Ba điểm nhấn từ làn sóng đảo chính tại châu Phi

Lưu Huỳnh
Ngày 30/8, ít lâu sau cuộc đảo chính tại Niger, cộng đồng quốc tế chứng kiến một cuộc đảo chính khác. Địa điểm cách đó không xa - Gabon.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày 4/9, Tướng Brice Oligui Nguema nhậm chức “Tổng thống chuyển tiếp” Gabon sau khi lật đổ ông Ali Bongo Odimba. (Nguồn: AFP Getty Images)
Ngày 4/9, lãnh đạo phe đảo chính, Tướng Brice Oligui Nguema, nhậm chức “Tổng thống chuyển tiếp” Gabon. (Nguồn: AFP/Getty Images)

Mọi chuyện bắt đầu từ cuộc bầu cử ngày 30/8, khi cơ quan bầu cử tuyên bố ông Ali Bongo Odimba, đương kim Tổng thống, đã giành chiến thắng và kéo dài nhiệm kỳ 14 năm.

Ngay sau đó, tiếng súng đã vang lên ở thủ đô Breville. Ông Odimba bị bắt giữ và quản thúc tại dinh thự. Con trai ông, Noureddin Bongo Valentin cùng sáu người khác cũng bị bắt vì tội “phản quốc”.

Cùng ngày, một nhóm binh sĩ xuất hiện trên truyền hình, tuyên bố tiếp quản Gabon. Sáu ngày sau đó, Tướng Brice Oligui Nguema, cận vệ một thời của cựu Tổng thống Omar Bongo Odimba, được bổ nhiệm làm “Tổng thống chuyển tiếp”.

Trong bài phát biểu nhậm chức, ông khẳng định cuộc đảo chính diễn ra không có đổ máu, không có thương vong. Đồng thời, “Tổng thống chuyển tiếp” cam kết tổ chức “bầu cử tự do, hòa bình và minh bạch”, dù không nêu rõ thời điểm cụ thể. Nước này đã mở cửa lại biên giới, từng bước trở lại bình thường.

Tin liên quan
Đảo chính ở Niger: Không phận được mở lại, chính quyền quân sự hy vọng gì? Đảo chính ở Niger: Không phận được mở lại, chính quyền quân sự hy vọng gì?

Trong bối cảnh đó, không ít người đã quan ngại “làn sóng đảo chính” ở châu Phi sẽ tiếp diễn, nếu nhìn vào một số điểm sau.

Đầu tiên, chỉ trong vòng ba năm qua, các nước thuộc địa cũ của Pháp tại châu Phi đã chứng kiến tới tám cuộc đảo chính, với ưu thế đều nghiêng về các lực lượng quân sự. Niger và Gabon không phải là ngoại lệ. Cả hai đều là thuộc địa cũ của Pháp và đang cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Paris.

Tại Niger, Đại sứ Pháp Sylvain Itte đã được chính quyền quân sự yêu cầu rời khỏi nước này trong khi những người ủng hộ cuộc đảo chính tụ tập trước Đại sứ quán Pháp để bày tỏ thái độ. Chính quyền quân sự cũng yêu cầu Paris rút 1.500 quân đồn trú về nước.

Trong khi đó, ở Gabon, một trong những đồng minh thân cận nhất của Pháp ở châu Phi, có ít nhất một công ty khai khoáng của Pháp, bao gồm Eramet, đã ngừng hoạt động.

Thứ hai, cả hai cuộc đảo chính này đều được khơi mào bởi lực lượng an ninh, cụ thể là sĩ quan cận vệ của chính quyền đương nhiệm. Ở Niger, đó là Tướng Abdourahamane Tchiani. Tại Gabon, đó là Tướng Brice Oligui Nguema. Điều này phản ánh mâu thuẫn giữa một bên là chính quyền dân sự, một bên là lực lượng an ninh, câu chuyện “muôn thuở” tại nhiều nước châu Phi.

Thứ ba, cả Niger và Gabon đều đối mặt với những vấn đề phức tạp. Với Niger, đó là câu chuyện về an ninh, với sự hoành hành của tổ chức khủng bố al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, cùng bài toán về cân bằng quyền lực nội bộ. Ở Gabon, đó là câu chuyện về bầu cử: Cựu Tổng thống Omar Bongo Odimba đã cầm quyền liên tục 42 năm, trước khi con của ông, Tổng thống Omar Bongo Odimba, tiếp tục lãnh đạo đất nước thêm 14 năm thông qua các cuộc bầu cử “đầy bất thường”.

Điều này cũng lý giải phản ứng trái ngược của người dân và cộng đồng quốc tế trước sự thay đổi tại hai quốc gia này. Ở Niger, phe đảo chính của Tướng Abdourahamane Tchiani phải đối mặt với sự phản đối của lực lượng dân sự cùng chỉ trích gay gắt từ cộng đồng quốc tế, thậm chí là lời cảnh báo về can thiệp quân sự từ Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS).

Trong khi đó, tại Gabon, mặc dù cộng đồng quốc tế nói chung và Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Trung Phi (ECCAS) vẫn chỉ trích cuộc đảo chính, song các bên vẫn chưa có kế hoạch can thiệp quân sự. Đáng chú ý, dù khẳng định rằng “theo lẽ thường, đảo chính quân sự chưa bao giờ là giải pháp”, song Cao ủy Liên minh châu Âu (EU) về chính sách đối ngoại - an ninh Josep Borrell cũng đặt câu hỏi về các “cuộc bầu cử đầy bất thường” trong giai đoạn cầm quyền của hai Tổng thống nhà Odimba.

Tuy nhiên, liệu kết thúc “các cuộc bầu cử bất thường” bằng “phương pháp bất thường” có thể đem lại cuộc sống bình thường cho người dân Niger và Gabon hay không? Những gì diễn ra tại Libreville chỉ là điểm dừng hay “bến cuối” của làn sóng đảo chính tại châu Phi? Đây đều là những câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Đảo chính ở Niger và lịch sử bất ổn của châu Phi

Đảo chính ở Niger và lịch sử bất ổn của châu Phi

Cuộc đảo chính quân sự mới nhất ở Niger không chỉ đẩy đất nước giàu tài nguyên bậc nhất của châu Phi vào vòng xoáy ...

Phe đảo chính Niger muốn trục xuất bằng được Đại sứ Pháp, Paris làm ngơ

Phe đảo chính Niger muốn trục xuất bằng được Đại sứ Pháp, Paris làm ngơ

Chính quyền quân sự Niger ra lệnh trục xuất ngay lập tức Đại sứ Pháp tại nước này Sylvain Itte tối 2/9 sau khi chính ...

Đảo chính ở Gabon: Lãnh đạo phe quân sự gặp đặc phái viên Trung Phi

Đảo chính ở Gabon: Lãnh đạo phe quân sự gặp đặc phái viên Trung Phi

Trước đó, Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Trung Phi (ECCAS) đã đình chỉ tư cách thành viên của Gabon sau cuộc đảo chính ...

Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

Liên hợp quốc: Trẻ em châu Phi đặc biệt dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu

UNICEF cho biết, chưa đến 3% nguồn tài trợ toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu nhắm vào trẻ em.

Dầu Nga 'ào ạt' chảy sang châu Phi, lộ hai nguyên nhân chính

Dầu Nga 'ào ạt' chảy sang châu Phi, lộ hai nguyên nhân chính

Hiện tại, thay vì chảy sang châu Âu, dầu Nga lại đổ về các nền kinh tế lớn nhất tại châu Phi.

Đọc thêm

Liên tiếp lập công cho Al Nassr, Cristiano Ronaldo tiến gần 900 bàn thắng

Liên tiếp lập công cho Al Nassr, Cristiano Ronaldo tiến gần 900 bàn thắng

Cristiano Ronaldo tiếp tục ghi bàn, góp công giúp Al Nassr thắng kịch tính 3-2 trước Al Akhdoud ở vòng 31 giải vô địch quốc gia Saudi Arabia.
MB dẫn dắt tương lai ngân hàng số với mô hình BAAS

MB dẫn dắt tương lai ngân hàng số với mô hình BAAS

Trong khuôn khổ sự kiện Ngày Chuyển Đổi Số Ngân Hàng 2024 với chủ đề "Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số”, Ngân hàng TMCP Quân ...
Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ phương pháp tiên tiến mới trong phòng, điều trị bệnh

Chuyên gia Nhật Bản chia sẻ phương pháp tiên tiến mới trong phòng, điều trị bệnh

Chiều 9/5 diễn ra Hội thảo – Tọa đàm với chủ đề 'Hợp tác y tế Việt Nhật, các phương pháp tiên tiến trong chẩn đoán, dự phòng và điều ...
Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?
Người một nhà tập 14: Bà Thư sốc khi nghe đoạn hội thoại của bố con ông Đông

Người một nhà tập 14: Bà Thư sốc khi nghe đoạn hội thoại của bố con ông Đông

Người một nhà tập 14, bà Thư nghe lén cuộc hội thoại của bố con ông Đông về Trí - con trai bà. Bà Thư sẽ làm gì để bảo ...
Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngoại trưởng Colombia đã chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM).
Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Colombia chính thức yêu cầu gia nhập CARICOM

Ngoại trưởng Colombia đã chính thức đề nghị nước này được gia nhập với tư cách là thành viên liên kết của Cộng đồng Caribbean (CARICOM).
Nỗ lực vì một đất nước Palestine được công nhận, Đại hội đồng LHQ tiếp tục bỏ phiếu cho dự thảo mới

Nỗ lực vì một đất nước Palestine được công nhận, Đại hội đồng LHQ tiếp tục bỏ phiếu cho dự thảo mới

Đại hội đồng LHQ sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết sửa đổi do các quốc gia Arab đề xuất nhằm công nhận tư cách thành viên của Palestine.
Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng, kích hoạt hệ thống phòng thủ trước hành động của Mỹ ở Guyana

Venezuela phản ứng khi chiến đấu cơ của Mỹ bay qua không phận quốc gia láng giềng Guyana trong khuôn khổ một cuộc tập trận chung.
Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc-Hungary nâng cấp quan hệ song phương, khẳng định không nhằm vào bên thứ 3

Trung Quốc và Hungary quyết định nâng cấp quan hệ song phương lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong mọi hoàn cảnh của thời đại mới.
Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ xác nhận hoàn tất rút quân khỏi Maldives

Ấn Độ đã thay thế khoảng 80 binh sĩ ở Maldives bằng đội ngũ nhân viên dân sự theo yêu cầu của Tổng thống nước chủ nhà Mohamed Muizzu.
Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch ở Rafah, bị đồng minh phàn nàn về 'thông điệp sai lầm'

Mỹ cho rằng, chiến dịch quân sự lớn của Israel tại Rafah sẽ không thúc đẩy mục tiêu đánh bại phong trào Hamas của người Palestine ở Dải Gaza.
'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

'Vũ khí AI' - Uy lực khủng khiếp nhưng đầy rủi ro

Ứng dụng của AI trong quân sự là phát triển các hệ thống vũ khí tự hành. AI trở thành thứ vũ khí đầy sức mạnh nhưng cũng nhiều nguy cơ.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Truyền thông Campuchia: Chiến thắng Điện Biên Phủ là hình mẫu về tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương

Những ngày qua, truyền thông Campuchia đã đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền thông Uruguay đưa tin đậm nét về chiến thắng Điện Biên Phủ

Tờ Grupo R Multimedio của Uruguay khẳng định Chiến thắng Điện Biên Phủ là mốc son vàng chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm châu Âu: Khó lấy lại phong độ một thời nhưng là 'nước cờ' cứu vãn tình thế

Chuyến thăm châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần này là nỗ lực cấp cao nhất nhằm cứu vãn những đứt gãy giữa Trung Quốc và EU.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Phiên bản di động