Bán đảo Triều Tiên 'nóng ran' với mưa tên lửa, 'thiên nga tử thần' xuất hiện với kịch bản hạt nhân

Phương Hà
Triều Tiên đã phóng 8 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) trong ngày 5/6. Ngày hôm sau, Hàn Quốc và Mỹ đã đáp trả bằng 8 tên lửa đất đối đất. 'Mưa tên lửa' trên Bán đảo Triều Tiên cho thấy căng thẳng tại khu vực có dấu hiệu leo thang khi các bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung để ngồi vào bàn đàm phán.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bán đảo Triều Tiên 'nóng ran' với mưa tên lửa, 'thiên nga từ thần' xuất hiện với kịch bản hạt nhân
Ngày 5/6, Triều Tiên đã phóng 8 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) từ nhiều địa điểm. (Nguồn: Newsbyteapp)

"Nắn gân nhau"

Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng 8 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) từ nhiều địa điểm vào ngày 5/6, một ngày sau khi Seoul và Washington hoàn thành cuộc tập trận chung đầu tiên có sự tham gia của hàng không mẫu hạm Mỹ trong hơn 4 năm qua.

Bình Nhưỡng đã tăng gấp đôi việc nâng cấp chương trình vũ khí của mình trong năm nay, mặc dù phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kinh tế. Các quan chức và giới phân tích cảnh báo rằng Triều Tiên đang chuẩn bị thực hiện một vụ thử hạt nhân mới.

Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết: "Quân đội Hàn Quốc đã phát hiện 8 tên lửa đạn đạo tầm ngắn được bắn từ phía Triều Tiên. Các tên lửa được phóng từ nhiều địa điểm trong khoảng thời gian 30 phút, bao gồm Sunan ở thủ đô Bình Nhưỡng, Tongchang-ri ở tỉnh Bắc Pyongan và Hamhung ở tỉnh Nam Hamgyong. Những tên lửa này đã bay từ 110 km đến 670 km với độ cao khác nhau lên đến 90 km”.

Theo các tờ báo địa phương, hai tên lửa đã được bắn có thể là từ các bệ phóng vận tải thẳng đứng (TEL). Đây là số lượng tên lửa đạn đạo nhiều nhất mà Triều Tiên đã phóng trong một ngày.

Các nhà phân tích cho rằng vụ phóng tên lửa ngày 5/6 là một thông điệp rõ ràng đối với Seoul và Washington. Ông Cheong Seong-jang, nhà nghiên cứu tại Viện Sejong (Hàn Quốc) nhận định: “Nó cho thấy ý định của Triều Tiên nhằm vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ tên lửa của Hàn Quốc và Mỹ bằng nhiều cuộc tấn công đồng thời trong lúc khẩn cấp”.

Động thái này diễn ra chỉ một ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ kết thúc cuộc tập trận chung quy mô lớn kéo dài 3 ngày với sự tham gia của tàu sân bay USS Ronald Reagan- tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân nặng 100.000 tấn.

Đây là cuộc tập trận quân sự chung Mỹ-Hàn Quốc đầu tiên kể từ khi tân Tổng thống Yoon Suk-yeol nhậm chức vào tháng trước và là cuộc tập trận đầu tiên có sự tham gia của tàu sân bay Mỹ kể từ tháng 11/2017. Bình Nhưỡng từ lâu đã phản đối các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn Quốc.

JCS cho biết trong một tuyên bố: "Cuộc tập trận củng cố quyết tâm của hai nước trong việc đáp trả mạnh mẽ bất kỳ hành động khiêu khích nào của Triều Tiên, đồng thời thể hiện cam kết của Mỹ hỗ trợ khả năng răn đe mở rộng".

Ông Go Myong-hyun, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan (Hàn Quốc), cho biết vụ phóng ngày 5/6 có khả năng là một phản ứng đối với các cuộc tập trận giữa Mỹ và Hàn Quốc. Ông nói với AFP: "Có vẻ như họ đã bắn 8 tên lửa để tương xứng với các cuộc tập trận chung mở rộng Mỹ-Hàn".

Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc đã cảnh báo trong nhiều tuần qua rằng Bình Nhưỡng có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 7. Hồi tháng 5, Mỹ cũng đã nỗ lực áp đặt các lệnh trừng phạt mới của Liên hợp quốc đối với Triều Tiên vì các vụ phóng tên lửa nhưng đã bị Nga và Trung Quốc phủ quyết.

Hình ảnh vệ tinh mới cho thấy mặc dù phải vật lộn với đợt bùng phát Covid-19 gần đây, Triều Tiên đã nối lại xây dựng một lò phản ứng hạt nhân vốn không hoạt động từ lâu. Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc hồi tháng trước cho biết Bình Nhưỡng đã tiến hành các vụ thử thiết bị kích nổ hạt nhân để chuẩn bị cho vụ thử hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.

Đường lối cứng rắn hơn

Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, quân đội Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ ngày 6/6 đã phóng 8 tên lửa đạn đạo ra vùng biển phía Đông của Hàn Quốc nhằm đáp trả vụ Bình Nhưỡng phóng 8 tên lửa một ngày trước đó.

Theo JCS, Seoul và Washington đã phóng 8 tên lửa đất đối đất, thuộc thế hệ tên lửa ATACMS (Hệ thống tên lửa cấp chiến thuật lục quân) trong khoảng 10 phút, bắt đầu từ 4 giờ 45 phút sáng ngày 6/6.

Trong thông cáo báo chí được đưa ra ngày 6/6, JCS cho biết: "Việc Hàn Quốc-Mỹ kết hợp phóng tên lửa đất đối đất cho thấy năng lực và thế trận trong việc thực hiện các cuộc tấn công chính xác nhằm vào nơi các tên lửa được phóng hoặc các trung tâm chỉ huy và hỗ trợ của Triều Tiên”.

Thông cáo nêu thêm: "Quân đội chúng tôi lên án mạnh mẽ hàng loạt vụ khiêu khích tên lửa đạn đạo của Triều Tiên và nghiêm túc yêu cầu phía Bình Nhưỡng chấm dứt ngay các hành động làm gia tăng căng thẳng quân sự trên bán đảo và gây thêm lo ngại về an ninh".

Các quan chức Hàn Quốc cũng cảnh báo rằng các hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng sẽ vấp phải những phản ứng "tương xứng".

Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố sẽ có đường lối cứng rắn hơn đối với Triều Tiên.

Tại hội nghị cấp cao Hàn Quốc-Mỹ được tổ chức hồi tháng 5 vừa qua ở Seoul, ông Yoon và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhất trí nâng cấp các cuộc tập trận chung và thế trận răn đe kết hợp giữa hai bên.

Về phía Mỹ, tờ Joong-Ang Ilbo (Hàn Quốc) ngày 5/6 dẫn nguồn tin từ một hãng truyền thông quân sự Mỹ cho biết, Không quân Mỹ đã điều 4 máy bay ném bom B-1B từ căn cứ không quân Ellsworth ở bang South Dakota tới đảo Guam để sẵn sàng cho tình huống Triều Tiên thử hạt nhân.

Cụ thể, theo chuyên trang theo dõi tình hình quân sự Mỹ Warzone, 4 máy bay ném bom B-1B, được mệnh danh là “thiên nga tử thần”, được phát hiện trên đường băng căn cứ Anderson, đảo Guam ngày 3/6.

Các máy bay này sẽ được triển khai ngay lập tức tới Bán đảo Triều Tiên trong trường hợp Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân. Máy bay B-1B có thể mang tới 60 tấn bom, gấp đôi so với máy bay ném bom B-52.

Ngoài ra, B-1B có thể bay với tốc độ Mach 1,25 (1530 km/h), vì vậy có thể được triển khai tới Bán đảo Triều Tiên trong vòng chưa đầy 2 giờ sau khi cất cánh từ Guam. Loại máy bay này đã từng được triển khai tới Bán đảo Triều Tiên ngay sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6 (tháng 9/2017) và bay qua Đường ranh giới phía Bắc (NLL) của Bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, theo hãng tin AP, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết, việc Triều Tiên phóng thử đồng thời từ nhiều địa điểm là "bất thường” và điều này là “hoàn toàn không thể chấp nhận được".

Vài giờ sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo ngày 5/6, Nhật Bản và Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận tên lửa đạn đạo chung nhằm thể hiện "khả năng phản ứng nhanh" và "quyết tâm cao độ" để chống lại các mối đe dọa.

Mỹ-Hàn dùng 'chiêu mới' ứng phó các vụ phóng của Triều Tiên - tên lửa 'đối đáp' tên lửa?

Mỹ-Hàn dùng 'chiêu mới' ứng phó các vụ phóng của Triều Tiên - tên lửa 'đối đáp' tên lửa?

Ngày 6/6, Hàn Quốc và Mỹ đã phóng thử 8 quả tên lửa vào "các mục tiêu khác nhau" để đáp trả vụ phóng tên ...

Triều Tiên phóng tên lửa, Mỹ ngay lập tức triển khai máy bay ném bom 'thiên nga tử thần'

Triều Tiên phóng tên lửa, Mỹ ngay lập tức triển khai máy bay ném bom 'thiên nga tử thần'

Tờ Joong-Ang Ilbo (Hàn Quốc) ngày 5/6 dẫn nguồn tin từ một hãng truyền thông quân sự Mỹ tiết lộ lực lượng không quân nước ...

(theo AFP, Reuters)

Đọc thêm

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến ...
Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á tại Malaysia

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng an ninh châu Á lần thứ 18 năm 2024 tại Malaysia từ ngày 5-9/5.
Cách chỉnh sở thích trên TikTok giúp tối ưu hóa quảng cáo

Cách chỉnh sở thích trên TikTok giúp tối ưu hóa quảng cáo

Trong quá trình sử dụng, TikTok sẽ dựa theo thói quen của bạn để đưa ra những quảng cáo sản phẩm có liên quan nhất. Tuy nhiên, đôi lúc dữ ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ ...
Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Một nàng Hậu lấn sân sang lĩnh vực hài, nói không sợ bị mất hình tượng

Việc Hoa hậu Đại sứ Du lịch Thế giới 2018 Phan Thị Mơ tham gia chương trình Cười xuyên Việt 2024 được mọi người quan tâm.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ bước vào giai đoạn 3

Các cử tri sẽ bỏ phiếu để bầu ra 93 nghị sĩ trong số 1.331 ứng cử viên tham gia tranh cử trong giai đoạn 3 cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ năm nay.
Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Canada đề xuất dự luật chống sự can thiệp của nước ngoài

Chính phủ Canada công bố một dự luật được mong đợi từ lâu nhằm hạn chế sự can thiệp của nước ngoài vào đời sống chính trị của quốc gia này.
Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Có gì trong cuộc họp ba bên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina khẳng định không tìm kiếm xung đột với Anh, muốn siết tình thân cùng EU-NATO

Argentina không tìm kiếm xung đột với Anh trong tranh chấp lãnh thổ mà sẽ thúc đẩy một tiến trình đàm phán lâu dài trong khuôn khổ hòa bình.
Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì?

Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Hamas tuyên bố chấp nhận đề xuất ngừng bắn, Israel vẫn tấn công bằng xe tăng vào Đông Rafah

Phong trào Hồi giáo Hamas thông báo chấp thuận đề xuất ngừng bắn với Israel ở Dải Gaza sau gần 7 tháng xung đột.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Phiên bản di động