Đầu tư tư nhân đã tăng mạnh trong quý I/2024 tại Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia. (Nguồn: The Malaysian Reserve) |
Trong báo cáo có tựa đề Vấn đề ASEAN: Những người tiên phong mới, các nhà nghiên cứu cho hay, sự phục hồi tăng trưởng GDP sẽ được thúc đẩy bởi sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng điện tử đang hỗ trợ sức phục hồi tăng trưởng khiêm tốn trong nửa đầu năm nay.
Maybank Research Pte Ltd cũng cho rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) và sự bùng nổ của trung tâm dữ liệu, cùng với nhu cầu điện tử toàn cầu ngày càng mở rộng đang làm sáng hơn triển vọng thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Tin liên quan |
GDP giảm ít hơn dự báo, kinh tế Nhật Bản có bớt lo? |
Đề cập vấn đề lãi suất, báo cáo cho rằng, mặc dù lãi suất tăng cao, xu hướng tăng cường các hoạt động kinh tế đã dẫn đến tăng trưởng cho vay trên toàn ASEAN.
Báo cáo viết: “Việc miễn thị thực ở Malaysia, Thái Lan và Singapore cùng với việc tăng cường năng lực các chuyến bay đang thúc đẩy khách du lịch Trung Quốc đến ASEAN”.
Về tỷ lệ lạm phát của ASEAN, Maybank Research Pte Ltd nhận định, tỷ lệ này đã giảm mạnh so với mức cao nhất vào năm 2023, khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine tan biến.
Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương ASEAN bị hạn chế trong việc cắt giảm lãi suất chính sách vì nền kinh tế Mỹ “vẫn duy trì phong độ” và giữ lãi suất cao hơn trong một thời gian dài đã gia tăng áp lực lên tiền tệ của các thị trường mới nổi.
"ASEAN đã nổi lên như một trong những điểm đến ưa thích, khi các công ty đa quốc gia đa dạng hóa chuỗi cung ứng sản xuất. Điều này dẫn đến sự phê duyệt và đơn đăng ký vốn FDI vào một số nước ASEAN, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia, tăng mạnh", báo cáo nêu rõ.
Đầu tư tư nhân đã tăng mạnh trong quý I/2024 tại Malaysia, Việt Nam, Thái Lan và Indonesia cho thấy sự gia tăng cam kết FDI gần đây đang trở thành hiện thực.
Các nước ASEAN đang đảm bảo nguồn đầu tư không chỉ từ Mỹ và các đồng minh, mà còn từ Trung Quốc, khi vốn FDI của nước này đã tăng mạnh vào Việt Nam, Thái Lan và Malaysia kể từ khi mở cửa trở lại.
| Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp, trong đó hình thành và phát ... |
| Khi nông sản tự cứu mình Từ nhiều năm nay, cụm từ “giải cứu nông sản” không còn xa lạ với người dân các thành phố lớn. |
| Mô hình xuất khẩu nông sản trong kỷ nguyên công nghệ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và sự phát triển của kinh tế số, các Trung tâm điều phối điện ... |
| Đã đến lúc Mỹ cần thừa nhận sự thật Việt Nam là nền kinh tế thị trường Với hơn 10 năm nghiên cứu về Đông Nam Á và kinh tế Việt Nam, GS. TS. Andreas Stoffers tự tin khẳng định: Việt Nam ... |
| Hà Nội đảm bảo cung cấp nước sạch mùa Hè cho người dân UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND về việc đảm bảo cung cấp nước sạch mùa Hè năm 2024 cho người dân ... |