Bằng chứng khoa học chứng minh súc miệng phòng chống bệnh Covid-19?

Minh Châu
TGVN. Hiện chưa có xác nhận khoa học chứng minh chắc chắn 'việc súc miệng ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây ra, cũng như bất kỳ loại virus, hoặc vi khuẩn nào khác'.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Cập nhật 7h ngày 19/8: Hơn 15 triệu ca Covid-19 khỏi bệnh, người trẻ gặp nguy hiểm. Thêm vaccine thử nghiệm giai đoạn cuối trên người
Covid-19 ở Việt Nam sáng 19/8: Không ca mắc mới, tổng cộng 989 bệnh nhân, 26 ca tử vong
bang chung khoa hoc chung minh suc mieng phong chong benh covid 19
Chưa có chứng minh khoa học chắc chắn “việc súc miệng ngăn ngừa nhiễm trùng do SARS-CoV-2 gây ra, cũng như bất kỳ loại virus, hoặc vi khuẩn nào khác. (Nguồn: Snopes)

Khi người Mỹ tìm kiếm các cách nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, một chủ đề được nhiều người quan tâm trên internet là súc miệng. Vậy tại sao có khuyến cáo súc miệng và có bằng chứng y tế nào chứng minh súc miệng có thể giúp chống lại virus corona hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác hay không?

Thực tế, cho đến nay, cũng giống như không ít các khuyến cáo y tế khác, không có “tiêu chuẩn vàng” nào, cũng như chưa có thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát quy mô lớn nào để xác nhận chắc chắn hiệu quả của việc súc miệng bằng nước muối, giấm hoặc bất kỳ giải pháp súc miệng nào khác để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới do virus corona gây ra, hoặc bất kỳ virus hoặc vi khuẩn khác.

Các nghiên cứu nhỏ hơn thì đã chỉ ra rằng, nước súc miệng và nhiều loại chất lỏng khác thường được sử dụng để súc miệng có thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng liệu việc súc miệng có thực sự ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh hay không thực tế vẫn chưa được chứng minh trong các thử nghiệm nghiêm ngặt.

Tuy nhiên, súc miệng là một biện pháp vệ sinh cá nhân phổ biến ở nhiều quốc gia. Ở Đông Á, đặc biệt là Nhật Bản, việc súc miệng được cả Chính phủ khuyến khích, cùng với các hoạt động khác như rửa tay, đeo khẩu trang và cách ly xã hội (social distancing), như một khuyến cáo về vệ sinh cá nhân thường xuyên trong mùa lạnh và phòng bệnh cúm thông thường. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể súc miệng hiệu quả, trong đó có trường hợp của một số người bị đau cổ, đột quỵ hoặc mất trí nhớ, cũng như trẻ em dưới 8 tuổi.

Đó là lý do không ngạc nghiên khi hầu hết các nghiên cứu ban đầu của Nhật Bản đều cho thấy, súc miệng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới.

Phát hiện đáng chú ý nhất đến nay cho thấy, dung dịch súc miệng không cần kê đơn có thành phần Povidone-iodine được sử dụng thường xuyên trong nhiều thập kỷ bởi người dân Nhật Bản và các nơi khác để điều trị đau họng.

Trong một nghiên cứu thử nghiệm nhỏ của Nhật Bản từ năm 2002, 23 bệnh nhân mắc bệnh hô hấp mãn tính đã súc miệng 4 lần trở lên mỗi ngày bằng dung dịch Povidone-iodine . Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, so với số ca nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính trước khi nhóm bắt đầu súc miệng, súc miệng thường xuyên trong vài tháng đến 2 năm với dung dịch Povidone-iodine đã giúp giảm khoảng 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Súc miệng bằng dung dịch có thể làm giảm nhiễm trùng do một số vi khuẩn khá nguy hiểm, trong đó có Pseudomonas (trực khuẩn mủ xanh), Staph (bao gồm MRSA) (tụ cầu vàng) và Haemophilus (có khả năng gây ra các bệnh nguy hiểm, chẳng hạn viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết đối với trẻ em)...

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy lợi ích của việc súc miệng, mặc dù một hạn chế lớn trong các nghiên cứu nhỏ ở phòng thí nghiệm là đôi khi không hoàn toàn chính xác khi ứng dụng trong cuộc sống.

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm gần đây của Đức, do một nhà sản xuất dung dịch súc miệng Povidone-iodin tài trợ, đã cho thấy, giải pháp súc miệng có thể loại bỏ hơn 99% các chủng virus corona gây bệnh SARS và MERS - họ hàng rất gần với virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 hiện nay. Trước đây, một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Nhật Bản cũng đã chứng minh rằng, các sản phẩm có Povidone-iodin vượt trội hơn các loại thuốc sát trùng thông thường khác như chlorhexidine gluconate và benzalkonium clorua, trong việc vô hiệu hóa nhiều loại virus phổ biến khác, như coxsackie, rhovovirus, adenovirus, rotavirus. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng ở người sẽ vẫn rất cần thiết để xác định mức độ phù hợp đối với bệnh nhân.

Chẳng hạn, tại Mỹ, các dung dịch có chứa Povidone-iodin được bán dưới dạng chất khử trùng da, có chứa các thành phần có thể gây hại nghiêm trọng nếu con người nuốt phải. Các chế phẩm phù hợp cho súc miệng thường không có sẵn ở đất nước này. Không thể súc miệng với các dung dịch khử trùng da, kể cả những chất có chứa Povidone-iodin, vì nó khá nguy hiểm. Tại Canada, một dung dịch súc miệng Povidone-iodin được bán dưới tên Betadine, tuy nhiên, một số người bị dị ứng với iốt, thậm chí iốt có thể gây hại đối với những bệnh nhân có vấn đề về tuyến giáp.

Chưa có nhiều bằng chứng cho thấy lợi ích kháng khuẩn tiềm tàng của các giải pháp súc miệng khác. Ví dụ, thuốc sát trùng Listerine đã được chứng minh dù có hoạt tính kháng virus trong các nghiên cứu ở phòng thí nghiệm nhưng đã có thể phơi nhiễm chỉ trong ít nhất 30 giây, dù các nghiên cứu chưa xem xét đến virus corona.

bang chung khoa hoc chung minh suc mieng phong chong benh covid 19
Dung dịch súc miệng gồm 1 muỗng cà phê muối hòa tan trong một cốc nước để tạo ra dung dịch muối xấp xỉ 3%, súc miệng sáu lần một ngày. (Nguồn: Medium)

Tuy nhiên, từ Anh, một nghiên cứu lâm sàng gần đây trên 66 bệnh nhân đã cho thấy hiệu quả rất đáng quan tâm, việc sử dụng dung dịch muối tự chế để rửa mũi và súc miệng đã làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc cúm và cảm lạnh. Dung dịch súc miệng trong nghiên cứu gồm 1 muỗng cà phê muối hòa tan trong một cốc nước để tạo ra dung dịch muối xấp xỉ 3%, súc miệng 6 lần một ngày.

Một nghiên cứu khác trong phòng thí nghiệm của cùng một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cơ chế hoạt động tiềm năng của dung dịch muối. Theo đó, các tế bào ở cổ họng đã lấy thêm clo từ dung dịch muối để tạo ra một hợp chất có đặc tính kháng virus khá hữu hiệu.

Các nghiên cứu nhỏ khác đã đề xuất phương pháp phòng chống virus bằng súc miệng với trà xanh hoặc dung dịch chứa catechin, hoạt chất của trà xanh hoặc với giấm táo. Những nghiên cứu này đã được thực hiện trong phòng thí nghiệm, tuy nhiên vẫn chưa rõ sự liên quan về lâm sàng đối với bệnh nhân và hiện cũng chưa có nghiên cứu cụ thể nào đối với việc kháng virus corona. Một nghiên cứu thậm chí còn cho rằng, việc súc miệng bằng nước máy có thể hữu ích trong việc giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp trên ở những người khỏe mạnh, nhưng một nghiên cứu sau đó đã không xác nhận phát hiện này.

Tóm lại, việc súc miệng thực sự chống lại được virus gây cảm lạnh, cúm, kể cả SAR-CoV-2 hiện nay hay không vẫn còn phải nghiên cứu. Nhưng khi chúng ta cân nhắc việc súc miệng từ góc độ tỷ lệ rủi ro và lợi ích, dường như có rất ít nhược điểm đối với việc súc miệng thường xuyên. có chi phí thấp và ít nhất có thể giảm đau họng.

bang chung khoa hoc chung minh suc mieng phong chong benh covid 19

WHO: Việc phát triển vaccine Covid-19 sẽ cần ít nhất 12 tháng

TGVN. Ngày 27/3, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, việc phát triển một loại vaccine đặc trị dành ...

bang chung khoa hoc chung minh suc mieng phong chong benh covid 19

Sự thật về khả năng thuốc sốt rét phòng chống được Covid-19?

TGVN. Dịch Covid-19 đã cướp đi hơn 14.600 mạng sống, trong số hơn 335.000 trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu. Khi virus corona chủng ...

bang chung khoa hoc chung minh suc mieng phong chong benh covid 19

Thuốc điều trị Covid-19 đang ở đâu? Đừng mong đốt cháy giai đoạn

TGVN. Hiện chưa thể nói được điều gì, cũng khó có thể dự báo diễn biến sắp tới của dịch bệnh Covid-19 đang lây lan khắp ...

Minh Châu (theo New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Xem nhiều

Đọc thêm

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Bế giảng Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV

Tại Lễ bế giảng, 49 học viên là cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV được trao chứng nhận tốt nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi với Tổng thống Rumen Radev một số phương hướng, biện pháp lớn nhằm thúc đẩy đưa quan hệ giữa hai nước lên tầm ...
Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được bổ nhiệm năm 2024 làm việc tại Bộ Quốc phòng

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi gặp mặt với đoàn Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài năm 2024.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Mỹ đón hơn 1,1 triệu sinh viên quốc tế, dẫn đầu không còn là Trung Quốc

Ấn Độ vượt qua Trung Quốc, đứng đầu danh sách những nước có số lượng du học sinh đông đảo nhất tại Mỹ với 331.602 sinh viên trong năm học 2023-2024.
Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Ấn Độ lần đầu tiên vượt Trung Quốc về số lượng du học sinh tại Mỹ

Tờ Global Times dẫn kết quả khảo sát của IIE cho biết, số lượng sinh viên Ấn Độ tại Mỹ đã vượt qua Trung Quốc lần đầu tiên trong 15 năm qua.
Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ vươn ra Đông Nam Á: Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, tổ chức lễ trao tặng sách cho trường tiểu học ở Lào.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó khăn trong ngành làm đẹp.
Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Hướng dẫn đăng ký kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe từ năm 2025

Từ năm 2025, người có giấy phép lái xe bị trừ hết 12 điểm thì phải tham gia kiểm tra phục hồi điểm giấy phép lái xe nếu muốn tiếp tục lái xe.
Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây mưa lớn, gió mạnh, tuyết rơi dày, nhiều thiệt hại tại Anh và Ireland

Bão Bert gây tuyết dày, mưa lớn, gió mạnh tại Anh và CH Ireland, khiến nhiều đường sá ngập và hàng chục nghìn người dân rơi vào cảnh mất điện.
Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp, không nên lơ là, chủ quan

Từ tháng 9 đến tháng 11 được coi là thời điểm 'nóng' của dịch bệnh sốt xuất huyết khi thời tiết bắt đầu trở lạnh, mưa nhiều, muỗi vằn sinh sôi, phát triển.
'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

'Sức mạnh Nhân đạo' 2024: Hỗ trợ 1,2 triệu người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đón Tết trọn vẹn

Ngày 23/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức Chương trình 'Sức mạnh Nhân đạo' 2024.
Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I vinh danh 9 nhà khoa học trẻ tiêu biểu

Tối 22/11 đã diễn ra lễ trao Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024, dành cho các nhà khoa học trẻ Việt Nam trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân ...
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa số bệnh nhân động kinh ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Báo động tình trạng lạm dụng kháng sinh gia tăng trên toàn cầu

Các chuyên gia dự báo mức tiêu thụ kháng sinh toàn cầu có thể tăng lên 75,1 tỷ liều hàng ngày vào năm 2030, tương đương mức tăng 52,3%.
TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

TPHCM: Cảnh báo tăng ca mắc sốt xuất huyết

Tính đến tuần 46 của năm 2024, TP.HCM đã ghi nhận hơn 12.000 ca mắc sốt xuất huyết, trở thành địa phương có số ca mắc bệnh cao nhất khu vực phía Nam.
Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Một số nguyên tắc cơ bản trong quá trình giảm mỡ nội tạng

Bác sĩ chuyên về béo phì Li Tangyue (Trung Quốc), cho biết để loại bỏ mỡ nội tạng cần giảm lượng đường nạp vào, tăng chất xơ hòa tan và protein.
Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

Vì sao trời lạnh dễ bị đau nhức xương khớp? Những cách giúp giảm đau tại nhà hiệu quả

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, cơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh và đưa ra tư vấn cách giúp giảm đau.
Phiên bản di động