TIN LIÊN QUAN | |
Tái cơ cấu doanh nghiệp: Chỉ đạt về số lượng | |
Tách DNNN ra khỏi các Bộ: Để tự nguyện hay tạo áp lực? |
Đến nay, sau 15 năm sắp xếp lại, DNNN đã giảm mạnh về số lượng, đặc biệt là những doanh nghiệp quy mô nhỏ, doanh nghiệp kém hiệu quả, doanh nghiệp ở các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ. Năm 2001, cả nước có khoảng 6.000 DNNN, trải trên 60 ngành, lĩnh vực; năm 2011 có 1.369 DNNN thì hết tháng 10/2016 chỉ còn 718 DNNN, tập trung vào 19 ngành, lĩnh vực.
Tuy nhiên, phát biểu tại Hội nghị toàn quốc triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước giai đoạn 2016-2020 vừa tổ chức gần đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc rất thắc mắc không biết vì sao thoái vốn nhà nước và cổ phần hóa tại doanh nghiệp còn thấp? Giải pháp nào tốt nhất trong thời gian tới, bảo đảm lợi ích nhà nước, doanh nghiệp, lợi ích xã hội...?
Giám sát chặt cổ phần
Trả lời câu hỏi của Thủ tướng, ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt May, cho rằng việc cổ phần hóa chậm là do tâm lý người đứng đầu DNNN muốn “làm ông chủ giả”, xài vốn nhà nước “khỏe” hơn ông chủ thật bỏ tiền ra để kinh doanh, bởi chỉ cần bảo toàn vốn là được. Do vậy, họ có tâm lý không cần phải đẩy nhanh cổ phần hóa để “chiến đấu” với thương trường...
Quang cảnh Hội nghị. (Nguồn: VGP) |
Ông Nghị đề xuất, khi tiến hành cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nếu cổ phần hóa từ công ty mẹ trước, công ty con sau, tiến độ sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên, khi bán, cần xác định rõ các nhà đầu tư chiến lược, tâm huyết với ngành, phải đầu tư bằng cả khối óc và trái tim, không đầu tư lướt sóng,... Có như vậy, doanh nghiệp sau cổ phần hóa mới phát triển bền vững và bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Bên cạnh đó, để bảo đảm cao nhất lợi ích của nhà nước khi bán cổ phần, ông Nghị ví von như khi bán một cái nhà, phải chống thấm, chống dột, chỉnh trang để cái nhà đẹp hơn và bán được với giá cao nhất. Tuy nhiên, thực tiễn lại có DN khi bán lại “làm cái nhà xấu đi” để bán giá thấp cho nhóm lợi ích...
“Do vậy, cần có sự giám sát chặt chẽ, hợp lý để bảo đảm lợi ích cao nhất của Nhà nước khi bán cổ phần. Mặt khác, cần tạo cơ chế chính sách mới để doanh nghiệp chạy cổ phần hóa với tốc độ cao hơn nữa...”, ông Nghị nói.
Xác định đúng trọng tâm nhiệm vụ
Theo kế hoạch về mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, Chính phủ xác định, doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn và cổ phần chi phối chỉ duy trì trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh; ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
Các doanh nghiệp này cần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế; được trao quyền chủ động hơn gắn với tăng cường trách nhiệm; được quản lý, giám sát chặt chẽ; công khai, minh bạch về hoạt động sản xuất, kinh doanh; bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
Đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối phải thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước theo cơ chế thị trường; bảo đảm công khai, minh bạch, có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Qua đó, thực hiện xã hội hóa và phân bổ lại theo cơ chế thị trường các nguồn lực của Nhà nước về nhân lực, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố về độc quyền tự nhiên và lợi thế khác để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân, tạo động lực nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. (Nguồn: VGP) |
Thủ tướng yêu cầu xác định rõ doanh nghiệp nào Nhà nước cần thoái vốn và doanh nghiệp nào không cần nắm cổ phần chi phối. Cơ chế chính sách về cổ phần hóa, thoái vốn đã được ban hành có còn phù hợp không. Những vấn đề nào mới đặt ra trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn. Chẳng hạn, chọn nhà đầu tư chiến lược, chọn nhà tư vấn, thoái vốn theo lô, bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình cổ phần hóa hay là xử lý vấn đề đất đai trong quá trình cổ phần hóa; Sắp xếp lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp hay thực hiện chính sách đối với lao động dôi dư; Vấn đề tổ chức Đảng trong doanh nghiệp cổ phần hóa...
Thủ tướng nhấn mạnh 3 yêu cầu để DNNN hoạt động hiệu quả. Thứ nhất, cổ phần hóa trước hết nhằm tạo môi trường minh bạch, có sự giám sát chặt chẽ, có tính cạnh tranh cao cả về đầu vào và đầu ra, có động lực để thúc đẩy hoạt động. Thứ hai, khi tiến hành cổ phần hóa, quy mô khu vực kinh tế nhà nước nhỏ đi, nhưng hiệu quả phải cao hơn, vốn nhà nước phải được bảo toàn và phát huy giá trị tốt hơn.
Thứ ba, tái cơ cấu DNNN để giải phóng nguồn lực phục vụ tăng trưởng cao hơn. Theo đó, lĩnh vực nào cần có vai trò của nhà nước như năng lượng, ngân hàng... thì tính toán lại để quản lý cho hiệu quả, còn lại thì rút vốn ra để tạo điều kiện cho khu vực tư nhân hoạt động...
Nhiều "ông lớn Nhà nước" vẫn "cù nhầy" công bố thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình công bố thông tin của ... |
Hơn 1.000 DN Nhà nước “lỗi hẹn” với Luật Doanh nghiệp Còn 2 ngày nữa sẽ hết thời hạn chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, dự kiến vẫn còn khoảng trên 1.000 DNNN ... |
Chính phủ đã chính thức giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định ... |
Lại thêm một năm hoạt động cổ phần hóa (CPH) các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không đạt kế hoạch, tỷ lệ thực hiện được ... |