Back to E-magazine
e magazine
11:25 | 28/08/2021
Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam

11:25 | 28/08/2021

Ba giá trị “nhân nghĩa – nhân cách – nhân tài”, gắn liền với chủ trương, con người và bộ máy của ngành ngoại giao, đã hòa quyện và bổ trợ cho nhau, trở thành những truyền thống tốt đẹp và tạo nên một nền ngoại giao thống nhất, đoàn kết và vững mạnh.
Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam

Ba giá trị “nhân nghĩa – nhân cách – nhân tài”, gắn liền với chủ trương, con người và bộ máy của ngành ngoại giao, đã hòa quyện và bổ trợ cho nhau, trở thành những truyền thống tốt đẹp và tạo nên một nền ngoại giao thống nhất, đoàn kết và vững mạnh.

Mùa Xuân năm 1946, khi trả lời với báo chí nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành".

Khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là khát vọng của mỗi người dân Việt Nam thời bấy giờ. Bộ Ngoại giao ta cũng không ngoại lệ.

Được thành lập vào ngày 28/8/1945 chỉ với khoảng 20 cán bộ, nhân viên song tất cả đều mang trong mình khát khao được cống hiến cho Tổ quốc, cho dân tộc.

Chính tinh thần yêu nước của mỗi cán bộ ngoại giao là động lực thúc đẩy nền ngoại giao Việt Nam phát triển, đồng hành cùng tiến trình Cách mạng Việt Nam, đạt được những thành tựu vẻ vang và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Không chỉ trong giai đoạn lịch sử cách mạng, nền ngoại giao nước nhà đã xuất hiện từ rất sớm và luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Chính vì vậy, nền ngoại giao Việt Nam luôn mang đậm trong mình truyền thống yêu nước cao cả và những giá trị dân tộc trường tồn được các thế hệ liên tục bồi đắp và truyền lại cho đến tận ngày nay.

Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh chụp ảnh với các đại biểu thanh niên mới được bầu vào Quốc hội khóa XIII tại Phủ Chủ tịch, năm 1964. (Nguồn: ditichhochiminhphuchutich.gov.vn)

Nhân nghĩa

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”.

Câu nói nổi tiếng của Nguyễn Trãi tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt trong bài Bình Ngô Đại cáo đã thể hiện quan điểm, phương thức lấy nhân nghĩa làm đầu trong đấu tranh của dân tộc Việt Nam.

Nhân nghĩa trong mục tiêu chiến đấu: vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Nhân nghĩa trong cách thu phục lòng người: bằng chính nghĩa, bằng nhân tình, thuyết phục bằng lẽ phải và đạo lý.

Nhân nghĩa trong cách đối xử với kẻ thù khi chúng bại trận mà tiêu biểu là chính sách hàng binh của Nguyễn Trãi khi không chủ trương giết để hả giận tức thời mà còn tạo điều kiện cho chúng rút về nước an toàn, không mất thể diện.

Kết hợp với những chiến thắng trên thực địa, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nền tảng của nghệ thuật ngoại giao “tâm công”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ sở “ngoại giao tâm công” là nhằm vào tính hướng thiện của con người và sự chia sẻ các giá trị nhân văn chung của nhân loại tiến bộ trên thế giới.

“Tâm công” – đánh vào lòng người - là tinh hoa trong các sách về binh pháp xưa được Nguyễn Trãi suy xét, thu tóm và vận dụng sáng tạo trong thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tâm công tức là dùng lý lẽ tác động vào tinh thần, vào ý thức kẻ địch, nói rõ điều hơn lẽ thiệt, thuyết phục, cảm hóa, từ đó đập tan tinh thần chiến đấu của địch, làm cho chúng nhụt ý chí xâm lược, chấp nhận con đường hòa giải, rút quân về nước.

Mục tiêu của chiến thuật này cũng là để phát huy tối đa sức mạnh chính trị, tiết kiệm xương máu của đồng bào song vẫn giành thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập, tự do của nước nhà.

Từ kinh nghiệm cha ông để lại, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Việt Nam, đã kế thừa và phát triển ngoại giao “tâm công” lên một tầm cao mới.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cơ sở “ngoại giao tâm công” là nhằm vào tính hướng thiện của con người và sự chia sẻ các giá trị nhân văn chung của nhân loại tiến bộ trên thế giới; mong muốn giải quyết các xung đột, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình để hạn chế đổ máu; sự am hiểu sâu sắc và vận dụng sáng tạo kiến thức về nền văn hóa của các nước trong hoạt động đối ngoại.

Vận dụng phương thức “ngoại giao tâm công”, “thêm bạn, bớt thù”, ngoại giao Việt Nam luôn chú ý tăng cường mở rộng quan hệ với các nước, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của chính phủ và nhân dân các nước, tìm kiếm các giải pháp hòa bình để giải quyết các bất đồng, tìm các điểm chung để chia sẻ, hợp tác.

Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt NamBài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp, năm 1946. (Nguồn: Getty Images)

Nhân cách

Nhân cách của mỗi cán bộ ngoại giao, cụ thể hơn là những giá trị đạo đức cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu. Vấn đề đạo đức cách mạng luôn được Người quan tâm một cách nhất quán, xuyên suốt từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến tận cuối đời.

Bắt đầu sự nghiệp cách mạng, việc Người làm trước tiên là giáo dục lý tưởng cách mạng và đạo đức cách mạng cho những người yêu nước, thanh niên, quần chúng nhân dân.

Người đặt lên hàng đầu nhân cách của một người cách mạng trong những bài giảng lý luận cách mạng cho lớp thanh niên Việt Nam yêu nước đầu tiên đang đi tìm con đường cách mạng.

Đến cuối đời, Người lại căn dặn đảng viên, cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.

Người khẳng định: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.

Trong đó, người cho rằng, đức phải là cái gốc. “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.

Thấm nhuần lời dạy của Người, mỗi cán bộ ngoại giao Việt Nam qua các thời kỳ đều mang trong mình đẩy đủ các phẩm chất “cần kiệm liêm chính, chí công vô tư” của đạo đức cách mạng từ công việc tới đời sống.

Trong công việc, mỗi cán bộ ngoại giao thường xuyên được trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng khi mọi mặt của công tác đối ngoại đều hướng tới mục tiêu bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc.

Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam

Trong đời sống, những giá trị của đạo đức cách mạng cũng là kim chỉ nam trong ứng xử, hành động của người cán bộ ngoại giao.

Sự tương đồng về tư tưởng, giá trị của mỗi người cán bộ đã giúp ngành ngoại giao trở thành một thể đoàn kết thống nhất, phát huy được tối đa trí tuệ tập thể để hoàn thành những nhiệm vụ mà Đảng, Chính phủ và nhân dân giao phó.

Đạo đức cách mạng là động lực để cán bộ ngoại giao vượt qua khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè hay lùi bước, luôn sẵn sàng đặt lợi ích của tập thể trước lợi ích cá nhân, tạo nên bản lĩnh chính trị của người cán bộ làm công tác đối ngoại.

Hơn thế nữa, đạo đức cách mạng còn giúp thôi thúc mỗi cán bộ ngoại giao không ngừng học hỏi cầu tiến, nâng cao năng lực bản thân để cống hiến, phục vụ nhân dân nhiều hơn.

Qua thời gian, những giá trị trên được hun đúc và thẩm thấu vào trong suy nghĩ, hành động của mỗi thế hệ, góp phần tạo nên lịch sử và truyền thống của ngành ngoại giao.

Nhân tài

Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam
Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch nói chuyện với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam và Việt kiều tại Pháp, tháng 5/1982. (Ảnh tư liệu)

Cuối cùng là truyền thống bồi dưỡng và sử dụng nn tài.

Từ xa xưa, cha ông ta luôn coi hiền tài là rường cột, là nguyên khí của quốc gia.

Sinh thời, vấn đề chăm lo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, rèn luyện độ ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm hàng đầu.

Khi lựa chọn người tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng tài năng ở trong công việc, lấy thước đo tinh thần vì dân, vì nước chứ không câu nệ xuất thân hay quá khứ.

Khi cất nhắc giao việc thì tin tưởng, giao quyền độc lập, tự chủ cho cán bộ cấp dưới và khuyến khích họ mạnh dạn thực hiện.

Cho đến trước lúc đi xa, Người vẫn ân cần dặn lại trong Di chúc: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

Kế thừa tư tưởng đó, các thế hệ lãnh đạo của Bộ Ngoại giao luôn chú trọng đào tạo cán bộ toàn diện trên các mặt đạo đức, chuyên môn và năng lực quản lý.

Trong đó, phải kể tới công lao to lớn của Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, người đã tạo nên bước ngoặt cơ bản trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành ngoại giao nước nhà, để lại nhiều bài học đối với sự nghiệp xây dựng nền ngoại giao hiện đại trong thời kỳ mới.

Khi được cử làm Bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 1/1980, đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã có các quyết sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ mới mẻ.

Bộ Ngoại giao được thành lập vào ngày 28/8/1945 chỉ với khoảng 20 cán bộ, nhân viên song tất cả đều mang trong mình khát khao được cống hiến cho Tổ quốc, cho dân tộc.

Đồng chí đã đích thân chỉ đạo, chỉnh sửa giáo trình và tổ chức, đôi khi trực tiếp lên lớp, để bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Những lớp học này đã giúp đổi mới công tác nghiên cứu chiến lược, góp phần tháo gỡ những khó khăn về kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch còn xây dựng cơ chế đào tạo cán bộ quản lý, chú trọng phát huy dân chủ thật sự từ cơ sở để phát hiện và bồi dưỡng “nhân tài”; đi đôi với việc chọn lựa, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ trẻ, duy trì cơ chế “đề bạt thường xuyên” đối với các cán bộ lâu năm, từng trải.

Nhờ các cơ chế đó, mỗi cán bộ ngoại giao được rèn luyện, trải nghiệm, hoàn thiện bản thân, phát huy tối đa sở trường, thế mạnh của mình.

Ngoài ra, môi trường làm việc hiện đại và mở còn tạo điều kiện để các cán bộ, đặc biệt là cán bộ trẻ, được phát huy tinh thần xung phong, đề xuất sáng kiến, sáng tạo.

Ba giá trị “nhân nghĩa – nhân cách – nhân tài”, gắn liền với chủ trương, con người và bộ máy của ngành ngoại giao, đã hòa quyện và bổ trợ cho nhau, trở thành những truyền thống tốt đẹp và tạo nên một nền ngoại giao thống nhất, đoàn kết và vững mạnh.

Đó cũng là cơ sở xây dựng, phát triển nền ngoại giao toàn diện, hiện đại của ngày hôm nay. Một nền ngoại giao toàn diện về lĩnh vực, phương thức hoạt động và chủ thể triển khai các hoạt động ngoại giao; hiện đại về nội dung, phương pháp triển khai, cách thức quản trị của ngoại giao trong tình hình mới…

Bài học cho thanh niên

Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam
Thanh niên ngoại giao đang không ngừng phấn đấu, hoàn thiện bản thân để có thể tiếp bước các thế hệ đi trước.
(Tác giả ở ảnh thứ 3, hàng trên, từ trái qua phải)
Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam

Đoàn Thanh niên tổ chức team building trong chương trình tập huấn công tác Đoàn tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, năm 2019.
(Tác giả ngồi thứ 5 từ phải)

Sinh ra sau Đổi mới, thế hệ thanh niên chúng tôi được sống và lớn lên trong hòa bình, chứng kiến những bước phát triển không ngừng của đất nước và dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế.

Sống trong thời đại mà “đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực và vị thế và uy tín quốc tế như ngày hôm nay”, chúng tôi luôn ghi nhớ và biết ơn các thế hệ đi trước để cho chúng tôi có một tương lai tốt đẹp hơn.

Thế hệ cán bộ trẻ ngoại giao hôm nay cảm thấy may mắn và vinh dự khi được làm việc trong một môi trường vừa giàu truyền thống cách mạng, vừa hiện đại; nơi những nhà ngoại giao tài ba của đất nước thể hiện cái nghĩa của người Việt Nam, cái nhân cách của người chiến sĩ cách mạng và cái tài của nhà ngoại giao để đấu tranh, bảo vệ lợi ích của đất nước, dân tộc.

Học tập và phát huy truyền thống đó, thanh niên ngoại giao đang không ngừng phấn đấu, hoàn thiện bản thân để có thể tiếp bước các thế hệ đi trước, viết tiếp những trang sử mới của ngành ngoại giao, góp phần thực hiện tốt vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước.

Bài học cho thanh niên: Ba chữ “Nhân” của nền ngoại giao Việt Nam

Từ những giá trị truyền thống và kinh nghiệm quý báu của các thế hệ đi trước và tinh thần của người thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh “đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, lớp cán bộ ngoại giao trẻ hôm nay luôn sẵn sàng đương đầu với gian khổ, thử thách, luôn sẵn sàng nhận những nhiệm vụ khó khăn chỉ với một mong muốn nhỏ bé là được cống hiến sức mình vì một đất nước Việt Nam độc lập – tự do – hạnh phúc.

Đồ họa: Lim Dim

Đọc thêm

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

Việt Nam - Brazil: Bện chặt thêm sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc

"Sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Brazil 112 năm trước chính là biểu tượng cho sợi dây liên kết từ rất sớm giữa hai dân tộc. Dù cách xa nửa vòng trái đất, nhưng nhân dân hai nước đã có những điểm chung..." Đại sứ Việt Nam tại Brazil Bùi Văn Nghị trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam trước thềm chuyến tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

Những ‘cú twist’ đối ngoại sẽ tái định hình ‘phong cách Donald Trump’

‘Nước Mỹ trên hết’, ‘chia sẻ trách nhiệm’, ‘áp lực tối đa’, ‘cây gậy và củ cà rốt’… sẽ là những cách tiếp cận mới trong chính sách đối ngoại mang ‘thương hiệu’ riêng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác nhiều lần 'đầu tiên' đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chuyến công tác 8 ngày với gần 80 hoạt động của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã đạt được kết quả tốt đẹp trên cả bình diện song phương và đa phương.
Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trung Quốc dành nhiều biệt lệ đón tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18-20/8, Đảng, Nhà nước Trung Quốc thu xếp đón tiếp đặc biệt trọng thị, bố trí các biện pháp lễ tân, an ninh cao nhất theo nghi thức chuyến thăm cấp Nhà nước với nhiều biệt lệ, thể hiện sự coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa đối ngoại Việt Nam lên tầm cao mới

"Những thành tựu đối ngoại của Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua có những dấu ấn to lớn, quan trọng, có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh trong cuộc trả lời phỏng vấn về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác đối ngoại.
'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

'Việt Nam thực chất đã vận hành như một nền kinh tế thị trường'

Việc Mỹ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ nhất quán, phù hợp với việc tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, cụ thể hóa các cam kết để mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của cả hai nước. Chính việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường sẽ giúp đẩy nhanh việc chuyển dịch chuỗi cung ứng, phù hợp với chiến lược friend-shoring của Mỹ để sắp xếp lại chuỗi cung ứng đến các quốc gia an toàn và đáng tin cậy.