Bao giờ khoảng cách giàu-nghèo được thu hẹp?

Minh Anh
Sự bất bình đẳng về thu nhập, giáo dục, y tế... khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia vẫn là vấn đề “xưa như Trái đất”. Bài toán cực khó, thậm chí như đánh đố về thu hẹp khoảng cách càng giải càng bế tắc, càng cố thu hẹp lại càng nới rộng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa có hồi kết.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
bao giờ khoảng cách giàu - nghèo có thể được thu hẹp?
Bao giờ khoảng cách giàu - nghèo có thể được thu hẹp? (Nguồn Lazybusinessboy)

Người ta nói rằng, có hai thứ tăng nhiều nhất trong đại dịch Covid-19 là tài khoản ngân hàng của các tỷ phú và danh sách xin trợ cấp lương thực. Giá thực phẩm tăng chóng mặt trên toàn cầu khiến hàng triệu người rơi vào cảnh đói khổ. Nhưng thật oái ăm, khi nhiều người không có gì để ăn, thì cơ hội dường như càng đến nhiều hơn với người giàu.

Khi thế giới lao đao vì Covid-19, thì Bảng xếp hạng các tỷ phú thường niên do Forbes công bố lại cho thấy một con số đông đảo chưa từng thấy, với 2.755 gương mặt, tăng thêm 660 người so với năm 2020. Những người giàu càng giàu hơn, khi tổng tài sản của họ đạt 13,1 nghìn tỷ USD, tăng vọt từ mức 8 nghìn tỷ USD trong báo cáo năm ngoái.

Đòn chí tử của đại dịch

Rất tiếc, khi hai thứ trên tỷ lệ thuận với nhau, có nghĩa là đại dịch Covid-19 đã giáng thêm đòn chí tử vào nỗ lực của toàn cầu trong nhiều năm nay.

Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 12 nghìn tỷ USD giai đoạn 2020-2021, trong đó các quốc gia nghèo nhất sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất. Báo cáo Covid-19 và Phát triển con người công bố tháng 4/2020 của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) cho thấy sự chênh lệch lớn trong khả năng ứng phó dịch bệnh giữa nước giàu và nước nghèo.

Cụ thể, các quốc gia phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) cao có trung bình 55 giường bệnh, hơn 30 bác sĩ và 81 y tá cho mỗi 10.000 người, trong khi các quốc gia kém phát triển chỉ có trung bình bảy giường bệnh, 2,5 bác sĩ và sáu y tá.

Các lệnh phong tỏa càng làm lộ rõ sự bất bình đẳng trong tiếp cận công nghệ số. Khoảng 85% dân số thế giới gặp hạn chế trong duy trì học tập, làm việc và liên lạc với người thân do không có đường truyền Internet ổn định. Trước thực trạng trường học đóng cửa và chênh lệch trong khả năng học trực tuyến, UNDP ước tính có khoảng 86% số trẻ em tiểu học ở các quốc gia có HDI thấp không được tiếp cận giáo dục, so con số 20% ở các quốc gia có HDI cao.

Đại dịch càng tác động nghiêm trọng tới các nhóm lao động có thu nhập thấp và lao động thuộc các ngành, nghề không thể làm việc từ xa. Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), dịch Covid-19 đã đe dọa khả năng mưu sinh của gần 1,6 tỷ lao động thuộc nền kinh tế phi chính thức, vốn là nền kinh tế của những người làm thuê ngắn hạn, thời vụ.

Chỉ riêng tại Ấn Độ, gần 400 triệu lao động thuộc nhóm này đối mặt nguy cơ nghèo hơn trước các biện pháp phong tỏa chống dịch. Tại Mỹ, sự tương phản giàu - nghèo càng được thể hiện rõ. Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 6/2020, tỷ lệ mất việc của nhóm lao động có thu nhập thấp nhất là lớn nhất, trong khi tỷ lệ này của nhóm lao động có thu nhập cao nhất là nhỏ nhất.

Khoảng cách giàu nghèo sẽ thu hẹp?

The Economist tổng kết, trước khi đại dịch bùng phát, thế giới mất 170 năm để giảm một nửa khoảng cách thu nhập. Vậy bao giờ khoảng cách giàu - nghèo có thể được thu hẹp?

Tác động của Covid-19 ngày càng khiến các nước nghèo mất nhiều thời gian hơn để đuổi kịp các nước giàu. Đáng lo ngại hơn, đại dịch có nguy cơ định hình lại nền kinh tế toàn cầu theo cách xóa bỏ các nỗ lực hướng tới sự thịnh vượng hơn của nước giàu và gây thêm khó khăn cho việc quản lý các cuộc khủng hoảng đối với các nước nghèo.

Theo tính toán của The Economist, GDP thực tính theo đầu người ở Mỹ đã co lại khoảng 4% trong năm 2020. Nhưng tăng trưởng của Mỹ vẫn sẽ vượt xa tốc độ tăng trưởng ở thế giới mới nổi trong năm nay. Do đại dịch Covid-19 với các chủng virus mới nguy hiểm vẫn đang càn quét ở những nước đang phát triển như Brazil, Ấn Độ, thậm chí tốc độ tăng trưởng của các quốc gia nghèo có thể sẽ còn thụt lùi hơn nữa, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).

Tại Mỹ, khi chính phủ tung ra những chính sách giải cứu thì người giàu càng thịnh vượng, trong khi người nghèo chưa thể bớt khó khăn. Covid-19 khiến lượng người thất nghiệp và vô gia cư tăng lên, nhưng ít nhất top 20% người có thu nhập cao nhất không mấy ảnh hưởng bởi điều này. Thậm chí, các biện pháp khẩn cấp của Fed như lãi suất 0% càng giúp người giàu thêm giàu, khi họ nhanh chóng đảo khoản vay thế chấp cũ bằng khoản mới có lãi suất thấp kỷ lục, mua ngôi nhà thứ hai và theo dõi các khoản đầu tư đang tăng lên.

Bằng thực tế ở châu Âu trong thế kỷ XIX và đầu XX, khi những nước đi sau về công nghiệp đuổi kịp, thậm chí vượt qua Anh, người ta tin có lúc nào đó, các nền kinh tế nghèo hơn sẽ bắt kịp thu nhập của các nước giàu hơn.

Người ta nói rằng, có hai thứ tăng nhiều nhất trong đại dịch Covid-19 là tài khoản ngân hàng của các tỷ phú và danh sách xin trợ cấp lương thực.

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, lợi tức cao hơn ở các nước nghèo so với các nước giàu đã thu hút nhiều đầu tư hơn, tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Thậm chí, các nước nghèo hơn bắt đầu phát triển nhanh hơn các nước giàu một cách ngoạn mục. Tốc độ tăng trưởng chậm hơn ở các nền kinh tế phát triển và khả năng tăng trưởng trên diện rộng ở các nước đang phát triển đã thúc đẩy sự dịch chuyển này. Thu nhập bình quân đầu người ở thế giới mới nổi giai đoạn 2005-2015 chỉ còn kém các nước giàu khoảng 0,7%/năm.

Tuy nhiên, mọi thứ đã lại thay đổi khi thế giới trải qua thời kỳ suy thoái nặng nề. Tỷ trọng các nền kinh tế đang phát triển không chỉ suy giảm đáng kể, mà còn để lại nhiều hậu quả to lớn, trong đó có đói nghèo. Thậm chí, đối với khu vực như Mỹ Latinh, Trung Đông hay châu Phi cận Sahara…, năm 2020 đã xóa sổ thành quả tăng thu nhập quý giá của họ trong cả một thập niên.

Covid-19 đã kích hoạt một loạt loại hình kinh doanh mới, tạo ra cơ hội mới cho thương mại toàn cầu, cho các cá nhân nhanh nhạy với thời cuộc và cho các nền kinh tế có cơ cấu linh hoạt. Và khi các nước đang phát triển trở nên giống các nước giàu hơn, họ sẽ dễ dàng duy trì tăng trưởng ổn định hơn so với trước đây. Họ được các nước giàu coi là đối thủ chiến lược và một thị trường béo bở.

Nhưng với một số nền kinh tế khác, đặc biệt tại các khu vực bị tụt hậu, dịch bệnh có thể làm xói mòn nền tảng tăng trưởng ổn định. Đáng ngại nhất là nguy cơ thổi bùng bất ổn chính trị và xã hội. Các nước nghèo vẫn dễ bị tổn thương và mỗi lần khủng hoảng xảy ra, việc đạt được mức tăng trưởng ổn định càng trở nên khó khăn hơn.

TIN LIÊN QUAN
Đại dịch Covid-19 nới rộng chênh lệch giàu nghèo ở Mỹ Latinh
Bidenomics và những thay đổi 'bây giờ hoặc không bao giờ'
Trốn Covid-19, giới nhà giàu Ấn Độ chi bộn tiền du lịch Maldives
Liên hợp quốc kêu gọi chung tay với người nghèo vượt qua đại dịch Covid-19
OXFAM: Bất bình đẳng trên toàn cầu đã trở nên 'mất kiểm soát'
Minh Anh

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Biến đổi khí hậu gây khô nóng có thể làm giảm nguy cơ sốt rét

Biến đổi khí hậu gây khô nóng có thể làm giảm nguy cơ sốt rét

Nóng và khô do biến đổi khí hậu mang lại sẽ làm giảm số khu vực thích hợp cho việc truyền bệnh sốt rét từ năm 2025 trở đi.
Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công

Tòa nhà từng là Văn phòng lãnh sự Nga ở miền Đông Đức bị tấn công...
Cơ quan vũ trụ Nam Phi cảnh báo bão Mặt trời nghiêm trọng quét qua Trái đất

Cơ quan vũ trụ Nam Phi cảnh báo bão Mặt trời nghiêm trọng quét qua Trái đất

Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Nam Phi - SANSA ngày 10/5 (giờ địa phương) đã đưa ra cảnh báo thời tiết không gian khắc nghiệt 3 ngày tới.
Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết với Bắc Kinh một điều

Hungary-Trung Quốc: Thủ tướng Orban ca ngợi 'tình hữu nghị liên tục, không gián đoạn', cam kết một điều. Ông Tập ca ngợi quan hệ ở mức tốt nhất lịch ...
Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Đề xuất Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, nhà ngõ Hà Nội tăng giá liên tục nhiều năm… là những tin bất động sản ...
ADB: Việt Nam cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

ADB: Việt Nam cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

Đầu tư công được đẩy mạnh và điều kiện kinh doanh được cải thiện sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân trong năm 2024.
ADB: Việt Nam cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

ADB: Việt Nam cần nâng cao hiệu quả đầu tư công

Đầu tư công được đẩy mạnh và điều kiện kinh doanh được cải thiện sẽ thúc đẩy đầu tư tư nhân trong năm 2024.
Giá tiêu hôm nay 11/5/2024, đồng loạt lao dốc; nhu cầu từ các thị trường lớn tăng trở lại, dự báo xuất khẩu tiêu Việt khả quan

Giá tiêu hôm nay 11/5/2024, đồng loạt lao dốc; nhu cầu từ các thị trường lớn tăng trở lại, dự báo xuất khẩu tiêu Việt khả quan

Giá tiêu hôm nay 11/5/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 101.000 - 102.000 đồng/kg.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm ...
Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?
10 chủ đề chính trong Kế hoạch tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do năm 2024

10 chủ đề chính trong Kế hoạch tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do năm 2024

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, trong đó, có 16 FTA đã ký kết với hơn 60 đối tác.
PCI 2023: Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân, Long An bất ngờ bứt phá

PCI 2023: Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân, Long An bất ngờ bứt phá

Quảng Ninh, Long An, Hải Phòng, Bắc Giang và Đồng Tháp là 5 địa phương đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2023.
Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Bất động sản mới nhất: Người ‘ăn chắc mặc bền’ luôn thích phân khúc này, đề xuất Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7

Đề xuất Luật Đất đai sửa đổi có hiệu lực thi hành từ 1/7/2024, nhà ngõ Hà Nội tăng giá liên tục nhiều năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5 ghi nhận đồng USD suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5 tăng khi các nhà đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ vượt trội so với các nền kinh tế khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Phiên bản di động