEAN cũng không tránh khỏi tác động từ cạnh tranh chiến lược và cọ xát lợi ích giữa các nước. Cùng với đó là diễn biến phức tạp tại các điểm nóng như Biển Đông, Myanmar, và sự gia tăng của các thách thức an ninh phi truyền thống, từ biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, đến dịch bệnh như Covid-19.

Môi trường biến động phức tạp như vậy chắc chắn đặt ra cho ASEAN rất nhiều vấn đề cần xử lý, nhưng cơ hội và thách thức luôn song hành.

Thuận lợi lớn nhất của ASEAN là các thành tựu hơn nửa thế kỷ qua đã hình thành thói quen hợp tác, tạo dựng nhận thức chung sâu sắc của các nước về nhu cầu tăng cường liên kết, phối hợp hành động chung, hài hòa lợi ích quốc gia và khu vực, nhằm phục vụ mục tiêu an ninh và phát triển của từng nước cũng như khu vực.

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

Tầm nhìn ASEAN 2025 hiện nay và Tầm nhìn sau 2025 mà ASEAN đang xây dựng đều khẳng định ưu tiên cao nhất của các nước trong việc củng cố đoàn kết, thống nhất, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết ASEAN. Những khó khăn, thách thức ASEAN đã trải qua như dịch bệnh Covid-19 vừa là phép thử, vừa là cơ hội để ASEAN nâng cao tính tự cường, năng lực ứng phó và có sự chuẩn bị tốt hơn khi bùng phát các dịch bệnh trong tương lai.

Với tính chất tổ chức khu vực rộng mở, hướng ra bên ngoài, ASEAN nhận được sự quan tâm và coi trọng của các đối tác trong và ngoài khu vực. Thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, ASEAN và các đối tác tích cực đối thoại trên tinh thần xây dựng, thiện chí, thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng và hợp tác trong những lĩnh vực cùng quan tâm như ứng phó dịch bệnh, biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, kết nối, cơ sở hạ tầng bền vững, năng lượng sạch...; qua đó, đóng góp trách nhiệm và hiệu quả cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

ASEAN đoàn kết, nâng cao chất lượng hợp tác và liên kết

Nhìn lại, Đại sứ đánh giá như thế nào về nỗ lực và đóng góp của Việt Nam thời gian qua, cùng ASEAN ứng phó với các thách thức?

Trong 27 năm tham gia ASEAN, Việt Nam luôn là một thành viên chủ động, tích cực, có trách nhiệm với cách tiếp cận xây dựng, cân bằng và hài hòa. Đóng góp của Việt Nam thể hiện rõ qua nỗ lực của chúng ta trong việc củng cố đoàn kết, thống nhất và đồng thuận của ASEAN.

Trước các diễn biến phức tạp ở Biển Đông, Việt Nam luôn cùng các nước củng cố lập trường nguyên tắc, khẳng định lợi ích chung trong việc duy trì Biển Đông là vùng biển hòa bình, an ninh và thịnh vượng, đề cao cam kết và hành xử trách nhiệm của các bên, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982.

Đối với tình hình ở Myanmar, một thành viên của gia đình ASEAN, Việt Nam luôn trao đổi trên tinh thần đoàn kết và xây dựng, đề nghị phát huy tinh thần hợp tác và trách nhiệm chung với Cộng đồng, tích cực tham gia công tác hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar.

Đối với các vấn đề phức tạp khác trên thế giới, Việt Nam tham gia đóng góp cân bằng, khách quan, góp phần phát huy trách nhiệm, vai trò và tiếng nói chung của ASEAN. Với cách tiếp cận xây dựng như vậy, tiếng nói và đóng góp của Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ và coi trọng của các nước thành viên ASEAN và đối tác.

Đóng góp của chúng ta còn thể hiện rõ qua tinh thần sẵn sàng đảm nhiệm các trọng trách. Đặc biệt, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, trước những thách thức chưa từng có nảy sinh từ đại dịch Covid-19, chúng ta đã phát huy tinh thần đoàn kết, gắn kết của Cộng đồng, đưa ASEAN vững vàng vượt qua khó khăn, thực hiện thành công mục tiêu kép vừa duy trì đà hợp tác, vừa ứng phó thành công đại dịch và thúc đẩy phục hồi toàn diện.

Các sáng kiến của Việt Nam về ứng phó với đại dịch Covid-19 như Quỹ ứng phó Covid-19, Kho dự phòng vật tư y tế khu vực, Khung phục hồi tổng thể ASEAN... tiếp tục được triển khai trong các năm tiếp theo với nhiều kết quả thực chất. Là một trong ba nước đăng cai Trung tâm ASEAN về ứng phó tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi, Việt Nam đang tích cực triển khai các thủ tục để Trung tâm sớm đi vào vận hành. Các sáng kiến này trở thành tài sản chung của ASEAN, tạo khuôn khổ và cơ sở vững chắc cho nỗ lực phòng chống dịch bệnh ở khu vực trong tương lai

Xin cảm ơn Đại sứ!

Nội dung: Hà Phương | Thiết kế: Anh Tuấn | Ảnh: TTXVN, TG&VN, VGP…

Đọc thêm

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải: Một Việt Nam không toan tính, chỉ là trái tim đủ lớn để… cho đi

Suốt cuộc trò chuyện, Đại sứ Đỗ Sơn Hải nhiều lần: Tôi nhấn mạnh, tôi khẳng định, tôi muốn nhắc lại… Đảng và Nhà nước khi cử hai đoàn cứu hộ sang giúp đỡ các bạn Thổ Nhĩ Kỳ sau thảm họa động đất hoàn toàn dựa trên tinh thần chia ngọt sẻ bùi mà không có bất kỳ một mục đích chính trị nào.
Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Cởi bỏ tâm lý đối phó, hãy viết câu chuyện hấp dẫn về Việt Nam!

Một năm 2023 thành công của đối ngoại Việt Nam giúp Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cảm thấy an tâm về những thành quả của công tác thông tin đối ngoại. Tuy vậy, vẫn còn không ít bài toán cần tìm lời giải ở phía trước để những câu chuyện về Việt Nam đi sâu vào lòng người, chiếm trọn được trái tim của họ.
Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN và vấn đề quyền con người

Cộng đồng ASEAN nói chung và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội nói riêng vừa là mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi giúp các nước ASEAN thúc đẩy tăng cường khả năng bảo vệ con người, nâng cao trình độ nhân quyền cho các công dân ASEAN, tạo ra bản sắc riêng của ASEAN: một Cộng đồng, một vận mệnh, thống nhất trong đa dạng.
Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới sẽ thế nào trong năm con rồng?

Thế giới bước sang năm con rồng, với những thay đổi mang tính bước ngoặt có thể dự báo trước về địa chính trị và địa kinh tế. Những đột phá mới về khoa học - công nghệ cùng với quá trình toàn cầu hóa không thể đảo ngược sẽ giúp nền kinh tế thế giới vượt qua những “cơn gió ngược” và tiếp tục tạo động lực cho sự thay đổi tương quan quyền lực, đồng thời thúc đẩy sự chuyển dịch thế giới sang trật tự đa cực - đa trung tâm.
Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Lan toả mạnh mẽ hình ảnh một Việt Nam tiềm lực, vị thế và uy tín mới

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội sáng 23/1, kết thúc rất tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos (WEF Davos 2024), thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 16-23/1/2024.
Chuyến xuất hành đặc biệt tới Ishikawa, Nhật Bản: Nắng lên, bình yên sớm trở lại giữa mênh mông tình người!

Chuyến xuất hành đặc biệt tới Ishikawa, Nhật Bản: Nắng lên, bình yên sớm trở lại giữa mênh mông tình người!

Cùng Công sứ Nguyễn Đức Minh, người vừa trở về Tokyo cùng đoàn thực địa tới Ishikawa (tâm chấn của loạt trận động đất những ngày đầu năm mới tại Nhật Bản) nhìn lại một hành trình đặc biệt của thời gian, của xúc cảm để thấy một nước Nhật kiên cường và mối tình Việt-Nhật bền chặt tựa kim cương, sự chở che, đùm bọc giữa những người đồng bào nơi xứ lạ… và nhiều hơn thế, tùy mỗi góc nhìn và cảm nhận!