Bàn giải pháp phòng chống sạt lở vùng ĐBSCL

Tiếp tục chương trình làm việc tại An Giang, chiều 15/5, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170515232342 Khắc phục sạt lở bờ sông tại An Giang
tin nhap 20170515232342 Khắc phục sạt lở bờ sông Vàm Nao (An Giang)

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các Bộ: TN&MT, NN&PTNT, Giao thông, KH&ĐT; lãnh đạo UBND các tỉnh ĐBSCL, lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND và các sở, ngành của tỉnh An Giang.

Báo cáo của Bộ NN&PTNT cho biết, qua công tác quản lý và báo cáo của các địa phương, trên địa bàn các tỉnh vùng ĐBSCL hiện có 90 khu vực bờ sông, bờ biển bị sạt lở với tổng chiều dài 562 km. Trong đó, sạt lở nguy hiểm là 17 đoạn với chiều dài 33,665 km.

tin nhap 20170515232342
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo tại cuộc làm việc.

Các nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn quản lý đã xác định 10 nguyên nhân cơ bản dẫn đến xói lở bờ sông, bờ biển tại các tỉnh ĐBSCL.

Các nguyên nhân chính có thể kể đến như mất cân bằng bùn cát do việc xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn và khai thác cát, sỏi ở lòng sông, ven biển đã làm giảm đáng kể lượng bùn cát. Theo báo cáo của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, năm 2013 tổng lượng bùn cát đọng lại trên các tuyến sông vùng ĐBSCL khoảng 3 triệu m3, trong khi tổng lượng cát bị khai thác trong năm là 28 triệu m3).

Kết quả này cũng trùng hợp với các kết quả nghiên cứu của ngành tài nguyên và môi trường cho rằng, nguyên nhân lớn nhất gây ra sạt lở là do các đập thượng nguồn giữ lại bùn cát nên dòng chảy hạ lưu bị "đói" bùn cát, buộc phải bào xói bờ để cân bằng năng lượng dư thừa.

Kết quả điều tra khảo sát, tính toán ổn định mái dốc cho thấy tại nhiều vị trí, bờ sông có nguy cơ mất ổn định cao. Điều này có thể giải thích là do nước sông tạo thành nêm vật chất, làm cân bằng cơ học lực gây trượt và lực chống trượt làm tăng hệ số ổn định bờ sông. Độ ổn định sẽ giảm khi mực nước sông rút nhanh.

Lãnh đạo UBND các tỉnh ĐBSCL cũng cho rằng, việc khai thác cát trái phép với quy mô lớn chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng sạt lở. Thực tế tại các địa phương cho thấy, việc quản lý của các cấp, các ngành đối với các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ở lòng sông, cửa sông, ven biển chưa thường xuyên và quyết liệt.

Bên cạnh nguyên nhân chính nêu trên, các ý kiến cũng chỉ ra nhiều lý do khác dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông, biển tại khu vực ĐBSCL như tỉ lệ phân lưu từ sông Tiền sang sông Hậu qua sông Vàm Nao có xu thế gia tăng đã tác động mạnh đến lòng dẫn sông Hậu, nhất là khu vực hợp lưu sông Hậu và sông Vàm Nao; chặt phá rừng, khai thác tài nguyên vùng đầu nguồn; địa chất khu vực sạt lở chủ yếu là thành phần sa bồi mềm yếu, kết cấu rời rạc, dễ bị xói trôi hay việc nước biển đang dâng cao nhanh hơn so với tốc độ dự báo.

Để sớm ổn định dân sinh tại các khu vực sạt lở nguy hiểm nói riêng và sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL, các Bộ NN&PTNT, TN&MT và lãnh đạo UBND các địa phương trong khu vực đã kiến nghị nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài.

tin nhap 20170515232342

Phải bảo đảm an toàn cho người dân

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, nhiệm vụ trước mắt, quan trọng nhất là phải bảo vệ tính mạng, tài sản, bảo đảm cuộc sống cho người dân.

“Cần tiếp tục rà soát các khu dân cư có nguy cơ sạt lở, chủ động di dời để bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản của nhân dân. Đối với các hộ dân phải di dời do sạt lở, cần có chính sách hỗ trợ bảo đảm đời sống, không để người dân bị thiếu đói, thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu; có phương án hỗ trợ tái định cư cho các hộ dân khu vực bị ảnh hưởng sạt lở buộc phải di dời”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng lưu ý các địa phương vùng ĐBSCL cần rà soát, tăng cường quản lý việc khai thác cát, kiên quyết ngăn chặn việc khai thác cát trái phép; xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm và dung túng cho các hoạt động vi phạm theo quy định của pháp luật.

“Phải kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát sỏi, đặc biệt là khai thác không đúng quy hoạch, thậm chí là không có quy hoạch, các địa phương rà soát lại tất cả những giấy phép khai thác cát sỏi đã cấp, nếu có ảnh hưởng đến bờ sông, bờ biển thì kịp thời điều chỉnh”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu kiểm tra thường xuyên các công trình xây dựng ven bờ sông, bờ biển; triển khai các biện pháp ngăn chặn, khắc phục khẩn cấp sạt lở tại các khu vực xung yếu, không để lan rộng ảnh hưởng đến khu dân cư, cơ sở hạ tầng thiết yếu.

tin nhap 20170515232342
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Chính phủ khảo sát tại hiện trường khu vực sạt lở tại xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Cần có quy hoạch chỉnh trị bờ sông, bờ biển

Về lâu dài, theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giải pháp quan trọng nhất vẫn là công tác quy hoạch.

“Các ngành, địa phương phải rà soát để kịp thời điều chỉnh những điểm còn chưa hợp lý, đồng thời quản lý tốt việc thực hiện các quy hoạch, gắn quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng, quy hoạch sản xuất... với biến đổi khí hậu và nước biển dâng”, Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân đối với các hoạt động phòng chống thiên tai nói chung và phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển nói riêng; thực thi nghiêm công tác quản lý bờ, bãi sông, bờ biển, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành động xây dựng công trình, nhà ở, khai thác khoáng sản trái phép; kiểm tra rà soát những khu vực trọng điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra sạt lở trên địa bàn; tổ chức xử lý kịp thời, trong đó chú trọng giải pháp di dân tái định cư bảo đảm tính mạng và tài sản.

Đối với các bộ, ngành, Phó Thủ tướng giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ và các địa phương điều tra, đánh giá thực trạng sạt lở bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL; tổ chức lập quy hoạch chỉnh trị bờ sông, bờ biển vùng ĐBSCL làm cơ sở để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn chế rủi ro thiên tai; xây dựng cơ chế quản lý tổng hợp vùng ven sông, ven biển gắn với sinh kế của người dân.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT rà soát hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển nhất là những nơi có địa chất mềm yếu, diễn biến dòng chảy phức tạp như vùng ĐBSCL; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu các giải pháp chỉnh trị sông, ven biển nhằm hạn chế xói lở, bồi lấp ổn định lòng dẫn và dải ven biển, nhất là các khu vực cửa sông;

Hướng dẫn các địa phương phân công, phân cấp quản lý và duy tu bảo dưỡng công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển phát huy hiệu quả đầu tư; tổ chức đánh giá việc trồng rừng ngập mặn thời gian qua, hoàn thiện giải pháp trồng rừng ngập mặn phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng, nhất là vùng ĐBSCL.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ TN&MT tổ chức rà soát, đánh giá, đề xuất việc điều chỉnh, bổ sung xác định các cấp độ rủi ro thiên tai bảo đảm phù hợp hơn với thực tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định tại Luật Phòng chống thiên tai làm cơ sở để triển khai thực hiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác phòng chống thiên tai.

Cùng với đó, Bộ TN&MT cần rà soát hệ thống quan trắc về thủy, hải văn vùng ĐBSCL và trên phạm vi toàn quốc, kịp thời bổ sung để hoàn thiện, đáp ứng các yêu cầu về tài liệu cơ bản thủy, hải văn phục vụ quản lý tài nguyên nước, phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế-xã hội; phối hợp với Bộ NN&PTNT nghiên cứu các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống sạt lở.

Bộ cũng cần tổ chức theo dõi và đánh giá hằng năm về tổng lượng bùn cát đến từ thượng nguồn sông Cửu Long và tổng lượng cát khai thác trong vùng ĐBSCL làm cơ sở để đề xuất giải pháp khắc phục, hạn chế về nguy cơ suy thoái lòng dẫn, suy kiệt dòng chảy; chỉ đạo việc rà soát các hoạt động khai thác cát sỏi ở lòng sông, ven biển, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét nghiêm cấm việc khai thác cát, sỏi tại các khu vực trọng điểm đang có diễn biến sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Xây Dựng chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát lại quy hoạch phân bố dân cư để phù hợp với diễn biến của biến đổi khí hậu; xây dựng các cụm, tuyến dân cư tránh lũ…

Về nguồn lực, Phó Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ các giải pháp ưu tiên bố trí nguồn lực cho công tác phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển tại khu vực ĐBSCL.

tin nhap 20170515232342
Ireland luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam

Đây là khẳng định của Tổng thống Ireland Michael D. Higgins trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng sáng 21/4 theo giờ ...

tin nhap 20170515232342
Phó Thủ tướng thăm và làm việc với Viện Deltares, Công ty NACO

Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Lan, sáng 20/4 theo giờ địa phương, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã thăm, làm việc ...

tin nhap 20170515232342
Việt Nam mong muốn Hà Lan chia sẻ kinh nghiệm quản lý cảng biển

Chiều 19/4 giờ địa phương, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và đoàn công tác Chính phủ đã đi thăm, làm việc với Chính quyền ...

PV

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 6/11/2024, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 6/11. Lịch âm hôm nay 6/11/2024? Âm lịch hôm nay 6/11. Lịch vạn niên 6/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 6/11/2024: Song Tử sự nghiệp phát triển

Tử vi hôm nay 6/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/11/2024: Tuổi Tỵ áp lực tài chính

Xem tử vi 6/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Estonia đến Việt Nam, sẵn sàng góp sức trong nỗ lực chuyển đổi số

Từ ngày 4-8/11, một đoàn đại biểu từ Estonia sẽ có chuyến thăm Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Tin thế giới 5/11: Ông Trump thừa nhận có thể thua, Hàn Quốc nói 10.000 binh sĩ Triều Tiên đã ở Nga, Ngoại trưởng Đức bất ngờ thăm Ukraine

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh

Giá vàng hôm nay 6/11/2024 ghi nhận thị trường thế giới duy trì tương đối ổn định khi chờ đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2024.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Bầu cử Mỹ trước 'giờ G': 'Kỳ phùng địch thủ' Trung Quốc vẫn gia tăng sức ảnh hưởng, chiến lược châu Á sẽ được định hình ra sao?

Cả ông Trump và bà Harris đều đang tìm cách mô tả bên kia là 'yếu thế trước Trung Quốc' trong nỗ lực vượt qua phe đối lập.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Phiên bản di động