Bài toán cân bằng kiểm soát dịch Covid-19 và khôi phục kinh tế tại Italy

TGVN. Việc dần mở cửa nền kinh tế khi vẫn phải sống chung với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đang đòi hỏi Chính phủ Italy triển khai một cách thận trọng, từng bước và điều chỉnh tùy theo tình hình diễn biến của dịch bệnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bai toan can bang kiem soat dich covid 19 va khoi phuc kinh te tai italy Thương chiến Mỹ - Trung Quốc gây khó cho ứng phó dịch Covid-19
bai toan can bang kiem soat dich covid 19 va khoi phuc kinh te tai italy Iran cáo buộc truyền thông nước ngoài lợi dụng Covid 19 'cản trở' cử tri bỏ phiếu
bai toan can bang kiem soat dich covid 19 va khoi phuc kinh te tai italy
Chính phủ Italy đang đau đầu tìm "lời giải" cho bài toán cân bằng kiểm soát dịch Covid-19 và khôi phục kinh tế. (Nguồn: Anadolu)

Mở cửa trở lại nền kinh tế

Italy đã bước vào giai đoạn 2 của cuộc chiến chống Covid-19 sau khi chính thức nới lỏng lệnh phong tỏa dài nhất và nghiêm ngặt nhất ở châu Âu từ ngày 4/5. Tuy nhiên, trong bối cảnh quốc gia là tâm dịch đầu tiên của châu Âu và vẫn ghi nhận 1.327 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 trong ngày 8/5, có thể nói Chính phủ Italy đang đối mặt với nhiều sức ép để dần mở cửa nền kinh tế khi vẫn phải “sống chung với virus”.

Việc nới lỏng các quy định giãn cách xã hội đang được Chính phủ Italy triển khai thận trọng, theo từng bước và sẽ thường xuyên được điều chỉnh tùy theo tình hình diễn biến của dịch bệnh, bên cạnh những bước đầu tiên trong chiến lược khôi phục kinh tế sau đại dịch.

Các nhà máy phục vụ xuất khẩu và các công trường xây dựng được phép hoạt động ngay lập tức, với hơn 4 triệu người Italy (chiếm khoảng 20% lực lượng lao động) đi làm trở lại. Hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời được cho phép nhưng mọi người phải giữ khoảng cách tối thiểu. Những người thân, họ hàng có thể đi thăm nhau mà không còn bị cảnh sát kiểm tra, nhưng hầu hết các quyền tự do đi lại khác vẫn bị hạn chế.

Cửa hàng, bảo tàng và thư viện sẽ được mở cửa từ ngày 18/5, tiệm làm tóc và phòng tập thể dục sẽ trở lại hoạt động từ 1/6. Các quán bar và nhà hàng có thể bán đồ mang đi, nhưng sẽ không thể mở lại hoàn toàn cho đến ngày 1/6. Các trường học sẽ bắt đầu đón học sinh từ tháng 9.

Thủ tướng Giuseppe Conte tuyên bố rằng, giai đoạn 2 của lệnh phong tỏa “không nên được coi như tín hiệu cho phép tất cả mọi người được thoải mái đi lại”. Ông nhấn mạnh nếu muốn cuộc sống bình thường trở lại, người dân cần hợp tác, nâng cao ý thức trách nhiệm và chấp hành nghiêm các quy định về giãn cách xã hội.

Việc duy trì giãn cách xã hội được coi là điều kiện tiên quyết để chống dịch Covid-19 tại Italy, khi dịch bệnh cho đến nay đã cướp đi gần 30.000 sinh mạng tại nước này. Mặc dù tương đối lạc quan và vui sướng khi được ra đường hít thở không khí trong lành sau 55 ngày phải thực thi lệnh phong tỏa nghiêm ngặt, người dân Italy vẫn lo lắng về làn sóng lây nhiễm thứ 2.

Một ví dụ về những rủi ro của việc nới lỏng phong tỏa là có tới 14/60 lái xe bị cảnh sát chặn lại ngẫu nhiên trên một con đường dẫn vào thành phố Naples hôm 4/5, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Tất cả số ca bệnh này đều không có triệu chứng nhiễm bệnh.

Nhà khoa học tư vấn cho Bộ Y tế Italy về các biện pháp chống Covid-19 Walter Ricciardi cảnh báo, Italy có thể sẽ phải phong tỏa trở lại nếu tỷ lệ nhiễm bệnh có dấu hiệu tăng.

Trong khi đó, Tiến sĩ Silvio Brusaferro, Chủ tịch Viện Sức khỏe quốc gia Italy (ISS) cho rằng, chìa khóa để kiểm soát dịch là cách ly sớm những người nghi nhiễm và tăng số lượng người được xét nghiệm.

Thủ tướng Conte cũng tuyên bố, trong giai đoạn 2, Italy sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm hơn để phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2. Chính quyền sẽ chuyển 5 triệu bộ xét nghiệm tới các vùng trong cả nước trong hai tháng tới.

Ngoài ra, từ ngày 4/5, khoảng 150.000 xét nghiệm máu sẽ được thực hiện để xác nhận số lượng người Italy đã có kháng thể Covid-19.

Mặc dù vậy, sức ép vẫn đè nặng đối với Chính phủ Italy, trong bối cảnh trước đó, giới lãnh đạo một số địa phương và doanh nghiệp Italy đã lên tiếng chỉ trích Thủ tướng Conte và kêu gọi chính phủ đẩy nhanh tiến trình nới lỏng lệnh phong tỏa. Italy là quốc gia phương Tây đầu tiên áp lệnh phong tỏa do Covid-19 từ ngày 9/3.

bai toan can bang kiem soat dich covid 19 va khoi phuc kinh te tai italy

Dịch Covid-19: Tây Ban Nha, Italy từng bước nới lỏng phong tỏa

Những con số đáng lo ngại

Từ hồi đầu tháng 4, nhiều công ty và các trung tâm nghiên cứu tại Italy đã thúc giục Chính phủ cho phép mở cửa lại các cơ sở sản xuất để tránh thảm họa kinh tế. Ở Italy, dịch bùng phát chủ yếu từ vùng Lombardy và Veneto - khu vực công nghiệp quan trọng nhất đóng góp đến 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), gần 50% kim ngạch xuất khẩu hằng năm của Italy. Ít nhất 1,1 triệu doanh nghiệp nhỏ tại Italy đứng trước bờ vực phá sản do ảnh hưởng của Covid-19.

Trong báo cáo kinh tế hằng tháng công bố ngày 7/5, Viện Thống kê quốc gia Italy nhấn mạnh rằng, dịch Covid-19 có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế nước này. Số liệu GDP sơ bộ quý I/2020 cho thấy hoạt động kinh tế giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 3/2020, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 tại Italy và các đối tác thương mại chính đã tác động tiêu cực đến ngoại thương của nước này, với kim ngạch xuất khẩu sang các nước không phải thành viên Liên minh châu Âu (EU) giảm 13,9% và kim ngạch nhập khẩu giảm 12,4% so với tháng 2.

Nếu “con tàu” Italy bị chìm và số chứng chỉ nợ công bị sụt giảm về mặt giá trị, thì sẽ làm chao đảo hệ thống ngân hàng của EU, có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự năm 2008.

Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu về dư luận và thị trường Italy (Demoskopika) cho thấy, ngành du lịch Italy đang bị tàn phá với hơn 40.000 doanh nghiệp lữ hành có nguy cơ bị phá sản do sụt giảm doanh thu ít nhất 10 tỷ euro.

Demoskopika dự báo nguy cơ các công ty du lịch phá sản sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thị trường việc làm với hơn 184.000 lao động.

Trong khi đó, HIS Markit đánh giá hoạt động sản xuất và dịch vụ của Italy trong tháng 4 cũng giảm mạnh, khi chỉ số PMI (chỉ số thu mua) trong cả 2 ngành đã giảm xuống 10,9 điểm, so với 20,02 điểm của tháng 3.

Các dự báo mới của Ủy ban châu Âu (EC) cũng gây lo ngại không kém. Theo EC, nợ công của Italy sẽ tăng lên mức gần 160% GDP trong năm nay. Đây sẽ là mức cao nhất kể từ Thế chiến II tại Italy.

Thâm hụt ngân sách của Italy dự báo tăng lên mức 11,1% GDP trong năm nay, cao hơn rất nhiều so với mức trần 3% GDP mà EU đề ra, và là mức cao nhất trong EU (dự báo mức trung bình toàn khối là 8,5% GDP).

EU cho rằng nền kinh tế Italy suy giảm 9,5% trong năm nay, tương đương với dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), trong khi ngân hàng đầu tư Goldman Sachs còn đưa ra mức giảm tới 11,6%.

Dự báo rằng nền kinh tế nước này sẽ giảm 8% trong năm nay, Chính phủ Italy đã đưa ra một loạt biện pháp thúc đẩy kinh tế. Chính phủ Italy thừa nhận việc phong tỏa đất nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 cùng với các gói cứu trợ lớn để giúp các hộ gia đình và doanh nghiệp đã gây tổn hại nặng nề cho nền kinh tế Italy, đồng thời sẽ đẩy nợ công và thâm hụt lên mức cao chóng mặt.

Theo tính toán của Chính phủ Italy, thâm hụt ngân sách năm nay tăng lên 10,4% GDP, tăng vọt so với mức thâm hụt dự kiến 2,2% trước khi xảy ra đại dịch và 1,6% vào năm 2019. Nợ công của Italy sẽ tăng lên 155,7% GDP, từ mức dự báo trước khi dịch Covid-19 bùng phát là 135,2% GDP và mức 134,8% được ghi nhận vào năm ngoái.

Thực tế, những tác động của đại dịch Covid-19 đang có xu hướng đẩy Italy vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II. Hơn thế nữa, Italy luôn được coi là mắt xích yếu nhất EU với tỷ lệ nợ công hay tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao nhất Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Tỷ lệ thất nghiệp của nước này luôn trên 10%, thậm chí con số này ở nhóm những người trẻ lên tới 40%. Nợ công của Italy hiện khoảng 2,4 nghìn tỷ euro, chiếm gần 135% GDP.

Sau hơn 1 thập niên mất mát do cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính 2008-2009, trong khi hầu hết các nền kinh tế châu Âu đã hồi phục thì kinh tế Italy vẫn trì trệ. GDP hiện tại của Italy đang kém 5% so với năm 2008, điều này cho thấy trong thập niên vừa qua, kinh tế nước này không có bất cứ tăng trưởng nào.

Giới chuyên gia cảnh báo bất kể một cú sốc kinh tế nào ở Italy cũng tác động mạnh tới EU. Hệ thống ngân hàng ở các nước EU nắm giữ gần 450 tỷ euro trong số nợ công của Italy.

Nếu “con tàu” Italy bị chìm và số chứng chỉ nợ công này bị sụt giảm về mặt giá trị, nó sẽ làm chao đảo hệ thống ngân hàng của EU, có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính tương tự năm 2008.

Điều này càng khiến bài toán cân bằng kiểm soát Covid-19 và khôi phục kinh tế tại Italy thêm hóc búa.

bai toan can bang kiem soat dich covid 19 va khoi phuc kinh te tai italy Covid-19 cũng 'phân biệt đối xử'?

TGVN. Các chuyên gia dịch tễ học vẫn đang cố gắng tìm ra lý do vì sao dịch Covid-19 lại cực kỳ nguy hiểm, khó lường ...

bai toan can bang kiem soat dich covid 19 va khoi phuc kinh te tai italy Dịch Covid-19: IMF bớt lạc quan hơn vào triển vọng kinh tế thế giới

TGVN. Theo Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, ước tính rằng kinh tế thế giới sẽ suy giảm 3% ...

bai toan can bang kiem soat dich covid 19 va khoi phuc kinh te tai italy Hong Kong: Tìm ra liệu pháp điều trị Covid-19 nhanh gấp đôi thuốc thông thường

TGVN. Nghiên cứu của các nhà khoa học Hong Kong (Trung Quốc) công bố trên Tạp chí Y khoa The Lancet ngày 9/5 cho thấy, ...

QT (theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Diệp Thị Hương xuất sắc giành huy chương vàng giải Canoe vô địch châu Á 2024

Sáng 19/4, tay chèo Diệp Thị Hương xuất sắc giành HCV nội dung C1 nữ 500m tại Giải canoe vô địch châu Á năm 2024, đang diễn ra tại Nhật ...
Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Dầu Nga bán ra ào ạt; Thụy Điển 'tố' Moscow sử dụng tàu cũ, vi phạm quy tắc hàng hải

Hãng Bloomberg đưa tin, xuất khẩu dầu từ các cảng lớn của Nga đã tăng lên 3,95 triệu thùng/ngày trong tuần tính đến ngày 14/4.
EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

EU cảnh báo Trung Đông đang 'bên miệng hố chiến tranh', quyết đạt mục tiêu quan trọng ở Dải Gaza

Thảm họa nhân đạo vẫn tiếp diễn ở Trung Đông, vì vậy, EU cho rằng, cần phải yêu cầu Israel có phản ứng kiềm chế trước cuộc tấn công của ...
Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Lưu Diệc Phi nhan sắc quyến rũ sau khi giảm cân bằng phương pháp nhịn ăn gián đoạn

Kết hợp nhịn ăn gián đoạn với tập yoga và các bài tập giảm mỡ bụng, nữ diễn viên Lưu Diệc Phi giảm 6 kg, khoe vóc dáng thon gọn, ...
Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Camera trên iPhone 16 Pro sẽ có nâng cấp mang tính đột phá

Mặc dù iPhone 16 Pro chưa ra mắt, nhưng đã có hàng loạt tin tức rò rỉ về mẫu iPhone mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Cup FA - Man City vs Chelsea

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 20/4 và sáng 21/4: Lịch thi đấu VCK U23 châu Á 2024 - U23 Malaysia vs U23 Việt Nam; Serie A - Empoli ...
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động