TIN LIÊN QUAN | |
APEC Việt Nam 2017 - Diễn đàn sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp | |
APEC 2017: Đà Nẵng triển khai công tác đảm bảo an ninh trật tự tại Tuần lễ Cấp cao |
Đó chỉ là một số ít các lợi ích trong rất nhiều lợi ích mà những doanh nhân thuộc các nền kinh tế của Diễn đàn Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) sẽ nhận được khi được cấp thẻ đi lại doanh nhân APEC (APEC Business Travel Card - ABTC)
Cần thủ tục gì để doanh nhân Việt Nam được cấp thẻ ABTC?
Chương trình thẻ đi lại doanh nhân ABTC được thực hiện từ năm 1997, nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nhân đi lại giữa các nền kinh tế thành viên APEC.
Các doanh nhân sử dụng ABTC được ưu tiên làm các thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu của các nền kinh tế APEC. (Nguồn: Apec.org) |
Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công An là cơ quan chủ trì việc cấp thẻ ABTC. Đối tượng được xem xét cấp thẻ gồm: Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước; Doanh nhân Việt Nam đang làm việc tại các doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã và Luật đầu tư tại Việt Nam; Một số trường hợp khác là Lãnh đạo các ngành kinh tế, công chức, viên chức nhà nước có nhiệm vụ tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác của APEC, Trưởng, phó cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại các nền kinh tế thành viên tham gia chương trình ABTC…
Thủ tục cấp thẻ ABTC được hướng dẫn chi tiết tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Công An.
Doanh nghiệp có thể nhận hỗ trợ gì từ APEC?
Các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tới 97% doanh nghiệp APEC, đóng góp 60% GDP và tạo 50% việc làm tại các nền kinh tế thành viên. Do đó, hỗ trợ các doanh nghiệp là một trong ba trụ cột hợp tác chính của APEC. Doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng các chương trình sau để thúc đẩy hoạt động động đầu tư kinh doanh ở khu vực.
Được thông qua tại Hội nghị cấp cao APEC năm 2015 ở Philippines, Chương trình Hành động Boracay hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa tham gia thị trường toàn cầu trong giai đoạn 2015 – 2020. Chương trình đã xác định rõ những lĩnh vực các thành viên cần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các Hiệp định thương mại, đơn giản hóa và tinh giảm các quy tắc xuất xứ, hợp lý hóa các quy định về hải quan, tham gia chuỗi cung ứng, thủ tục vay vốn, công nghệ thông tin và thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ…
Thẻ doanh nhân APEC nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nhân đi lại giữa các nền kinh tế thành viên APEC, có giá trị thay thị thực nhập cảnh và có giá trị nhập cảnh nhiều lần trong thời gian 5 năm. Các doanh nhân sử dụng ABTC được ưu tiên làm các thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu của các nền kinh tế APEC.
Thông qua nhiều cơ chế, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia, đóng góp và nêu ra những vấn đề mình quan tâm. (Nguồn: Apec.org) |
Ngoài ra, APEC còn có một số chương trình đào tạo doanh nghiệp trong các các lĩnh vực đặc thù, như quy định an toàn về những mặt hàng xuất khẩu nhạy cảm về nhiệt độ (từ nông sản đến dược phẩm và hoa), giới thiệu công nghệ dịch vụ hậu cần mới nhằm giám sát và bảo đảm tình trạng nguyên vẹn của hàng hóa, an ninh tài chính của chuỗi cung ứng…
Đề xuất vấn đề quan tâm lên Lãnh đạo APEC
APEC là diễn đàn đi đầu hình thành các cơ chế hợp tác đa dạng, năng động để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia, phát huy vai trò. Thông qua nhiều cơ chế, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia, đóng góp và nêu ra những vấn đề mình quan tâm.
Là diễn đàn thường niên có tầm quan trọng hàng đầu của cộng đồng doanh nghiệp khu vực, Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC (CEO Summit) được tổ chức vào dịp Tuần lễ cấp cao APEC là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam gặp gỡ, trao đổi, khuyến nghị trực tiếp với các Lãnh đạo kinh tế và các Bộ trưởng của APEC.
Các doanh nghiệp cũng có thể thông qua các đại diện của mình tại Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) nêu các khuyến nghị tại cuộc đối thoại giữa các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC và các thành viên ABAC. ABAC còn là một trong những cơ chế quan trọng đề xuất ý tưởng, sáng kiến của doanh nghiệp trong hoạch định chính sách APEC.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể tham gia các cuộc đối thoại công tư APEC về các lĩnh vực an ninh lương thực, phụ nữ và kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa, khoa học đời sống, phát triển nguồn nhân lực, tài chính…Các hoạt động này thường được tổ chức vào dịp các Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị quan chức cao cấp và các cuộc họp liên quan của APEC.
Tại sao APEC ưu tiên doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa? Một trong bốn ưu tiên thiết thực của APEC năm 2017 là “Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp siêu ... |
APEC bàn về việc “Làm sao để mọi người dân đều được hưởng lợi?” Sáng 2/3, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp APEC 2017 (SOM 1) tại thành phố Nha Trang, Khánh ... |