Ba điểm đáng chú ý từ kết quả bầu cử Đức

Minh Vương
Cuộc bầu cử Đức đầu tiên mà Thủ tướng đương nhiệm không tái tranh cử đã chính thức khép lại với một số điểm đáng chú ý. Báo Thế giới & Việt Nam bình luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(09.27) Ông Armin Laschet đã không thể mang lại chiến thắng cho liên minh cầm quyền CDU/CSU trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức ngày 26/9 vừa qua. (Nguồn: DW)
Ông Armin Laschet không thể mang lại chiến thắng cho liên minh cầm quyền CDU/CSU trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức ngày 26/9a. (Nguồn: DW)

Đầu tiên, đó là thất bại chưa từng có của liên minh cầm quyền CDU/CSU tại bầu cử Quốc hội liên bang Đức nhiệm kỳ 2021-2025 khi chỉ giành 24,1% số phiếu, giảm tới 8,9% so với năm 2017.

Dù được Thủ tướng Angela Merkel ủng hộ, song Chủ tịch CDU/CSU Armin Laschet đã liên tiếp mắc sai lầm, từ thái độ không phù hợp khi thị sát tình hình lũ miền Tây nước Đức hồi tháng Bảy, tới sự cố bỏ phiếu không hợp quy cách trong ngày bầu cử 26/9.

Theo German TV, 56% cử tri bỏ phiếu cho CDU/CSU nói rằng sự hiện diện của ông Laschet tác động tiêu cực tới tỷ lệ ủng hộ của đảng.

Nhiều quan chức nội các CDU/CSU cũng đối mặt với cạnh tranh quyết liệt từ ứng viên đối lập tại địa phương.

Người từng được kỳ vọng kế nhiệm bà Merkel, cựu Chủ tịch CDU, Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm Annegret Kramp-Karrenbauer thậm chí còn thất bại tại bầu cử ở Saarland khi chỉ giành 25,1% số phiếu so với 36,9% của ứng viên SPD Josephine Ortleb. May mắn thay, là thành viên hàng đầu của CDU cấp bang, bà vẫn có thể tiếp tục góp mặt trong Quốc hội Đức.

Ứng viên CDU/CSU cũng thất thủ tại quận cư trú của bà Angela Merkel, nơi đương kim Thủ tướng đã liên tục chiến thắng trong mọi lần tranh cử suốt 21 năm qua.

Ngược lại, các đảng đối lập khác đã có sự bứt phá mạnh mẽ trong cuộc bầu cử Đức lần này.

SPD là đảng giành chiến thắng với tỷ lệ ủng hộ 25,7%, tăng 5,3% so với năm 2017.

Đặc biệt, 70% cử tri bỏ phiếu cho SPD tin ứng cử viên Olaf Scholz đã đóng góp tích cực vào thành tích của đảng lần bầu cử này. Thêm vào đó, kết quả cho thấy SPD được cử tri trung niên và cao tuổi ủng hộ: Cử tri ủng hộ đảng này theo độ tuổi từ 30-44, 44-59, trên 60 tuổi lần lượt tăng 3%, 6% và 11% so với năm 2017.

Sự hiện diện tích cực của bà Annelena Baerbock cũng khiến đảng Xanh giành tới 10,4% số phiếu, cao nhất trong lịch sử của đảng này.

Theo thống kê, 23% cử tri từ 18 đến 24 tuổi bỏ phiếu cho đảng Xanh, qua đó phản ánh quan tâm của giới trẻ về vấn đề môi trường, đặc biệt sau trận lũ lụt lịch sử miền Tây nước Đức tháng Bảy qua. Như vậy, đảng Xanh một lần nữa đứng trước cơ hội lớn góp mặt trong chính phủ liên minh, thúc đẩy nghị trình về môi trường.

Đặc biệt, bà Nyke Slawik và Tessa Ganserer, thành viên đảng Xanh, sẽ là hai nghị sĩ chuyển giới đầu tiên góp mặt tại Quốc hội Đức, góp phần thúc đẩy phong trào về đối xử bình đẳng với người đồng tính và chuyển giới. Trong nhiệm kỳ của bà Merkel, các nghị sĩ nước này đã thông qua luật hôn nhân đồng giới, mở đường cho nhiều quốc gia châu Âu khác tiến tới hợp pháp hóa vấn đề này.

Tương tự, đảng FDP, với lập trường gần gũi với giới doanh nghiệp, thu hút 21% lá phiếu cử tri Đức từ 18 đến 24 tuổi, với mong muốn thúc đẩy chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

Nhân tố đặc biệt ở đây là đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD). Dủ tỷ lệ ủng hộ giảm nhẹ, song đảng cực hữu này vẫn góp mặt tại Quốc hội Đức. Quan trọng hơn, AfD đã lần đầu chiến thắng bầu cử cấp bang với 24% số phiếu ở Thuringen, trong khi SPD và CDU/CSU giành 23,4% và 16,9%.

(09.27) Bầu cử Quốc hội Đức ngày 26/9 chứng kiến chiến thắng của đảng SPD sau 16 năm cầm quyền liên tục của Thủ tướng Angela Merkel. (Nguồn: Bloomberg)
Bầu cử Quốc hội Đức ngày 26/9 chứng kiến chiến thắng của đảng SPD sau 16 năm cầm quyền của bà Angela Merkel. (Nguồn: Bloomberg)

Cuối cùng, dù đã có kết quả, song chính phủ mới sẽ chưa lộ diện trong vài tuần, thậm chí vài tháng tới. Tính đến thời điểm hiện tại, mọi phương án liên minh đều khả thi.

Trong cuộc thảo luận “Vòng quay con voi” trên truyền hình tối 26/9 ngay sau khi kết quả bầu cử sơ bộ được công bố, đại diện các đảng đã bóng gió về khả năng thành lập liên minh cầm quyền. Cả SPD lẫn CDU/CSU đều tuyên bố sẽ xúc tiến đàm phán để thành lập chính phủ liên minh của mình với đảng Xanh và FDP.

Tại lần bầu cử gần đây nhất, năm 2017, các chính đảng mất hơn 3 tháng để đạt đồng thuận. Giờ đây, khi ảnh hưởng của CDU/CSU suy yếu, quá trình đàm phán dự kiến sẽ cam go, dai dẳng hơn.

Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Angela Merkel sẽ tiếp tục nắm quyền trong vài tuần, thậm chí vài tháng tới, trước khi chuyển giao nước Đức cho người kế nhiệm, khép lại 16 năm lãnh đạo Berlin.

Kết quả bầu cử Đức: Lần đầu tiên sau nhiều năm, SPD trở lại, 'vượt mặt' liên minh cầm quyền

Kết quả bầu cử Đức: Lần đầu tiên sau nhiều năm, SPD trở lại, 'vượt mặt' liên minh cầm quyền

Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) đã giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Quốc hội liên bang khoá 20 sau khi tất cả ...

16 năm 'chèo lái' nước Đức của bà Angela Merkel qua những bức ảnh

16 năm 'chèo lái' nước Đức của bà Angela Merkel qua những bức ảnh

Sau 16 năm làm Thủ tướng nước Đức và ba thập niên tham gia chính trị, bà Angela Merkel đã 'chèo chống' đất nước vượt ...

Bài viết cùng chủ đề

Bầu cử Đức

Xem nhiều

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

CHÍNH THỨC: HLV Pep Guardiola gia hạn hợp đồng hai năm với Man City

HLV Pep Guardiola ký hợp đồng mới có thời hạn hai năm, giữ ông ở lại Man City hơn một thập kỷ.
Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Độ mỏng của iPhone 17 Air ra sao?

Theo nhà phân tích Apple Jeff Pu cho biết, iPhone 17 Air sẽ mỏng hơn iPhone 6 và trở thành chiếc iPhone mỏng nhất từ trước đến nay của
Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác vừa thể hiện vai trò, uy tín với quốc tế, vừa tạo xung lực cho quan hệ song phương

Chuyến công tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 và thăm chính Cộng hoà Dominica của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thành công tốt đẹp.
Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy dạy học sinh bằng nhân cách của chính mình

Người thầy phải trở nên tự tin, tự chủ và tự cập nhật bản thân, để AI chỉ là một trợ lý thông thái...
Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 22/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 22/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga

Ukraine kêu gọi cộng đồng quốc tế đưa ra những kết luận đúng đắn và chấm dứt xung đột ở giữa nước này và Nga trong gần 3 năm qua.
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn

Quân đội Nga sử dụng tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik để tấn công mục tiêu quân sự ở Dnipro của Ukraine.
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/11.
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ tiềm tàng.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động