Bảo đảm sự tương thích với cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, chiều 10/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bao dam su tuong thich voi cam ket quoc te ma viet nam la thanh vien Bế mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
bao dam su tuong thich voi cam ket quoc te ma viet nam la thanh vien Khai mạc Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ

Trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, để thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tổng số có 8 luật cần phải sửa đổi, bổ sung, trong đó có Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ. Do vậy, việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ là cần thiết.

Dự án Luật được xây dựng nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc thi hành đầy đủ, nghiêm túc các cam kết quốc tế đồng thời bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống pháp luật, đồng thời bảo đảm sự tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Hiệp định CPTPP.

bao dam su tuong thich voi cam ket quoc te ma viet nam la thanh vien
Quang cảnh Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (chiều 10/4).

Theo Tờ trình của Chính phủ, nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm tập trung vào một số vấn đề như: Bổ sung các quy định về giải thích từ ngữ đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; tư vấn bảo hiểm; đánh giá rủi ro bảo hiểm; tính toán bảo hiểm; giám định tổn thất bảo hiểm; hỗ trợ giải quyết bồi thường bảo hiểm; sửa đổi, bổ sung quy định về quyền tham gia các tổ chức xã hội-nghề nghiệp của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm; quy định về cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm...

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 9 điều, khoản trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành để thực thi 11 nhóm chính sách đã cam kết trong 8 điều khoản của Hiệp định CPTPP theo 5 nhóm vấn đề lớn, gồm sáng chế, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, kiểm soát biên giới.

Rà soát quy định về dịch vụ phụ trợ bảo hiểm

Qua thảo luận, các đại biểu nhất trí, việc sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Sở hữu trí tuệ là cần thiết nhằm thực thi các cam kết đã có hiệu lực trong Hiệp định CPTPP, việc sửa đổi này đã được Quốc hội xác định trong Nghị quyết số 72/2018/QH14. Trong thời gian qua, Chính phủ đã tích cực chỉ đạo cơ quan hữu quan chuẩn bị hồ sơ dự án Luật.

Các tài liệu trong Hồ sơ bảo đảm quy định của pháp luật về nội dung và hình thức, đủ điều kiện trình Quốc hội thảo luận xem xét, thông qua theo trình tự, thủ tục rút gọn tại Kỳ họp thứ 7.

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung 7 điều thuộc 5 chương của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Nhiều đại biểu đánh giá, những quy định được sửa đổi, bổ sung đã cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường dịch vụ phụ trợ bảo hiểm theo Hiệp định CPTPP.

bao dam su tuong thich voi cam ket quoc te ma viet nam la thanh vien
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu.

Về điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật bổ sung Điều 94b Luật Kinh doanh bảo hiểm, quy định điều kiện cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm là đảm bảo tài chính trong việc cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm bằng một trong các hình thức: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo lãnh thanh toán ngân hàng, bảo hiểm bảo lãnh, ký quỹ, vốn chủ sở hữu (điều kiện về vốn của chủ sở hữu chỉ áp dụng với tổ chức).

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định này có những điểm chưa phù hợp với tính chất là điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân. Bởi, các hình thức đảm bảo tài chính nêu trên còn chung chung, chưa có tính định lượng để làm cơ sở cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát hoạt động của chủ thể kinh doanh.

Các hình thức đảm bảo tài chính này chưa có sự phân định rạch ròi giữa 3 yếu tố là điều kiện kinh doanh của tổ chức, cá nhân; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm và biện pháp bảo đảm của hợp đồng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Các đại biểu đề nghị, cơ quan soạn thảo xác định lại tính chất của các điều kiện này theo hướng: nếu là điều kiện kinh doanh, phải được quy định cụ thể ngay tại Điều 94b của Luật Kinh doanh bảo hiểm hoặc Dự thảo Nghị định.

Nếu là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, phải quy định trong điều luật về quyền, trách nhiệm của chủ thể cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm. Nếu là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm cần chuyển vào quy định tại khoản 3 Điều 94a về hợp đồng dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Về việc bổ sung các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh, Khoản 3 Điều 4 của dự thảo Luật quy định: “Các dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm do Chính phủ quy định. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.”

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Trương Minh Hoàng cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Dự thảo Luật, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm gồm 5 loại hình cụ thể là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Như vậy, trường hợp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh cũng được xác định là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 và Điều 8 của Luật Đầu tư, Quốc hội mới là cơ quan có thẩm quyền ban hành Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Tuy nhiên, để bảo đảm thực hiện cam kết trong Hiệp định CPTPP về “Mỗi bên cho phép các tổ chức tài chính của một bên khác cung cấp bất kỳ dịch vụ tài chính mới nào mà bên đó cho phép các tổ chức tài chính của mình cung cấp, trong những trường hợp tương tự…” cũng như phù hợp với quy định của Luật Đầu tư, bảo đảm kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh trong tương lai, căn cứ vào quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Thường trực Ủy ban Pháp luật tán thành quy định như dự thảo Luật.

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ: Nếu quy định ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ mâu thuẫn với dịch vụ bảo hiểm khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Hiện nay, hai dịch vụ gồm đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm không được xem là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. "Nếu đưa ra một số dịch vụ phụ trợ và nói đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ mâu thuẫn. Đây là điều kiện để kinh doanh, nhưng phải giải thích cho rõ," Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Các đại biểu cũng đề nghị xác định rõ 5 loại hình dịch vụ phụ trợ bảo hiểm trong dự thảo Luật là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay là điều kiện kinh doanh? Theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, Quốc hội xác định danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, các cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần rà soát kỹ nội dung này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng, kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm mới phát sinh được xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì thế, nếu chờ sửa danh mục của Luật Đầu tư thì không bảo đảm tính kịp thời.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất giao cho Chính phủ ban hành nghị định sau đó báo cáo với Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định vấn đề này để bảo đảm tính kịp thời thực hiện cam kết của Hiệp định CPTPP.

bao dam su tuong thich voi cam ket quoc te ma viet nam la thanh vien

Bế mạc Phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 10/1, tại Nhà Quốc hội, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ...

bao dam su tuong thich voi cam ket quoc te ma viet nam la thanh vien

Khai mạc phiên họp thứ 30 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Sáng 10/1, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã khai mạc ...

bao dam su tuong thich voi cam ket quoc te ma viet nam la thanh vien

Phiên họp thứ 30 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV sẽ diễn ra ngày 10/1

Văn phòng Quốc hội vừa ra Thông cáo báo chí về Phiên họp thứ 30 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV.

Đọc thêm

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Viện Y dược cổ truyền dân tộc công bố hiệu quả điều trị của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh

Tháng 4/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã công bố hiệu quả điều trị bệnh mất ngủ của bài thuốc mất ngủ Đỗ Minh. Với những kết quả ...
XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 6 ngày 26/4/2024. dự đoán XSMB 26/4/2024

XSMB 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Bắc 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4. SXMB 26/4. kết quả xổ số miền Bắc hôm nay. dự đoán xổ số miền ...
XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Sáu ngày 26/4/2024. SXMT 26/4/2024

XSMT 26/4 - Trực tiếp xổ số miền Trung 26/4/2024. kết quả xổ số miền Trung hôm nay. xổ số miền Trung thứ 6. xổ số hôm nay 26/4. SXMT ...
XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Sáu 26/4/2024. xổ số hôm nay 26/4

XSMN 26/4 - xổ số hôm nay 26/4. kết quả xổ số miền Nam 26/4/2024. kết quả xổ số hôm nay ngày 26 tháng 4. xổ số miền Nam thứ ...
Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

Hoa Kỳ khởi động dự án hỗ trợ 700 người khuyết tật tại tỉnh Cà Mau

USAID triển khai các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật ở Đồng bằng sông Cửu Long với các dự án tại Bạc Liêu và Cà Mau.
Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Cách Tổng thống Biden 'gửi quyền lợi' trong gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ dành cho Ukraine

Tổng thống Biden đã tính toán như thế nào trong khoản viện trợ xung đột quân sự 61 tỷ USD dành cho Ukraine? Mỹ có thật viện trợ Ukraine không ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động