Năm 2018 chứng kiến sự khởi đầu của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và cũng là năm đánh dấu sự ra đời của Hiệp định CPTPP, gồm 11 thành viên bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn việc tham gia CPTPP nhằm giải quyết một phần nào khó khăn của cuộc chiến này gây ra.
Hiệp định CPTPP gồm 11 thành viên bao gồm: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. (Nguồn: Cafebiz) |
Về tổng thể, việc tham gia CPTPP sẽ giúp Trung Quốc giải quyết thách thức của cuộc chiến thương mại; thông qua việc áp dụng quy tắc thương mại của CPTPP, giảm bớt căng thẳng với Mỹ và các nước khác; thúc đẩy tăng và cải cách kinh tế.
Về kinh tế, CPTPP tạo điều kiện cho Trung Quốc mở cửa nhiều hơn, điều này rất quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai, đặc biệt là về xuất khẩu hàng hóa; thúc đẩy trao đổi thương mại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giảm phụ thuộc vào thị trường Bắc Mỹ.
Dự kiến nếu Trung Quốc tham gia, thu nhập trong khu vực ước đạt 632 tỷ USD/năm.
Về chính trị, việc tham gia CPTPP sẽ giúp Trung Quốc giảm căng thẳng, tăng cường ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Quan hệ kinh tế và chính trị giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và ASEAN được cải thiện. Từ góc độ toàn cầu, Trung Quốc có cơ hội tạo nên các quy tắc thương mại toàn cầu mà không cần sự tham gia của Mỹ.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tham dự CPTPP, một số thành viên có thể sẽ phủ quyết việc tham gia này do lo ngại sự cạnh tranh từ Trung Quốc.
Về cơ bản, việc tham dự cũng không thể giúp Trung Quốc giải quyết triệt để cuộc chiến thương mại. Mặt khác, Trung Quốc buộc phải có những cải cách lớn hơn. Các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc phải minh bạch hơn, các công ty nước ngoài làm ăn tại Trung Quốc sẽ được tự do hơn khi tham gia thương mại điện tử và chuyển dữ liệu qua biên giới.