Australia cần giúp hạ nhiệt căng thẳng ở châu Á – Thái Bình Dương

Đó là nhận định của nhà báo Hsin-Yi Lo trong bài viết đăng trên The Huffington Post ngày 4/4.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
australia can giup ha nhiet cang thang o chau a thai binh duong
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản. (Nguồn: Nikkei)

Sự trở lại của Nhật Bản

Từ ngày 14-26/4, Nhật Bản sẽ điều 2 tàu ngầm lớp Soryu, 2 chiến hạm cùng 450 binh sĩ tới Sydney tham gia cuộc diễn tập chung với hải quân Australia. Động thái này của Tokyo được cho là nhằm rút ngắn khoảng cách với hai đối thủ cạnh tranh là Pháp và Đức trong cuộc đua giành hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho hải quân Australia, đồng thời để chứng minh tàu ngầm Nhật Bản có thể giúp Australia củng cố năng lực phòng thủ tại châu Á-Thái Bình Dương.

Căng thẳng ở khu vực này gia tăng sau khi Trung Quốc quyết đoán hơn trong các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, gây lo ngại cho các bên tranh chấp cũng như các quốc gia có lợi ích tại khu vực như Mỹ.  Có thể thấy, việc Tokyo gửi tàu ngầm Soryu tham gia diễn tập hải quân chung là muốn gây ấn tượng với người Australia về trình độ công nghệ, đồng thời tạo điều kiện cho hải quân Australia thực hành với loại tàu ngầm này. Đối với nhiều nhà quan sát, đây không chỉ đơn thuần là bản hợp đồng sinh lợi cho người Nhật mà còn là cơ hội để nói với khu vực và thế giới rằng, Nhật Bản đã trở lại vị thế của một nước lớn. Lịch sử cho thấy đây không phải là lần đầu tiên Nhật Bản, dưới sự bảo trợ của Mỹ, đang tăng cường sức mạnh quân sự để đối phó với xung đột tiềm tàng với Trung Quốc.

Lịch sử xung đột Trung – Nhật

Trong con mắt người ngoài, có lẽ biển Hoa Đông không có giá trị gì đặc biệt nhưng với Trung Quốc và Nhật Bản, đó là "niềm tự hào dân tộc". Một chuỗi căng thẳng nghiêm trọng trong quan hệ Trung-Nhật đều có liên quan đến tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoa Đông. Nguồn gốc của căng thẳng bắt nguồn từ cuộc Chiến tranh Trung-Nhật đầu tiên (1894-1895), khi Nhà Thanh ở Trung Quốc buộc phải để mất Đài Loan và “tất cả các đảo thuộc Đài Loan” theo Hiệp ước Shimonoseki. Trước chiến thắng của quân đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai, những hòn đảo này đã trở về Trung Quốc sau khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, để đối phó mối đe dọa từ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mới thành lập, Mỹ đã quyết định thay đổi nguyên tắc để củng cố vị thế đồng minh Nhật Bản, qua đó nhằm ngăn chặn sức mạnh ngày càng gia tăng của Bắc Kinh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Năm 1951, Washington và Tokyo đã ký kết Hiệp ước Hòa bình tại San Francisco, cho phép Nhật Bản tuần tra, kiểm soát những hòn đảo nói trên - một thỏa thuận mà Bắc Kinh không công nhận và dẫn đến những căng thẳng kéo dài đến ngày nay.

Quân sự hóa khu vực

Ngoài tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản, một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương khác như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Trung Quốc đều có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Yêu sách của các bên cùng với tác động ảnh hưởng bên ngoài từ các siêu cường như Mỹ, đang khuyến khích các nước liên quan tiến hành quân sự hóa nhằm đạt mục tiêu của riêng mình. Xét về mặt lịch sử, Trung Quốc từng chiếm ưu thế chính trị và chi phối văn hóa khu vực. Với nền kinh tế, địa lý rộng lớn và chi tiêu quân sự ngày càng tăng, Trung Quốc đang trở nên tự tin hơn với những yêu sách lãnh thổ của mình. Trong khi đó, với mong muốn khẳng định lại vai trò trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ đã ủng hộ Nhật Bản và các quốc gia khác, như Philippines, tăng cường năng lực quân sự.

Australia – cầu nối cho đàm phán

Nếu Australia có thể học được một điều gì đó từ lịch sử thì đó là việc sử dụng sức mạnh quân sự sẽ phản tác dụng khi chống lại một thế lực đang lớn mạnh như Trung Quốc. Việc các cường quốc phương Tây như Mỹ và thậm chí Australia tham gia cùng các nước châu Á khác để thách thức các yêu sách của Trung Quốc sẽ chỉ kích động Bắc Kinh có những hành động quyết liệt hơn. Các diễn đàn như ASEAN, APEC và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) đã cố gắng giải quyết những vấn đề này, nhưng đến nay vẫn chưa có nghị quyết hòa bình nào được đưa ra. 

Một châu Á-Thái Bình Dương bị quân sự hóa là điều bất lợi đối với các lợi ích kinh tế và địa chính trị của Australia. Không giống như nhiều quốc gia trên thế giới, Australia đang có được những mối quan hệ song phương tích cực với Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Vai trò của Australia trong cuộc chơi này là nên giúp kiềm chế quân sự hóa và giảm bớt mối lo ngại xung đột khu vực. Thay vì là bên tham gia, Australia nên đảm nhận vai trò trên mặt trận ngoại giao, tạo điều kiện cho các đối thoại và thảo luận với tất cả các bên liên quan. Tóm lại, những gì Australia nên làm là đóng vai trò "cầu nối" cho các cuộc đàm phán, góp phần xoa dịu căng thẳng trong khu vực.

Trịnh Quang (theo Huffington Post)

Bài viết cùng chủ đề

Châu Đại Dương

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 29/4/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 29/4 - Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 29/4/2024 từ trường quay. Vietlott hôm nay. xổ số Vietlott Max 3D 29/4.
XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4, Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 29/4/2024. KQXSHCM thứ 2

XSHCM 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 29/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay 29/4/2024. KQXSDT thứ 2

XSDT 29/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Tháp hôm nay - XSDT 29/4/2024. Ket qua xo so Dong Thap. kết quả xổ số Đồng Tháp ngày 29 ...
Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia Ilia Darchiashvili sẽ đến Brussels từ ngày 29-30/4, theo lời mời của Bỉ - Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan bất ngờ từ chức

Việc Bộ trưởng Ngoại giao Parnpree Bahiddha-Nukara từ chức sẽ không gây ảnh hưởng đến các hoạt động đối ngoại của Thái Lan.
Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Dự kiến sự kiện quốc tế nổi bật tuần từ ngày 29/4-5/5

Thủ tướng Singapore thăm Indonesia, Pháp đón Thủ tướng Nhật Bản, Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia đến Bỉ, ‘trĩu nặng’ hành trình gia nhập EU

Ngoại trưởng Georgia Ilia Darchiashvili sẽ đến Brussels từ ngày 29-30/4, theo lời mời của Bỉ - Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU.
Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Chính quyền Tổng thống Biden bị nghi ngờ thiên vị Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về việc liệu chính quyền Tổng thống Joe Biden có đánh giá đúng Israel tuân thủ luật phát quốc tế hay không.
Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Ukraine cay đắng thừa nhận tình hình đang xấu đi, Nga đạt được một số thắng lợi trên chiến trường

Tổng Tư lệnh các Lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận tình thế của Kiev trên tiền tuyến đã xấu đi và Nga đã đạt được một số thắng lợi trên chiến trường.
Nga đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' nếu bị tịch thu tài sản phong tỏa, cảnh báo sẽ có biện pháp 'ăn miếng trả miếng'

Nga đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' nếu bị tịch thu tài sản phong tỏa, cảnh báo sẽ có biện pháp 'ăn miếng trả miếng'

Giới chức Nga ngày 28/4 đe dọa sẽ phản ứng 'nghiêm khắc' với phương Tây trong trường hợp tịch thu các tài sản bị phong tỏa của Moscow
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động