Báo chí phải thay đổi công nghệ, làm khác mạng xã hội để giữ vững 'trận địa' của mình

Phi Yến
Trả lời chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, báo chí muốn giữ vững “trận địa” của mình, phải làm khác mạng xã hội, quay về những giá trị cốt lõi của báo chí, tin xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Bộ TT và TT
Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng báo chí phải thay đổi công nghệ, làm khác mạng xã hội. (Nguồn: Quốc hội)

Ngày 12/11 vừa qua, Quốc hội chất vấn nhóm lĩnh vực thông tin và truyền thông (TT&TT). Vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội được nhiều đại biểu chất vấn Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng.

Báo chí phải thay đổi công nghệ

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) đặt vấn đề, tình trạng tiêu cực của phóng viên, biên tập viên thời gian qua phải chăng do sự bùng nổ của báo chí, tạp chí chuyên ngành, dẫn đến chất lượng chuyên môn thấp, đi xa tôn chỉ mục đích, vi phạm pháp luật. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng trên và cho biết giải pháp để có sự cạnh tranh lành mạnh giữa quảng cáo mạng và thông tin truyền thống?

Nói về vấn đề tiêu cực của phóng viên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: "Chúng ta nhìn thấy được điều này". Ông chia sẻ năm 2018, khi nhận nhiệm vụ Bộ trưởng TT&TT, ông có đọc một đánh giá về uy tín nghề nghiệp thì phóng viên được xếp thứ 9/10 nhóm nghề nghiệp được khảo sát.

Bộ trưởng nhấn mạnh, tư cách đạo đức phóng viên rất được quan tâm trong những năm gần đây. Năm 2022, tổ chức này làm lại khảo sát 10 nhóm nghề nghiệp ấy thì phóng viên xếp thứ 3 sau giáo viên, bác sỹ.

Nêu lý do, ông cho biết kinh tế báo chí, khi 80% quảng cáo trực tuyến trước đây thuộc về báo chí thì nay “rơi” vào mạng xã hội, có nghĩa nguồn thu quảng cáo của cơ quan báo chí giảm đáng kể.

Năm 2023, Thủ tướng ra Chỉ thị về truyền thông chính sách, trong đó xác định chính quyền các cấp phải coi truyền thông chính sách là nhiệm vụ của mình, hàng năm “đặt hàng” báo chí, đây là nguồn tăng thêm cho báo chí thực hiện kinh tế báo chí.

Bộ trưởng cho rằng, báo chí cũng phải thay đổi công nghệ. Ông thông tin, đã có một chiến lược về chuyển đổi quốc gia cho báo chí để đưa công nghệ báo chí tương đương với các nền tảng xã hội. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là đạo đức của người làm báo.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Thực ra thu nhập của các phóng viên ở các cơ quan báo chí cũng không phải là thấp so với cán bộ, công chức. Nhiều cơ quan báo chí đã có mức thu nhập từ 15 - 20 triệu, thấp hơn so với doanh nghiệp truyền thông, nhưng cao hơn so với công chức, viên chức”.

Về vấn đề đạo đức báo chí trong nhiều năm chưa được quan tâm, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ TT&TT, Hội Nhà báo xác định trong nhiệm kỳ này là tập trung vào đạo đức nghề nghiệp đối với phóng viên.

Báo chí phải thay đổi công nghệ, làm khác mạng xã hội để giữ vững 'trận địa' của mình
Đại biểu Phạm Văn Hòa. (Ảnh: Quốc hội)

Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí

Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) chất vấn: Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa báo chí truyền thống và internet, mạng xã hội, ngoài việc tăng cường chất lượng, đẩy mạnh số hóa báo chí thì bài toán kinh tế báo chí, mô hình kinh doanh báo chí sẽ phải giải quyết như thế nào để báo chí truyền thống có thể cạnh tranh và tồn tại, làm tốt vai trò “người lính xung kích” trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi kinh tế thị trường phát triển, các doanh nghiệp bắt buộc phải quảng cáo để bán hàng, vì thế chi khá nhiều tiền cho quảng cáo. Các cơ quan báo chí cũng mong muốn được tự chủ tài chính, nhưng sau đó mạng xã hội xuất hiện, 80% quảng cáo trực tuyến, như vậy nguồn thu của báo chí, nhất là các cơ quan báo chí tự chủ tài chính đã giảm đáng kể nguồn thu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong chỉ thị Thủ tướng Chính phủ ban hành về truyền thông chính sách có yêu cầu các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp phải coi truyền thông là việc của mình. Ngoài chủ động đưa thông tin, có kế hoạch đưa thông tin, có bộ máy đưa thông tin, có ngân sách hằng năm để chi cho truyền thông chính sách và dùng đến ngân sách để đặt hàng báo chí.

Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT, đây là một thay đổi, thực tế cho thấy, từ năm ngoái, các cơ quan, chính quyền các cấp bắt đầu tăng ngân sách cho báo chí. Đặc biệt, trong kế hoạch sửa Luật Báo chí sắp tới, cũng có một mục đề cập đến kinh tế báo chí, trong đó cho phép một số cơ quan báo chí lớn được kinh doanh về nội dung, kinh doanh xung quanh lĩnh vực truyền thông, nhưng kinh doanh để làm báo.

Đặc biệt, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.

Báo chí phải thay đổi công nghệ, làm khác mạng xã hội để giữ vững 'trận địa' của mình
Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên).(Ảnh: Như Ý)

Cần đề cao đạo đức người làm báo

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị Bộ trưởng TT&TT nêu nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng một số đơn vị báo chí khai thác mặt trái của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có dấu hiệu trục lợi. Đại biểu cho rằng, cần đảm bảo báo chí bám sát tôn chỉ, mục đích để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Trả lời chất vấn của đại biểu Nguyễn Đại Thắng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, trong năm 2023-2024 mỗi năm có 14-15 phóng viên, cộng tác viên bị bắt, "người làm trong nghề cũng đau lòng lắm". Bộ trưởng cho rằng so với đội ngũ 45.000 người làm báo trong đó có 21.000 người có thẻ nhà báo thì đây là "con sâu làm rầu nồi canh".

Bộ trưởng cũng cho biết 80% trong số phóng viên bị bắt đến từ tạp chí nhỏ của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, nơi có sự buông lỏng quản lý.

Về giải pháp để "không báo hóa tạp chí", hoạt động đúng tôn chỉ, Bộ trưởng chia sẻ, việc đầu tiên Bộ TT&TT công bố tiêu chí để nhận dạng thế nào là báo hóa tạp chí và đăng công khai trên truyền thông để toàn xã hội giám sát.

Khi tổ chức thanh tra, kiểm tra thì dựa vào tiêu chí này, các cơ quan chủ quản cũng dựa vào tiêu chí này để đánh giá "cơ quan báo chí nhà mình có dấu hiệu vi phạm không".

Bộ TT&TT cũng công khai tôn chỉ, mục đích hoạt động của 880 cơ quan báo chí trên các cổng thông tin để bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều có thể vào tra cứu. "Khi có phóng viên được cử đến thì hỏi xem có đúng tôn chỉ, mục đích không, nếu không đúng thì được quyền từ chối, nếu bị ép thì có đường dây nóng để báo cáo", Bộ trưởng nêu rõ.

Bộ TT&TT khẳng định cũng đã nâng cấp các sở nhiều hơn trong kiểm tra, thanh tra, giám sát các tạp chí. “Chúng ta có một số quy định mới, nếu phóng viên của cơ quan báo chí bị bắt thì phải xem xét trách nhiệm của tổng biên tập. Trước đây, chỉ xử lý cơ quan báo chí bây giờ là xử lý trực tiếp tổng biên tập và phóng viên có vi phạm”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.

Cũng theo Bộ trưởng TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo. “Nói đi nói lại thì câu chuyện đạo đức người làm báo vẫn là câu chuyện cần quan tâm vì nghề báo là nghề rất đặc biệt. Một tiếng nói, một câu, một chữ của họ có thể tác động đến hàng triệu người hay lan tỏa đến hàng triệu người. Và vì thế, các tiêu chuẩn cũng phải rất đặc biệt”, Bộ trưởng giải thích.

Bộ trưởng cho rằng, Luật Báo chí hiện hành quy định tiêu chuẩn phóng viên “chưa cao lắm”, vì vậy lần sửa Luật Báo chí sắp tới, Bộ trưởng mong Quốc hội quan tâm cho phép nâng tiêu chuẩn của phóng viên.

Báo chí phải làm khác mạng xã hội để giữ vững "trận địa"

Đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi (đoàn Bến Tre) nêu chất vấn: Trong giai đoạn bùng nổ thông tin với sự hỗ trợ của các nền tảng mạng xã hội có tính năng chia sẻ cao, hiện tượng người người làm báo, nhà nhà làm báo để làm kênh riêng đưa lên mạng, kèm theo quảng cáo, có nhiều nội dung giật gân phản cảm, sai sự thật, làm nhiễu loạn thông tin, gây bức xúc trong dư luận, nhiều nội dung quảng cáo sai sự thật, trái thuần phong mỹ tục, vi phạm bản quyền. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết giải pháp gì để chấn chỉnh tình trạng trên, đồng thời có các giải pháp nào để nâng cao vai trò của báo chí chính thống, cách mạng để làm tốt vai trò định hướng, tuyên truyền?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, khi mạng xã hội ra đời, có thể nói là “lấy mất nghề của báo chí”. Nghề báo chí trong nhiều năm nay tập trung vào đưa tin, nhưng mạng xã hội hiện nay đưa tin nhanh hơn, mạng xã hội có hàng chục triệu “phóng viên” mà không mất tiền, họ ở khắp mọi nơi.

Vì vậy, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí muốn giữ vững “trận địa” của mình, phải làm khác mạng xã hội, quay về những giá trị cốt lõi của báo chí, tin xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp. Thay vì bình luận thì đưa ra giải pháp, thay vì đưa tin thì kể câu chuyện dẫn dắt định hướng xã hội.

Trước đây, báo chí trong không gian thực mình là lực lượng chủ đạo, bây giờ lên không gian mạng, có thể về mặt số lượng mình không chủ đạo nhưng những thông tin từ báo chí phải định hướng được dòng chảy chính trên không gian mạng, chất lượng ở cả tin tức và nội dung.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam đã xác định đây là định hướng chính để xác định lại vị trí, vai trò của báo chí cách mạng.

“Chúng tôi cũng xác định cách tốt nhất để cạnh tranh với mạng xã hội là làm khác mạng xã hội và quay về với giá trị cốt lõi của mình. Sử dụng công nghệ của mạng xã hội để làm báo và coi mạng xã hội là môi trường để xuất hiện”, ông Hùng bày tỏ.

Bộ trưởng Bộ TT&TT đã đưa ra 3 giải pháp mới ngăn chặn thông tin xấu độc, sai sự thật trên mạng xã hội:

Thứ nhất, việc hoàn thiện về mặt thể chế. Trước đây mới chỉ xử lý cá nhân vi phạm khi đưa tin sai sự thật. Còn nghị định mới vừa được ký cách đây khoảng một tuần, đưa ra vấn đề xử lý các nền tảng xã hội khi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, trước đây hay nghĩ nhiều đến trách nhiệm quản lý Nhà nước, nhưng theo ông Hùng, ở đây có trách nhiệm lớn đối với các nền tảng xã hội. Họ có không gian, thuê bao riêng với hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ người dùng. “Họ phải có trách nhiệm rà quét, tự động gỡ bỏ thông tin xấu độc, sai sự thật”, ông Hùng cho hay.

Giải pháp thứ ba là công tác truyền thông, làm sao để khi lên một không gian mới, không gian số, mọi người có khả năng đề kháng.

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà ...

Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một ...

Việt Nam có 17 đại học lọt top trường chất lượng tại châu Á

Việt Nam có 17 đại học lọt top trường chất lượng tại châu Á

17 đại học của Việt Nam vừa lọt bảng xếp hạng châu Á, trong đó có 4 trường lọt vào top 200.

Mở lối xây nhân cách cho học sinh

Mở lối xây nhân cách cho học sinh

Giáo dục nhà trường là sự tiếp nối chứ không thể thay thế giáo dục gia đình trong việc xây dựng nhân cách, đạo đức ...

(tổng hợp)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

Chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư góp phần tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực...
3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

3 cách chèn công thức toán học trong Word nhanh chóng nhất

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 3 cách đơn giản để chèn công thức toán học trong Word 2010, giúp tạo tài liệu học tập hoặc báo cáo khoa ...
Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động