TIN LIÊN QUAN | |
Đảng NDCM Lào gửi điện mừng nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước | |
Sau Hiệp định Paris, nếu ta tiến lên giải phóng miền Nam thì liệu Mỹ có quay lại? |
Trong những ngày này, Việt Nam chào mừng kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020). |
Ngày 30/4/2020 kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, hoàn toàn thống nhất đất nước Việt Nam. Cuộc chiến tranh Việt Nam diễn ra khi ấy đã khắc sâu vào trong lòng những thanh thiếu niên như tôi khi ấy. Cuộc chiến đã giúp tôi nhận thức đúng đắn hơn về xã hội và con người, về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, và lý do tại sao nó cần phải được xóa bỏ hoàn toàn.
Kháng chiến chống Pháp
Từ năm 1946-1954, Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam đối đầu với nước Pháp. Chiến lược chiến tranh nhân dân do Đại tướng Võ Nguyên Giáp khởi xướng và chỉ đạo đã giúp một dân tộc, với đa phần là nông dân trang bị vũ khí thô sơ, chiến thắng trong chiến dịch quyết định tại Điện Biên Phủ.
Chiến thắng ấy không chỉ là bản hùng ca của dân tộc Việt Nam, mà còn là nguồn cổ vũ cho các dân tộc thuộc địa, trong đó có Algeria, trên hành trình kháng chiến chống lại áp bức của các thế lực ngoại bang. Sau Việt Nam, nhiều phong trào kháng chiến đã áp dụng chiến lược chiến tranh nhân dân và đạt được kết quả nhất định.
Tuy nhiên, Hiệp định Geneva năm 1954 đã buộc lãnh đạo Việt Nam phải “tạm thời” chia đất nước thành hai miền Bắc – Nam tại đường ranh giới là vĩ tuyến 17. Trong khi miền Bắc tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội, đáp ứng mong muốn của người dân thì trái lại, ở miền Nam, các cuộc nổi dậy của dân chúng liên tiếp nổ ra.
Kháng chiến chống Mỹ
Như lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói, các thế lực xâm lược là “những học trò kém” chẳng bao giờ hiểu được “bài học” của lịch sử. Chỉ ít lâu sau, Mỹ đã thay chân Pháp can thiệp vào Việt Nam, nhằm “chống lại và ngăn chặn sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”. Tại miền Nam, Mỹ dựng nên chính quyền Việt Nam Cộng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm đứng đầu, điều cố vấn quân sự hỗ trợ thành lập quân đội.
Tuy nhiên, sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, quân đội Mỹ đã trực tiếp tham gia chiến trường Việt Nam, mở các đợt ném bom ồ ạt vào năm 1964. Từ đây, cuộc kháng chiến lần thứ hai của nhân dân Việt Nam đã bắt đầu, song lần này, bên kia chiến tuyến là đội quân hùng mạnh nhất thế giới.
Dẫu vậy, dân tộc Việt Nam tiếp tục chiến đấu ở cả mặt trận miền Nam và miền Bắc. Một lần nữa, chiến tranh nhân dân, với tôn chỉ biến hạn chế về vật chất thành sức mạnh tinh thần, trí tuệ của dân tộc để kháng chiến, được triển khai.
Một mặt, cuộc chiến tranh Việt Nam đã gây tổn thất to lớn, khiến nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phẫn nộ, lên án thông qua nhiều cuộc biểu tình rầm rộ. Mặt khác, cuộc kháng chiến phi thường của nhân dân Việt Nam đã làm thức tỉnh lương tri nhân loại chống lại chủ nghĩa đế quốc và thuộc địa.
Điều này thể hiện rõ nét qua các cuộc chiến tranh nhân dân của những dân tộc bị áp bức, cũng như phong trào phản kháng xã hội đối với hệ thống xã hội thống trị tại chính các quốc gia khởi chiến.
Tại Mỹ, số lượng binh sĩ chết vì chiến tranh đã tác động đến phong trào phản đối chiến tranh. Thất bại trên chiến trường và áp lực ở quê nhà buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán, ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lặp lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội và có ý nghĩa chiến lược năm 1954, dân tộc Việt Nam đã một lần nữa chiến thắng cuối cùng vào tháng 4/1975. Cuối cùng, Tổ quốc Việt Nam đã thống nhất, dân tộc Việt Nam có thể sống trong hòa bình, xây dựng xã hội.
Nhân chứng lịch sử đã trải qua hai cuộc kháng chiến khốc liệt và hào hùng này của dân tộc Việt Nam sẽ không bao giờ quên. Những cuộc kháng chiến đã giúp thức tỉnh lương tri, không chỉ của các dân tộc bị áp bức, mà còn của công dân ở những quốc gia khởi chiến, vốn được coi là “phát triển”. Họ đã được truyền cảm hứng từ bài học của Việt Nam.
Vì lẽ ấy, cuộc kháng chiến và chiến thắng của dân tộc Việt Nam sẽ mãi là bản anh hùng ca trong cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
Chuyện tiếp quản Đại sứ quán sau ngày Giải phóng 30/4: Bắt đầu từ số không TGVN. Từ ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, Bộ Ngoại giao ta đã nhờ Đại sứ quán Cuba tại Nhật Bản trông giữ trụ sở ... |
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam TGVN. Sáng 30/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận ... |
Đóng góp của Ngoại giao Việt Nam vào chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975 TGVN. Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), TG&VN xin trân trọng giới thiệu bài viết của Ủy ... |