Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng: Cần hoàn thiện các phương án xử trí khi phát sinh F0 tại trường học

Nguyệt Anh
'Việc F0 xuất hiện liên tục tại trường học trong thời gian tới là điều có thể nhìn thấy trước. Quan trọng là hướng xử lý, vừa đảm bảo không quá xáo trộn đến hoạt động dạy và học, vừa hạn chế được các ca bệnh chuyển nặng'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng cho rằng, cần có hướng dẫn cụ thể về cách xử trí đối với trẻ mầm non và học sinh khi trở thành F0.

Đó là quan điểm của Thượng tá, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Bộ Quốc phòng) chia sẻ với báo Thế giới & Việt Nam xung quanh câu chuyện học sinh quay trở lại trường học.

"Đi học liệu có an toàn không? Nếu trong lớp có F0 thì ai chịu trách nhiệm? Người lớn đi làm vì đã tiêm vaccine, còn trẻ em đã được tiêm đâu mà bình thường mới" là băn khoăn của không ít phụ huynh. Quan điểm của ông về việc học sinh cả nước quay trở lại trường thời điểm này?

Theo tôi, đây là nhu cầu thực tế, thiết yếu với cả 3 phía: bản thân các em học sinh, gia đình và nhà trường.

Các hạn chế về đi lại, sinh hoạt và làm việc đều đã được gỡ bỏ, trường học cũng cần như vậy, mở cửa đón học sinh. Thậm chí, việc cho học sinh trở lại trường còn phải được xúc tiến sớm hơn, tuy nhiên thời điểm hiện tại cũng là hợp lý.

Ông có thể đưa ra các đề xuất để việc mở cửa trường học trở lại an toàn?

Cần thực hiện nghiêm theo bộ hướng dẫn của ngành Y tế và Giáo dục khi học sinh trở lại trường. Hoàn thiện các phương án xử trí chi tiết khi phát sinh F0 tại trường học như cách ly ra sao, điều trị F0, F1 thế nào...

"Hiện tại, các học sinh đều đã có mã số duy nhất để Sở GD&ĐT quản lý, nên việc quản lý trẻ F0, F1 cũng sẽ thuận lợi hơn".

Đồng thời, có phác đồ điều trị cho các F0 học đường ở mọi mức độ khác nhau; vừa triển khai vừa nghiên cứu, đánh giá hiệu quả và tính an toàn của vaccine Pfizer cho trẻ 5-11 tuổi. Ưu tiên tinh thần tự nguyện của cha mẹ khi cho con tiêm ở độ tuổi này. Nếu trẻ không tiêm cũng cần phải tôn trọng quan điểm của gia đình.

Hiện nay, Hà Nội vẫn đang đứng đầu về số ca nhiễm mỗi ngày, vậy thành phố nên làm gì để cha mẹ có thể yên tâm cho con quay trở lại trường học?

Hà Nội cũng như các tỉnh thành khác, không thể để học sinh học trực tuyến ở nhà mãi được, cần sớm cho học sinh tới trường. Trước mắt, học sinh lớp 7 trở lên đã được tiêm vaccine với tỷ lệ nhất định, sau đó tới trẻ mầm non và trẻ lớp 1 đến lớp 6 cũng sẽ tới trường học trực tiếp.

Việc F0 xuất hiện liên tục tại trường học trong thời gian tới là điều có thể nhìn thấy trước. Quan trọng là hướng xử lý, vừa đảm bảo không quá xáo trộn đến hoạt động dạy và học, vừa hạn chế được các ca bệnh chuyển nặng.

"Ngoài việc đảm bảo tăng cường miễn dịch bằng vaccine cho trẻ, cần có hướng dẫn về cách sinh hoạt, ăn uống và tính toán thời gian học tập sao cho hợp lý, để học sinh không bị căng thẳng quá sức".

Như vậy, ngành Y tế thành phố Hà Nội cần có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về cách xử trí đối với trẻ mầm non và học sinh khi trở thành F0. Cụ thể, khi có học sinh bị nhiễm thì cách ly hay điều trị tại nhà ra sao, uống thuốc thế nào, khi nào thì phải nhập viện?

Hiện tại, các học sinh đều đã có mã số duy nhất để Sở GD&ĐT quản lý, nên việc quản lý các bạn F0, F1 cũng sẽ thuận lợi hơn.

Đồng thời, việc triển khai tiêm vaccine cho trẻ từ 5-11 tuổi cũng cần được quan tâm sâu sát. Các bạn nhỏ có bệnh nền, quá cân hay béo phì cần có sự quan tâm đặc biệt. Triển khai tiêm vaccine cho lứa tuổi này cần đảm bảo được truyền thông tốt, tôn trọng quan điểm tiêm hay không tiêm của gia đình.

Ngoài việc đảm bảo tăng cường miễn dịch bằng vaccine cho trẻ, cần có hướng dẫn về cách sinh hoạt, ăn uống và tính toán thời gian học tập sao cho hợp lý, để các bạn học sinh không bị căng thẳng quá sức.

"Ngành Y tế thành phố Hà Nội cần có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về cách xử trí đối với trẻ mầm non và học sinh khi trở thành F0. Khi có học sinh bị nhiễm thì cách ly hay điều trị tại nhà ra sao, uống thuốc thế nào, khi nào thì phải nhập viện?".

Đồng thời, bản thân người lớn, những bạn học sinh lớn trên 12 tuổi, dù tỷ lệ tiêm vaccine cao nhưng vẫn hết sức thận trọng, thực hiện tốt 5K để làm giảm tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng, để bảo vệ những học sinh chưa được tiêm đủ vaccine.

Thường trẻ khi mắc Covid-19 thì triệu chứng có vẻ nhẹ nhàng, nhưng sau đó có thể dẫn tới hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở trẻ em.

Do đó, ngành Y tế thành phố cần có chiến lược cụ thể để điều trị và ngăn ngừa tình trạng trẻ bị MIS-C sau khi mắc Covid-19.

Vậy cần tăng cường các biện pháp dự phòng thế nào?

Ngành Y tế thành phố tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các biện pháp để phòng chống dịch Covid-19 tại trường học. Nâng cao tỷ lệ trẻ 5-11 tuổi được tiêm vaccine phòng Covid-19 trên tinh thần tôn trọng quan điểm tiêm hay không tiêm của gia đình.

Tiếp tục đẩy mạnh việc phòng chống lây nhiễm và điều trị tốt Covid-19 trong cộng đồng bằng việc thực hiện nghiêm túc 5K, súc họng các dung dịch sát khuẩn, chú trọng tiêm vaccine cho những người nguy cơ cao, chủ động được nguồn thuốc kháng virus kết hợp truyền thông tốt để giảm lây nhiễm và ngăn chuyển nặng đối với bệnh nhân Covid-19 trong cộng đồng.

Cần có chính sách hợp lý đối với đội ngũ y bác sĩ tuyến cơ sở để có thể chăm sóc tốt các bạn nhỏ, vừa là thầy thuốc lại vừa là người hỗ trợ về tâm lý cho các bạn học sinh chẳng may bị nhiễm Covid-19.

Thực tế, đến một lúc nào đó, việc tiếp xúc với F0 hoặc bị lây nhiễm sẽ là điều không thể tránh khỏi với tất cả các bạn học sinh, cho dù ở trường hay ở nhà. Quan trọng là chúng ta cần đảm bảo làm sao nếu có bị nhiễm cũng không quá ảnh hưởng đến hệ thống y tế, đồng thời giảm thiểu được các hậu quả sau Covid-19 trên các bạn nhỏ, đặc biệt là tình trạng viêm đa hệ thống (MIS-C).

Xin cảm ơn ông!

GS. Nguyễn Thanh Liêm: Xác định sống chung với Covid-19 phải chấp nhận có học sinh mang virus trong lớp học

GS. Nguyễn Thanh Liêm: Xác định sống chung với Covid-19 phải chấp nhận có học sinh mang virus trong lớp học

Chia sẻ với báo Thế giới & Việt Nam, GS. Nguyễn Thanh Liêm (nguyên Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương) nêu quan điểm, đã ...

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Cần làm gương cho con cháu về tư cách, đạo đức và sự lao động của cha mẹ

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng: Cần làm gương cho con cháu về tư cách, đạo đức và sự lao động của cha mẹ

GS. NGND Nguyễn Lân Dũng quan niệm, dạy con vừa là niềm vui, vừa là trách nhiệm. Ông vui vì hai con đều trưởng thành ...

Nguyệt Anh

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Tàu 637, Vùng 5 Hải quân lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết trên biển

Tàu 637, Vùng 5 Hải quân lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết trên biển

Sáng 9/1, Tàu 637, Hải đội 511, Lữ đoàn 127 trước giờ bộ đội lên đường thực hiện nhiệm vụ trực Tết trên biển.
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới

Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại nhân dân trong bối cảnh mới

Bước sang năm 2025, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam định hướng xây dựng hệ thống vững mạnh, đáp ứng những yêu cầu của bối cảnh mới.
Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Tin thế giới 9/1: Đức lần đầu chuyển vũ khí tối tân cho Ukraine, Venezuela tố Mỹ hỗ trợ âm mưu đảo chính, Ba Lan đóng Lãnh sự quán tại Nga sau 50 năm

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Khoảnh khắc lịch sử ở trận Tottenham 1-0 Liverpool

Khoảnh khắc lịch sử ở trận Tottenham 1-0 Liverpool

Trận đấu giữa Tottenham và Liverpool đi vào lịch sử khi lần đầu tiên một trọng tài giải thích với CĐV về một quyết định tranh cãi.
Điểm sáng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Điểm sáng đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Đối ngoại, ngoại giao đã cùng với các ngành, địa phương đóng góp thiết thực vào việc tạo đà, tạo thế và biến thế thành lực cho đất nước.
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương phát huy vai trò mũi nhọn, đẩy mạnh chuyển đổi số

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương phát huy vai trò mũi nhọn, đẩy mạnh chuyển đổi số

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị tổng kết ngành thông tin và truyền thông năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Thời tiết mùa Đông lạnh giá kéo dài tại Hàn Quốc

Thời tiết mùa Đông lạnh giá kéo dài tại Hàn Quốc

Thời tiết lạnh nhất trong mùa Đông năm nay đang bao phủ Hàn Quốc, nhiệt độ giảm xuống dưới -10 độ C ở thủ đô Seoul và các khu vực phía Bắc.
Bảng tra cứu lỗi trừ điểm giấy phép lái xe ô tô, xe máy năm 2025

Bảng tra cứu lỗi trừ điểm giấy phép lái xe ô tô, xe máy năm 2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung Bảng tra cứu lỗi trừ điểm giấy phép lái xe ô tô, xe máy năm 2025.
Khi nào người dân phải đi làm lại mẫu sổ đỏ mới từ năm 2025?

Khi nào người dân phải đi làm lại mẫu sổ đỏ mới từ năm 2025?

Từ năm 2025, mẫu sổ đỏ (tức mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất) sẽ áp dụng mẫu mới theo Thông tư 10/2024/TT-BTNMT.
Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, ô tô từ ngày 1/1/2025

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, ô tô từ ngày 1/1/2025

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho tiết về mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe máy, xe ô tô từ ngày 1/1/2025.
Mỹ: Bão tuyết nghiêm trọng, giao thông tê liệt, cuộc sống đảo lộn

Mỹ: Bão tuyết nghiêm trọng, giao thông tê liệt, cuộc sống đảo lộn

Một cơn bão mùa Đông khắc nghiệt quét qua các khu vực Trung Tây và Trung Đại Tây Dương của Mỹ, tuyết rơi dày đặc và băng giá trên diện rộng.
Mức phạt lái xe liên tục quá 4 giờ chính thức năm 2025

Mức phạt lái xe liên tục quá 4 giờ chính thức năm 2025

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 đã quy định người lái xe không được lái xe liên tục không quá 04 giờ và không quá 10 giờ trong một ngày.
Vaccine phòng ngừa hiệu quả virus gây bệnh đường hô hấp

Vaccine phòng ngừa hiệu quả virus gây bệnh đường hô hấp

Virus gây bệnh đường hô hấp tác động đến mọi người theo các cách khác nhau, một số nghỉ làm ít ngày, người khác mất nhiều thời gian hồi phục.
Những nhóm người dễ nhiễm virus HMPV và cách phòng ngừa

Những nhóm người dễ nhiễm virus HMPV và cách phòng ngừa

Trẻ nhỏ, người già, người mắc các vấn đề hô hấp mãn tính, tiền sử bệnh tim... dễ mắc virus HMPV, với các triệu chứng phát bệnh giống Covid-19.
Bệnh viện dã chiến Việt Nam cấp cứu và điều trị thành công nữ quân nhân Ghana bị vỡ nang buồng trứng

Bệnh viện dã chiến Việt Nam cấp cứu và điều trị thành công nữ quân nhân Ghana bị vỡ nang buồng trứng

Các bác sĩ Bệnh viên dã chiến cấp 2 số 6 Việt Nam đã nhanh chóng cấp cứu một nữ bệnh nhân Ghana được chẩn đoán vỡ nang cơ năng buồng trứng trái.
Những thực phẩm lành mạnh có thể cải thiện tâm trạng trong mùa Đông

Những thực phẩm lành mạnh có thể cải thiện tâm trạng trong mùa Đông

Chocolate đen, cá, khoai lang, các loại hạt, rau lá xanh, trứng giúp cải thiện tâm trạng, miễn dịch và tăng năng lượng trong mùa Đông lạnh giá.
Bác sĩ nhận định về chấn thương và thời gian hồi phục của tiền đạo Xuân Son

Bác sĩ nhận định về chấn thương và thời gian hồi phục của tiền đạo Xuân Son

Bác sĩ nhận định, đây là một vết gãy nhẹ nhưng vẫn cần thời gian hồi phục khoảng 10 tháng để tiền đạo Xuân Son trở lại thi đấu chuyên nghiệp.
Khuyến nghị biện pháp điều trị và phòng ngừa dịch cúm ở trẻ em

Khuyến nghị biện pháp điều trị và phòng ngừa dịch cúm ở trẻ em

Tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp ở Trung Quốc đang gia tăng, đặc biệt tỷ lệ phát hiện dương tính với virus cúm có sự gia tăng đáng kể.
Phiên bản di động