Bạc Liêu 'tăng tốc' biến tiềm năng du lịch thành lợi thế phát triển

Phương Nghi
Sau thời gian dài chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hoạt động du lịch tỉnh Bạc Liêu đã khởi sắc trở lại, góp phần tích cực thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Dù chưa trở lại sôi động như trước đây, nhưng các điểm du lịch ở Bạc Liêu những ngày này đã thu hút khá đông du khách đến tham quan.

Bạc Liêu khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch
Quảng trường Hùng Vương - điểm tham quan du lịch tiêu biểu tại Bạc Liêu. (Nguồn: TTXVN)

Triệt để phát huy thế mạnh

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu, 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu dịch vụ, du lịch của tỉnh đạt 1.700 tỷ đồng (đạt 56% kế hoạch, tăng 76,2% so với cùng kỳ). Kết quả trên thực sự đáng phấn khởi, nhất là sau 2 năm dịch Covid-19, ngành du lịch gần như bị đóng băng. Bên cạnh sự quan tâm thúc đẩy của các cấp, các ngành, du lịch tỉnh Bạc Liêu khởi sắc nhờ tự làm mới, tự sáng tạo nhằm thu hút lượng lớn khách tham quan trong và ngoài tỉnh.

Bạc Liêu có 9 trong số 21 điểm du lịch tiêu biểu của Đồng bằng sông Cửu Long được Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long công nhận. Riêng thành phố Bạc Liêu đã có 8 điểm là Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, khu du lịch sinh thái Hồ Nam, Quảng trường Hùng Vương, khu nhà Công tử Bạc Liêu, khu biển nhân tạo, khu du lịch Nhà Mát, Quán âm Phật đài, khách sạn Sài Gòn – Bạc Liêu, Nhà máy điện gió Bạc Liêu.

Bạc Liêu khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch
Hình ảnh về logo du lịch của tỉnh Bạc Liêu với 3 hình ảnh chủ đạo gồm cây đờn kìm, nón lá, sóng nước xung quanh chữ “Bạc Liêu” cách điệu. (Nguồn: TTXVN)

So với một số tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu Long, du lịch Bạc Liêu có nhiều lợi thế. Một trong số đó là du khách không mất quá nhiều thời gian cho di chuyển, bởi khoảng cách giữa các điểm du lịch tương đối gần.

Nằm ngay trung tâm thành phố là khu nhà Công tử Bạc Liêu, nơi du khách có thể tận mắt thấy nơi ăn, chốn ở, nghe kể những giai thoại thú vị về vị công tử nổi tiếng này.

Cách khu nhà Công tử Bạc Liêu hơn 5 phút đi bộ là đồng hồ đá duy nhất ở Việt Nam, có tên gọi là “đồng hồ Thái Dương” được nhà bác vật Lưu Văn Lang tự tay xây dựng từ đầu thế kỷ XX.

Hay từ khu nhà Công tử Bạc Liêu cũng chỉ mất hơn 10 phút di chuyền bằng ôtô là đến Khu lưu niệm Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu, điểm du lịch mà du khách thường ghé thăm mỗi khi tới vùng đất tươi đẹp này. Đến đây, du khách sẽ được thưởng thức di sản văn hóa phi vật thể Đờn ca tài tử Nam Bộ, nhất là bài Dạ cổ hoài lang nổi tiếng.

Từ đây đi về phía biển khoảng 10km là các điểm du lịch nổi tiếng Vườn chim Bạc Liêu, Quán âm Phật đài, những cánh đồng điện gió, chùa Xiêm Cán, vườn nhãn cổ…

Để du lịch phát triển xứng tầm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, ông Phan Thanh Duy khẳng định, Bạc Liêu đang tập trung đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng đa chiều, vừa đa dạng, phong phú về loại hình, sản phẩm, tuyến điểm du lịch, vừa xây dựng được những sản phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn của vùng đất, con người Bạc Liêu.

Đồng thời, tỉnh quan tâm xây dựng chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch cụ thể, nhằm quảng bá hình ảnh Bạc Liêu đến với du khách trong và ngoài nước; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ trong lĩnh vực du lịch cả về mọi mặt, từ trình độ chuyên môn, kỹ năng đến văn hóa ứng xử… góp phần thúc đẩy phát triển du lịch Bạc Liêu trong giai đoạn mới.

Bạc Liêu khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch
Du khách tham quan tại Khu lưu niệm Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu. (Ảnh: Phương Nghi)

Đẩy mạnh du lịch cộng đồng

Ngành du lịch Bạc Liêu đang có sự phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Đây là cơ sở để tỉnh đề ra chỉ tiêu cũng như các giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2022, tiếp đón khoảng 3,3 triệu lượt khách du lịch, doanh thu du lịch – dịch vụ đạt khoảng 3.000 tỷ đồng; phấn đấu có từ 1 đến 2 điểm du lịch tiêu biểu của vùng, công nhận từ 1 đến 3 khách sạn đạt chuẩn từ 3 sao trở lên.

Để thực hiện mục tiêu này, cùng với việc tiếp tục củng cố, nâng cấp phát triển sản phẩm du lịch, trong đó điểm nhấn là mô hình du lịch cộng đồng, tỉnh Bạc Liêu coi trọng phát triển các sản phẩm làng nghề truyền thống, phát huy lợi thế các sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với các hoạt động du lịch khu vực nông thôn, bảo đảm tính liên kết, không trùng lặp với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tạo sản phẩm đặc trưng riêng của tỉnh, thu hút khách du lịch. Tỉnh từng bước xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện cho du khách, nhất là vào các dịp lễ, hội, mùa cao điểm du lịch…

Bà Trần Thị Lan Phương, Giám đốc Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Qua khảo sát một số điểm du lịch sinh thái cộng đồng mới hình thành trên địa bàn cho thấy bên cạnh những mặt tích cực, mô hình này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế như chưa có sự đầu tư bài bản nên việc khai thác sản phẩm, dịch vụ đơn điệu, trùng lặp; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu; hạ tầng giao thông chưa phát triển...

Trên cơ sở đánh giá những thuận lợi và hạn chế của mô hình du lịch cộng đồng, tỉnh Bạc Liêu sẽ có những giải pháp cụ thể trong thời gian tới”.

Bạc Liêu khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch
Khu điện gió Bạc Liêu được nhiều người gọi là “Cánh đồng điện gió”, nơi du khách chiêm ngưỡng được vẻ đẹp của những tua bin gió khổng lồ, dựng lên sừng sững trên nền trời xanh. Cánh đồng điện gió Bạc Liêu được công nhận là điểm du lịch tiêu biểu Đồng bằng sông Cửu Long năm 2019. (Ảnh: Phương Nghi)

Tỉnh đang tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Bạc Liêu tại các sự kiện du lịch, hội chợ triển lãm, lễ hội, các hoạt động giao lưu văn hóa du lịch trong và ngoài tỉnh; đẩy mạnh việc hợp tác liên kết phát triển du lịch các tỉnh, thành phố phía Tây vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang và Sóc Trăng. Cùng với đó, tổ chức lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch; xây dựng hình ảnh du lịch Bạc Liêu – điểm đến an toàn.

Có thể thấy, nhờ quyết tâm cao, cùng những chủ trương, chính sách mới mẻ, phù hợp và cách làm sáng tạo, du lịch Bạc Liêu những năm gần đây đã vượt qua nhiều khó khăn, phát triển khá ngoạn mục, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, đáp ứng xu thế và yêu cầu của địa phương và đất nước thời kỳ phát triển, hội nhập.

Vùng đất trù phú, người dân Bạc Liêu hiền hòa, hiếu khách, có phong cách sống phóng khoáng đặc trưng. Ai đã đến Bạc Liêu một lần khó có thể quên.

Ninh Bình phát huy lợi thế và tiềm năng để thúc đẩy du lịch

Ninh Bình phát huy lợi thế và tiềm năng để thúc đẩy du lịch

Ninh Bình là vùng đất địa linh, nhân kiệt có truyền thống, lịch sử văn hóa lâu đời. Nằm ở phía Nam vùng đồng bằng ...

Đánh thức tiềm năng du lịch biển đảo ở Lý Sơn

Đánh thức tiềm năng du lịch biển đảo ở Lý Sơn

Mới đây, Quảng Ngãi ban hành Nghị quyết 05 về đẩy mạnh phát triển du lịch, để đưa du lịch từng bước trở thành ngành ...

Đọc thêm

Lần đầu tiên thành phố xứ Hàn 'khoác áo Việt' trong Tuần lễ văn hóa

Lần đầu tiên thành phố xứ Hàn 'khoác áo Việt' trong Tuần lễ văn hóa

Ngày 20/6, Tuần lễ Văn hóa Việt Nam năm 2025 đã chính thức khai mạc tại thành phố Pyeongteck, cách thủ đô Seoul 70 km về phía Tây Nam.
Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản tuyên bố hủy đối thoại cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay một lý do nào khác?
Thanh Hóa: Miền đất cộng hưởng những giá trị Vương triều

Thanh Hóa: Miền đất cộng hưởng những giá trị Vương triều

Được xem là 'cái nôi' di sản văn hóa dân tộc, Thanh Hoá rất giàu giá trị lịch sử và tính biểu tượng.
Một thế kỷ báo chí đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ báo chí đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc, báo chí đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành “vũ khí sắc bén” trên mặt trận tư tưởng ...
Giá nông sản hôm nay 21/6/2025: Giá cà phê mất mốc 100.000 đồng, Giá tiêu 'tụt dốc'; dự án nông nghiệp có thể được vay 70% vốn, không thế chấp

Giá nông sản hôm nay 21/6/2025: Giá cà phê mất mốc 100.000 đồng, Giá tiêu 'tụt dốc'; dự án nông nghiệp có thể được vay 70% vốn, không thế chấp

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 21/6/2025, giá cà phê, giá tiêu... giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong ...
Hạnh phúc của người làm báo cộng đồng

Hạnh phúc của người làm báo cộng đồng

Ở nhiều nước, có những người làm báo cộng đồng bằng tình thần tự nguyện gìn giữ dòng chảy thông tin, văn hóa và bản sắc Việt nơi xứ người.
Xuất bản 'Lược sử nước Việt bằng tranh' phiên bản song ngữ Việt-Nhật

Xuất bản 'Lược sử nước Việt bằng tranh' phiên bản song ngữ Việt-Nhật

Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu ấn bản mới nhất song ngữ Việt-Nhật của cuốn sách tranh panorama đầu tiên về lịch sử Việt Nam dành cho trẻ em.
Tiểu thuyết hay nhất viết về thời niên thiếu của Bác Hồ

Tiểu thuyết hay nhất viết về thời niên thiếu của Bác Hồ

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu ấn bản đặc biệt 'Búp Sen Xanh'.
Don Quixote - kiệt tác ballet thế giới lần đầu công diễn tại Việt Nam

Don Quixote - kiệt tác ballet thế giới lần đầu công diễn tại Việt Nam

Tồn tại hơn 150 năm, vở ballet Don Quixote vẫn được thế giới yêu thích nhờ khả năng cân bằng giữa kịch tính và kỹ thuật, giữa tiếng cười và sự cảm động.
‘Đôi mắt của Mona’ để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả

‘Đôi mắt của Mona’ để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả

Cuốn sách ‘Đôi mắt của Mona’ của Thomas Schlesser không chỉ là bản giao hưởng về nghệ thuật thị giác mà còn là triết luận sâu sắc về giá trị của cái nhìn.
Ký ức sống động về lịch sử báo chí

Ký ức sống động về lịch sử báo chí

Cuốn sách ảnh về lịch sử 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam bao gồm với những bài viết cô đọng cùng hơn 1.000 bức ảnh, tư liệu quý được chọn lọc...
Truyện dài 'Nên làm gì khi trời nổi gió' giành giải Nhất Giải thưởng Văn học Kim Đồng

Truyện dài 'Nên làm gì khi trời nổi gió' giành giải Nhất Giải thưởng Văn học Kim Đồng

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất đã nhận được 612 tác phẩm tham dự và đã lựa chọn được 11 tác phẩm xuất sắc trao giải.
Việt Nam lần thứ ba trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ ba trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Tài kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005, Việt Nam tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban liên chính phủ Công ước.
Độc đáo lễ hội giàu bản sắc văn hoá tại Quan Lạn

Độc đáo lễ hội giàu bản sắc văn hoá tại Quan Lạn

Lễ hội đình Quan Lạn mang đậm giá trị lịch sử mà còn là một đợt sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, phản ánh sâu sắc văn hóa biển đảo đặc trưng của ...
Đưa gốm Việt vào dòng chảy nghệ thuật đương đại

Đưa gốm Việt vào dòng chảy nghệ thuật đương đại

Một chương trình nghệ thuật đặc biệt - nơi những thanh âm từ gốm Việt được đánh thức và ngân vang, sẽ công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Một cách kể khác về Truyện Kiều

Một cách kể khác về Truyện Kiều

Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón bước chân của những người yêu văn hóa đến với một không gian thưởng lãm đặc biệt của sen và Truyện Kiều.
Dệt sắc thổ cẩm Tây Nguyên giữa nhịp sống mới

Dệt sắc thổ cẩm Tây Nguyên giữa nhịp sống mới

Tại một góc bản làng của tỉnh Lâm Đồng, còn đó một cô gái H’Mông âm thầm may vá, thêu thùa, níu giữ những nét văn hóa thổ cẩm truyền thống.
Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025 kỳ vọng tạo nên không gian giao lưu văn hóa sôi động

Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025 kỳ vọng tạo nên không gian giao lưu văn hóa sôi động

Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/10 đến 9/11 tại nhiều địa điểm như phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Hà Nội.
Phiên bản di động