Ba lý do khiến Phần Lan chẳng 'ngán' Nga, không 'ngại' Mỹ

Phan Quân
TGVN. Không phải tự nhiên Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto là một trong những nhà lãnh đạo thế giới hiếm hoi nhận được sự tôn trọng của cả Washington và Moscow.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Phần Lan: Thủ tướng từ chức, Chính phủ ngưng hoạt động sau 181 ngày
Bầu cử Nghị viện Phần Lan 2019: Tư tưởng dân tộc lên ngôi
Ba lý do khiến Phần Lan chẳng 'ngán' Nga, không 'ngại' Mỹ
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto.

Đã trải qua hơn nửa nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai, song ông Sauli Niinisto chẳng mấy nói nhiều về thành tựu của mình, dù chúng thực sự ấn tượng và đáng để học hỏi.

Phần Lan có vị trí địa lý và lịch sử tương đối đặc thù, khi là quốc gia cực Bắc của Liên minh châu Âu (EU) và có đường biên giới dài nhất với Nga. Giống như nhiều láng giềng khác của xứ bạch dương, quan hệ Helsinki – Moscow đã qua nhiều thăng trầm. Chiến tranh Mùa Đông (1939 – 1940) khiến Phần Lan thương vong tới 90.000 người, còn Liên Xô là 120.000 người. Liên Xô thu hồi vùng Karelia, đổi lại Phần Lan giữ được độc lập chủ quyền, điều được duy trì và kéo dài từ Thế chiến II cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, khác với phần lớn các láng giềng khác của xứ bạch dương, Phần Lan đã khéo léo gác lại quá khứ, xây dựng quan hệ tốt với Nga, Mỹ và EU. Trước ông Sauli Niinisto, Tổng thống Urho Kekkonen đã tận dụng quan hệ đặc biệt với Moscow để đi vào lịch sử khi cầm quyền 4 nhiệm kỳ và buộc Kremlin công nhận sự trung lập của Phần Lan.

Ông Sauli Niinisto không chỉ kế thừa, mà còn đưa di sản ấy lên tầm cao mới, chủ đông xây dựng quan hệ cân bằng giữa các thế lực có ảnh hưởng lớn trong khu vực như Nga, Mỹ hay EU, đưa Phần Lan thành quốc gia “không liên kết”. Theo tầm nhìn của ông, Phần Lan là một phần của EU và “thuộc về phương Tây”, song “vẫn là hàng xóm của phía Đông”. Sau đây là ba yếu tố chính trong tầm nhìn độc đáo của ông Sauli Niinisto.

Ưu tiên hàng đầu

Thứ nhất, giống như nhiều quốc gia khác, chính quyền ông Sauli Niinisto luôn đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu và cẩn trọng trong mọi đường đi nước bước. Khi muốn nâng cấp quan hệ với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Helsinki đã thăm dò ý kiến Moscow. Khi nhận được tín hiệu không tích cực từ phía Nga cũng như người dân Phần Lan, chính quyền của ông Saul Niinisto đã không ngại xem xét lại kế hoạch ban đầu.

Một ví dụ khác là quan hệ của Phần Lan với EU. Ông Sauli Niinisto nhiều lần không hài lòng trước hợp tác rời rạc giữa các thành viên EU trong phòng chống đại dịch Covid-19, khi kết quả này tương phản với những gì mà Phần Lan cùng láng giềng đã làm được nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch. Ông cũng thẳng thắn chỉ trích khối chưa thể phát huy tiềm năng do thiếu chính sách kinh tế và an ninh chung. Tuy nhiên, dưới thời ông, Phần Lan vẫn ủng hộ EU, mong khối tăng cường tính gắn kết, tầm ảnh hưởng và độc lập chính sách, bởi lợi ích của Helsinki nằm ở một châu Âu độc lập, thịnh vượng và mạnh mẽ.

Phần Lan cũng thường im lặng trong cấm vận của EU với Nga, để tránh rơi vào thế khó xử giữa Nga và EU dù trên thực tế, cấm vận của EU tác động đáng kể tới Helsinki. Với Mỹ cũng vậy: Tổng thống Phần Lan luôn né tránh các câu hỏi về thái độ của Phần Lan đối với động thái mới của Mỹ tại châu Âu. Thái độ này đóng vai trò không nhỏ trong đảm bảo lợi ích quốc gia của Phần Lan, duy trì vị thế “không liên kết”.

Nên đánh và nên tránh

Thứ hai, chính quyền và cá nhân ông Sauli Niinisto luôn biết thể hiện quan điểm một cách khéo léo, biết lúc nào “nên đánh và nên tránh”. Phẩm chất này bộc lộ rõ nét trong tuyên bố của Tổng thống Phần Lan tại các cuộc gặp lãnh đạo Nga – Mỹ. Đơn cử, tháng 10/2019, tại họp báo chung với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bối cảnh ông chủ Nhà Trắng đối mặt với khả năng bị luận tội, ông Niinisto đã nhìn thẳng vào ông Trump, và nói: “Nước Mỹ có một nền dân chủ tuyệt vời. Hãy gìn giữ nó”.

Trong cuốn sách “Căn phòng nơi chuyện đó xảy ra: Một hồi ký ở Nhà Trắng” đầy tranh cãi, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cho biết: “Ông Niinisto nhắc ông Trump rằng ông Putin là chiến binh dũng mãnh và ông Trump cần sẵn sàng đáp trả khi bị tấn công”. Yêu cầu EU tăng cường ngân sách quốc phòng đóng góp cho Tổ chức Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một cách để châu Âu và Mỹ sẵn sàng trước đòn tấn công như thế.

Ba lý do khiến Phần Lan chẳng 'ngán' Nga, không 'ngại' Mỹ
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto (bên phải) và phu nhân Jenni Haukio chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân thăm Helsinki tháng 7/2018. (Nguồn: EPA)

Về Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Niinsto khẳng định: “Tôi có quan hệ rất tốt với ông ấy. Chúng tôi trò chuyện rất cởi mở, ngay cả về những vấn đề nhạy cảm”. Nhận định về quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo, Giám đốc của Viên Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Phần Lan Mika Aaltola nói: “Ông Niinisto là một người có đầu óc thực tế. Ông sẽ chẳng rao giảng về chủ nghĩa tự do, mà tập trung ngay vào những vấn đề trước mắt. Đó là cách ông xây dựng mối quan hệ công việc tốt với ông Putin, bất chấp câu chuyện Ukraine hay các vấn đề khác…”

Như để chứng minh cho điều đó, viết trên Twitter mới đây, ông Niinisto cho biết, ông đã điện đàm với ông Putin và thảo luận “về giải quyết tình hình căng thẳng tại Belarus”, cũng như vấn đề xung quanh việc về nhà đối lập Nga Alexei Navalny bị nghi đầu độc. Quan hệ tốt với cả Nga và Mỹ ít nhiều giải thích tại sao Helsinki, chứ không phải Geneva hay Paris, được Washington và Moscow chọn tổ chức thượng đỉnh Nga – Mỹ năm 2018.

Tự lực tự cường

Thứ ba, chính quyền của ông Niinisto nhận thức rằng Phần Lan chỉ có thể duy trì độc lập, chủ quyền bằng cách không ngừng cải thiện năng lực quốc phòng mạnh mẽ, độc lập và hiện đại. Theo ông Aaltola, trong trường hợp khẩn cấp, Phần Lan có thể trang bị vũ khí cho 280.000 người, con số đáng kinh ngạc nếu so sánh với phần còn lại của châu Âu. 80% người dân Phần Lan được hỏi cho biết sẵn sàng cầm súng chiến đấu khi cần thiết.

Tuy nhiên, hiện châu Âu đang phải đối mặt nhiều biến động, chia rẽ bất đồng ngày một lớn; tình hình thế giới thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường sau đại dịch Covid-19. Khi ấy, duy trì vị thế “không liên kết”, đảm bảo quan hệ cân bằng, xây dựng tiềm lực quốc gia và ảnh hưởng khu vực sẽ là bài toán không đơn giản với chính quyền ông Sauli Niinisto.

Phần Lan: Loại nấm độc được ưa thích vì… rất ngon

Phần Lan: Loại nấm độc được ưa thích vì… rất ngon

TGVN. False Morel là một loại nấm có chứa độc tố và chất gây ung thư gyromitrin. Do đó, ở nhiều nước, việc bán và nấu ...

Trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Hội hữu nghị Phần Lan – Việt Nam

Trao tặng Huân chương Hữu nghị cho Hội hữu nghị Phần Lan – Việt Nam

TGVN. Ngày 6/3, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức Lễ trao Huân chương Hữu nghị của ...

Phần Lan lắp đặt nhà vệ sinh cho chó ở sân bay Helsinki

Phần Lan lắp đặt nhà vệ sinh cho chó ở sân bay Helsinki

TGVN. Nhà vệ sinh riêng rõ ràng là trải nghiệm đặc biệt dành cho hành khách bốn chân ra vào sân bay quốc tế Helsinki, Phần ...

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Viên kim cương nhân tạo đầu tiên trên thế giới được tạo ra từ chiết xuất hoa mẫu đơn đỏ

Các nhà khoa học đến từ Trung Quốc đã tạo ra một viên kim cương 3 carat hoàn toàn từ nguyên tố carbon có nguồn gốc từ hoa mẫu đơn ...
Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Body nuột nà của 'ngọc nữ' Ninh Dương Lan Ngọc

Để có body hoàn hảo, 'ngọc nữ màn ảnh Việt' Ninh Dương Lan Ngọc chăm chỉ trong việc giữ gìn hình thể bằng việc tập gym, thể thao.
Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Ngoại hạng Anh vòng 29: Hình ảnh trận đấu Arsenal thắng 5-0 Chelsea

Kai Havertz, Ben White cùng lập cú đúp trong chiến thắng giòn giã của Arsenal trong trận derby London với Chelsea tại vòng 29 Ngoại hạng Anh.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Xác định 4 cặp đấu vòng tứ kết U23 châu Á 2024

Vòng bảng U23 châu Á 2024 mới hạ màn, 4 cặp đấu của vòng tứ kết cũng được xác định.
Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Ấn Độ thử thành công tên lửa đạn đạo không đối đất tầm ngắn

Tên lửa đạn đạo không đối đất này có tên Crystal Maze 2, được Ấn Độ mua của Israel, còn được gọi là ROCKS.
Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel phát lệnh sơ tán khẩn ở Bắc Dải Gaza, chuẩn bị hành động dữ dội

Israel ra lệnh cho người dân thành phố Beit Lahia ở phía Bắc Dải Gaza sơ tán khẩn cấp trước một cuộc tấn công dữ dội mới của nước này.
NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

NATO đổ bộ lực lượng 'khủng' gần biên giới Nga, một nước thành viên tiết lộ 'sốc' trong mối quan hệ Mỹ-NATO-EU

Nhóm quân tăng cường của NATO gần biên giới Nga lên tới 33.000 người, khoảng 300 xe tăng và hơn 800 phương tiện chiến đấu bọc thép khác.
Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Điểm tin thế giới sáng 24/4: Quân tăng viện NATO ở biên giới Nga, Anh nâng chi tiêu quốc phòng, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thăm Iraq

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/4.
Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Thúc đẩy giá trị Anh ở Trung Á và Mông Cổ

Ngoại trưởng Anh David Cameron thăm Tajikistan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Turkmenistan, Kazakhstan và Mông Cổ để tăng cường gắn kết với khu vực then chốt này.
Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Quốc vương Qatar lần đầu tiên thăm Nepal

Đích thân Tổng thống Nepal Ramchandra Paudel chào đón Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al-Thani tại sân bay quốc tế Tribhuvan ở Kathmandu.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động