Bắc Phi: "Mùa xuân Arab" 2019 hay bước lùi, trở về với hỗn loạn?

Mùa xuân Arab 2019 đang trở thành “từ khóa” nóng. 8 năm đã trôi qua kể từ lần đầu tiên nó được nhắc đến. Trong những tháng ngày tới đây, “mùa Xuân” có còn đồng nghĩa với “tốt lành” hay chỉ là “hỗn loạn” như ngần ấy năm vừa qua? Quan sát và nhận định từ Algiers. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan Chính trường Algeria: Đằng sau sự ra đi của Tổng thống A. Bouteflika
bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan Thấy gì qua Thông điệp 7 điểm của Tổng thống Algeria?

MAI THỊ TUYẾT (từ Algiers, Algeria)

Những người ủng hộ các cuộc cách mạng cho rằng “Mùa xuân Arab” cuối cùng cũng sẽ thành công sau khi họ rút ra được bài học kinh nghiệm từ những thất bại trong quá khứ.

Các cuộc tuần hành, biểu tình của đông đảo người dân đã phế truất hai nhà lãnh đạo cai trị lâu năm, và đây được gọi là “làn sóng thứ hai của Mùa xuân Arab” - 8 năm sau khi làn sóng đầu tiên của phong trào này tràn qua các nước Trung Đông, Bắc Phi. Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika và Tổng thống Sudan Omar al-Bashir cuối cùng đã chịu chung số phận với các nhà lãnh đạo Zine El Abidine Ben Ali của Tunisia, Hosni Mubarak của Ai Cập, Ali Abdullah Saleh của Yemen và Muammar Gaddafi của Libya - những người bị lật đổ vì phong trào nhân dân hoặc các cuộc đảo chính hồi năm 2011.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad là nhà lãnh đạo duy nhất còn sót lại của kỷ nguyên “Mùa xuân Arab” đầu tiên, nhưng không phải vì chính phủ của ông đã tự chuyển đổi để xây dựng một nền dân chủ mới, mà là vì ông đã nhận được sự giúp đỡ của các đồng minh Nga và Iran.

bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan
Người dân Algeria trong một cuộc tuần hành phản đối Tổng thống Abdelaziz Bouteflika. (Nguồn: AFP)

Thay đổi dân chủ - hy vọng mong manh

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, làn sóng “Mùa xuân Arab” thứ hai là hệ quả tất yếu của sự đình trệ chính trị và những khó khăn kinh tế khó có thể được giải quyết trong ngắn hạn tại nhiều nước Arab. Tại những nước này, chính quyền đã thực hiện thay đổi thể chế nhưng thất bại trong chuyển đổi dân chủ hoặc bằng một cách nào đó đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng hồi năm 2011 nhưng lại không có biện pháp hữu hiệu đưa nền kinh tế - xã hội tiến lên. Tuy nhiên, một câu hỏi vẫn còn dai dẳng là liệu các cuộc nổi dậy trong năm 2019 có thể mang lại sự thay đổi dân chủ - vốn được chờ đợi từ quá lâu - tại một khu vực được coi là điển hình của nghĩa độc tài hay không?

Đến nay, giới quan sát hoàn toàn có thể kết luận rằng làn sóng “Mùa xuân Arab” đầu tiên không mang lại kết quả như mong đợi. Có một thực tế rõ ràng là không thể lật đổ một nhà độc tài và xây dựng một xã hội mới tốt hơn chỉ trong một thời gian ngắn, nhất là trong bối cảnh những bề bộn, hỗn loạn mà xã hội một nước phải giải quyết sau cuộc cách mạng.

Việc quân sự hóa các cuộc biểu tình ở Syria và Libya đã cho thấy sự nguy hiểm của tình trạng nước ngoài can thiệp và gây căng thẳng giáo phái, bộ lạc. Tại Libya, những người ăn mừng sự sụp đổ của nhà độc tài Gaddafi đã quên mất một thực tế là họ có được sự thay đổi đó thông qua sự can thiệp quân sự của Pháp, Anh và Mỹ, dưới cái cớ bảo vệ thường dân. Các thế lực bên ngoài muốn nhà độc tài Gaddafi bị phế truất bất chấp cái giá mà Libya phải trả, đó là “những người cầm vũ khí chống Gaddafi sẽ quay súng chống lại nhau sau khi nhà độc tài này sụp đổ”. Các cường quốc đã đưa ra những lời hứa suông với người Libya rằng quốc gia Bắc Phi này sẽ nhận được sự hỗ trợ chuyển đổi giai đoạn hậu Gaddafi. Việc họ không thực hiện lời hứa chứng tỏ họ không hề muốn Libya thực sự khôi phục an ninh và ổn định. Bên cạnh đó, vụ ám sát Gaddafi khi ông đang bị quân đội kiểm soát là một ví dụ điển hình về hướng đi mà Libya đang tiến tới. Đó là tình trạng vô pháp luật, các nhóm dân quân hành động tùy tiện và chính phủ không có bất cứ quyền hành gì.

Trong trường hợp của Ai Cập năm 2011, Algeria và Sudan hiện tại, các nhà phân tích nhận định không nên khuyến khích sự can thiệp của quân đội để lật đổ người đứng đầu đất nước, trong khi chính quân đội là thế lực đứng sau giúp vị tổng thống đó duy trì sự cai trị trong nhiều thập kỷ. Khi quân đội làm như vậy, động lực rõ ràng và duy nhất là giành lấy quyền kiểm soát đất nước, thay vì đồng hành cùng phong trào biểu tình của những người đang cố gắng đưa đất nước tiến theo con đường dân chủ hơn.

Thách thức vẫn tiếp nối

Với làn sóng “Mùa xuân Arab” và những hậu quả của nó, các phong trào phản kháng đều không đạt được mục tiêu cuối cùng (ngoại trừ Tunisia), nước này đã có được sự khởi đầu đầy hứa hẹn. Hiện nay, Tunisia rõ ràng trở nên tự do hơn nhưng nước này cũng đang phải đương đầu với rất nhiều thách thức về chính trị cũng như kinh tế, là mối đe dọa hiện hữu đối với nền dân chủ còn đang non trẻ. Tại Ai Cập, quân đội là lực lượng đã chống lại người biểu tình hồi năm 2011 và hiện họ vẫn nắm quyền.

bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan
Những người biểu tình và một người lính ủng hộ "Chiến dịch Phẩm giá" (Operation Dignity) ở Benghazi tại Tripoli. (Nguồn: Reuters)

Tại Libya, ông Gaddafi đã bị sát hại nhưng nước này vẫn đang chìm trong hỗn loạn và một cuộc nội chiến đang diễn ra. Người dân Libya đang hồi tưởng và tiếc nuối những gì họ được hưởng dưới chế độ của nhà độc tài Gaddafi. Syria đang là một chiến trường có sự hiện diện của các lực lượng khu vực, quốc tế cũng như các nhóm vũ trang với tư tưởng dân tộc hoặc tôn giáo. Yemen thậm chí còn bi đát hơn khi trở thành hiện trường của một cuộc chiến ủy nhiệm giữa hai cường quốc hàng đầu trong khu vực Trung Đông là Iran và Saudi Arabia. Những gì mà người dân Yemen nhận được sau “Mùa xuân Arab” là một quốc gia đang phải đối mặt với thảm họa nhân đạo tồi tệ nhất trong thế giới hiện đại. Tuy Morocco vẫn đang duy trì được nền quân chủ nhưng chưa trở thành một quốc gia thực sự dân chủ như những người biểu tình mong đợi.

Vậy các cuộc tuần hành hay làn sóng “Mùa xuân Arab” thứ hai sẽ là một bước tiến mới của lịch sử hay lại đưa các quốc gia này trở lại thời kỳ hỗn loạn? Những người ủng hộ các cuộc cách mạng cho rằng phong trào phản kháng của người Algeria hiện tại là một nguồn hy vọng. Người biểu tình tiếp tục xuống đường đòi thay đổi triệt để chế độ, thành lập một chính phủ mới, tạo điều kiện nhiều hơn cho những người trẻ và đất nước cần phải mở cửa hơn nữa. Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là cho dù Bouteflika đã từ chức, những người thân cận của ông có thể buộc phải rời bỏ quyền lực nhưng vẫn còn quân đội quốc gia - lực lượng có vai trò chi phối trong đời sống chính trị tại Algeria. Chừng nào quân đội còn giữ vai trò to lớn như vậy, có lẽ Algeria sẽ không thể xây dựng được một nền dân chủ.

Tại Sudan, phe đối lập cũng đang đòi hỏi xây dựng một chính quyền chuyển tiếp dân sự kỷ nguyên hậu al-Bashir, thay vì để quân đội nắm quyền trong hai năm tới. Tuy nhiên, yêu sách này khó có thể được đáp ứng và dư luận đang thiên về khả năng quân đội sẽ không trao quyền lại cho người dân sau giai đoạn chuyển tiếp mà họ sẽ tiếp tục cai trị đất nước.

Tại Ai Cập, sau khi lật đổ được Mubarak, quân đội đã ngay lập tức “từ bỏ” Tổng thống dân sự đầu tiên là Mohammed Morsi. Đến nay, người đứng đầu đất nước là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Tướng Abdel Fattah el-Sissi. Nhiều người Ai Cập trước đây từng ủng hộ “Mùa xuân Arab” đang kêu gọi người dân Algeria và Sudan nhìn vào tấm gương của nước họ và nên duy trì nguyên trạng.

Thời gian tới đây, làn sóng thứ hai của “Mùa xuân Arab” sẽ tiếp tục bùng phát mạnh mẽ tại Algeria và một số nước khác. Tuy nhiên, không ai dám chắc rằng đó sẽ là một bước tiến đến dân chủ hay đó sẽ là hai bước lùi về giai đoạn hỗn loạn.

bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan

Hy vọng của “Mùa xuân Arập” đã tiêu tan?

Các cuộc nổi dậy mang tên “Mùa xuân Arập” từng làm rung chuyển Bắc Phi và Trung Đông năm 2011 cuối cùng chỉ mang đến ...

bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan

Trung Đông và Bắc Phi: Gần 1 triệu trẻ em đối mặt mùa Đông “khốc liệt”

UNICEF cảnh báo rằng gần một triệu trẻ em ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi có thể “bị cảm lạnh” trong mùa Đông ...

bac phi mua xuan arab 2019 hay buoc lui ve voi hon loan

Tổng thống Pháp tới Bắc Phi

Ngày 14/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Morocco nhằm tăng cường quan hệ hợp tác song phương ...

Đọc thêm

VCK U23 châu Á 2024: Báo chí Malaysia lo đội nhà thua U23 Việt Nam

VCK U23 châu Á 2024: Báo chí Malaysia lo đội nhà thua U23 Việt Nam

Nhiều tờ báo Malaysia lo ngại cho đội nhà khi sắp thi đấu với U23 Việt Nam vào ngày 20/4.
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực học tập suốt đời cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị tập huấn Nâng cao năng lực học tập suốt đời cho cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Quảng Ninh

Ngày 16/4, Sở GD&ĐT Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn, hướng dẫn xây dựng năng lực học tập suốt đời cho gần 500 đại biểu là cán bộ ...
Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Sáng 19/4, tay chèo Diệp Thị Hương xuất sắc giành HCV nội dung C1 nữ 500m tại Giải canoe vô địch châu Á năm 2024, đang diễn ra tại Nhật ...
Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Hãng Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu từ các cảng lớn của Nga đã tăng lên 3,95 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 14/4.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của ...
Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Vụ Iran bị tấn công: Mỹ đã được báo trước, phát cảnh báo nhân viên ngoại giao ở Israel, Tehran tỉnh táo

Một quan chức cấp cao Iran cho hay, Tehran không có kế hoạch trả đũa Israel ngay lập tức sau vụ việc nước Cộng hòa Hồi giáo bị tấn công.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của Iran.
Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Truyền thông Mỹ: Israel tấn công tên lửa vào Iran

Tối 18/4 theo giờ địa phương (tức sáng 19/4 theo giờ Hà Nội), tên lửa của Israel đã tấn công một địa điểm tại Iran.
Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng từ bỏ một thứ quan trọng và chấp nhận Nhà nước Palestine độc lập theo điều kiện này

Hamas sẵn sàng giải tán cánh vũ trang, tiếp tục là đảng chính trị sau khi công nhận Nhà nước Palestine độc lập dựa trên đường biên giới năm 1967.
Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Một quốc gia lo thế giới phân tâm với Ukraine; CIA cảnh báo Kiev sẽ thua; G7-NATO gấp rút hành động

Lithuania lo ngại rằng, căng thẳng Trung Đông sẽ khiến quốc tế bị phân tán sự chú ý vào Ukraine, trong khi Kiev đang lâm vào cảnh thiếu vũ khí.
Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran tố G7 'mâu thuẫn', cảnh báo Israel sẽ 'hối tiếc' nếu phiêu lưu quân sự

Iran khẳng định sẽ không ngần ngại đưa ra phản ứng 'quyết đoán, gây hối tiếc và răn đe' để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia nếu Israel trả đũa.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động