TIN LIÊN QUAN | |
Quảng Ninh: Đẩy nhanh tốc độ tái cơ cấu DNNN | |
Hội nghị trực tuyến về đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước |
Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) bày tỏ quan điểm trên tại Hội thảo: “Cơ quan chuyên trách đại diện Chủ sở hữu nhà nước đối với vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam”.
Các đại biểu tham dự Hội thảo tại Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương ngày 23/8. (Nguồn: Vietstock) |
Khu vực nhà nước quản lý nhiều tài sản công nhất. Nếu biết sử dụng tốt khối tài sản từ khu vực này có thể mang lại thịnh vượng cho quốc gia. Thời gian qua, chúng ta đã “lãng quên” việc này mà chỉ đang nhằm vào cải cách, trọng tâm là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), ông Nguyễn Đình Cung nói.
Lý giải vấn đề bị “hoài nghi”
Đánh giá về việc dư luận còn hoài nghi về nhận thức chính trị, quyết tâm chính trị trong vấn đề tách DNNN ra khỏi các Bộ, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, quyết tâm này rất rõ ràng, đó là phải tách chức năng quản lý nhà nước với việc thực hiện quyền chủ sở hữu với DNNN. Đây là tư tưởng lớn đã được xác định rất rõ. “Vì vậy, tôi khẳng định không thể hoài nghi về quyết tâm này”, ông Đông nhấn mạnh.
“Tất cả những nhà chính trị chính thống không ai phản biện lại quan điểm này, vì ai cũng thấy như vậy là cần thiết. Bây giờ, chúng ta đã tiến đến giai đoạn tách ra thì sẽ phải xem làm như thế nào chứ không còn phải phân vân có tách hay không”, ông Đông nhấn mạnh.
Lý giải vấn đề sau khi tách các DNNN ra khỏi các Bộ thì các Bộ này sẽ làm gì, liệu có nguy cơ trở thành một siêu bộ mới hay không, ông Đông cho biết: Thứ nhất, nếu các DNNN vẫn nằm trong các bộ chuyên ngành sẽ không đạt được yêu cầu đảm bảo tính cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp (DN).
Thứ hai, việc tách này sẽ làm sáng tỏ “mối hoài nghi” mà dư luận đang quan tâm về sự nhập nhằng trong quản lý DN.
Thứ ba, khi Việt Nam đã hội nhập mà Bộ vừa quản lý nhà nước vừa quản lý DN thì Việt Nam sẽ không được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường.
“Việt Nam chưa được công nhận là nước có nền kinh tế thị trường chỉ vì DNNN hoạt động với cơ chế thuận lợi hơn so với các DN khác trên thị trường. Khi không được công nhận nền kinh tế thị trường, chúng ta sẽ gặp nhiều bất lợi từ chính sách của các quốc gia khác. Cụ thể là tín nhiệm quốc gia luôn bị đánh giá thấp”, ông Đông nói.
Minh bạch là yêu cầu hàng đầu
“Các chính trị gia thường quản trị theo kiểu làm sao phải đạt mục tiêu xã hội này, xóa đói giảm nghèo khu vực kia. Làm thế nào để có thể tách biệt những can thiệp chính trị và các chính trị gia ra khỏi việc thực hiện quyền chủ sở hữu này? Liệu các nhà chính trị có sẵn sàng ủy quyền lại trách nhiệm này cho các nhà chuyên môn hay không?”, ông Cung băn khoăn.
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nếu muốn DNNN hoạt động hiệu quả, điều tiên quyết là phải tuân thủ pháp luật. Nếu có sự can thiệp không theo pháp luật vào các tổng công ty, tập đoàn nhà nước thì quyết tâm chính trị này sẽ rất khó thực hiện.
Bên cạnh đó là trách nhiệm giải trình. Điều này có nghĩa ai quyết định việc gì thì phải có trách nhiệm giải trình về việc đấy. Nếu không có trách nhiệm giải trình ràng buộc thì vốn của các DNNN dễ bị sử dụng vào mục đích riêng chứ không phải để tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, ông Doanh khẳng định.
Theo ông, điều kiện cần và đủ cho quyết tâm thực hiện việc tách DNNN ra khỏi các Bộ là phải có tính công khai minh bạch. Ở Việt Nam, hệ thống quy tắc pháp luật rất nhiều nhưng thực sự mới chỉ dừng ở mức độ “cần phải bắt đầu”. Đơn cử, người ta công khai minh bạch câu chuyện 20 năm tới Việt Nam sẽ phát triển như thế nào, quy hoạch cả thành phố ra làm sao... Tuy nhiên, những điều cụ thể như đất giá bao nhiêu, đấu thầu, bỏ giá như thế nào, công ty nào được thực hiện, cách thức đấu thầu ra sao… thì lại không có hướng dẫn cụ thể.
Theo ông Dag Detter, chuyên gia cố vấn của Ngân hàng Thế giới (WB), trong nền kinh tế Việt Nam, lợi ích từ tài sản công vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. “Điều này dẫn đến nợ xấu, lợi nhuận không rõ ràng”, ông Dag Detter cho biết. Vấn đề tài sản công cũng như khái niệm DNNN tại Việt Nam dễ gây lẫn lộn. Có thể nói, tài sản công chiếm vai trò rất lớn đối với bất cứ xã hội nào chứ không chỉ ở Việt Nam. Nếu quản lý không tốt, nền kinh tế sẽ bị tác động rất lớn.
TS. Cung thẳng thắn: “Công hay tư thì cuối cũng vẫn phải tạo ra giá trị gia tăng, cụ thể là làm ra được tiền chứ không thể là cái máy “xay tiền”. Chúng ta hay mất nhiều thời gian tranh luận phải thực hiện chiến lược này, kế hoạch kia mà không tạo được ra giá trị thì để làm gì. Làm thế nào để vốn nhà nước được triển khai thực hiện và phát triển lên mới là vấn đề cần bàn”.
“Liệu các nhà chính trị có tự nguyện tách ra khỏi việc quản lý khối tài sản công hay cần phải có một áp lực nào? Ai có thể buộc họ phải và lực lượng nào giám sát vấn đề này?”, ông Cung đặt câu hỏi.
Từ nay đến 2015, cần cổ phần hóa 432 doanh nghiệp Ngày 18/2, tại Hà Nội, Chính phủ tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 2014-2015. Thủ tướng ... |
Sức khỏe doanh nghiệp nhà nước thế nào? Báo cáo công bố tại buổi làm việc thường niên giữa Chính phủ và đại diện các "quả đấm thép" trong nền kinh tế cho ... |
Tái cơ cấu để doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả hơn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu, trong thời gian tới, mục tiêu kiên định là tiếp tục đổi mới, sắp xếp, nói ... |