Bảo hộ công dân: Đi cùng bà con trên mọi hành trình

Người làm công tác bảo hộ công dân phải coi công dân cần được bảo hộ như người thân của mình. Với cách tiếp cận đó, việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hộ công dân ngày càng bài bản, hệ thống và khoa học hơn...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
bao ho cong dan di cung ba con tren moi hanh trinh 28356
Thứ trưởng Vũ Hồng Nam (phải) thăm một cửa hàng của người Việt tại New Caledonia.

Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Hồng Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài đã chia sẻ với TG&VN như vậy về công tác bảo hộ công dân mà ông đã gắn bó trong những năm qua.

Chính vì độ phức tạp của công tác bảo hộ công dân mà có người cho rằng làm công tác này giống như làm dâu trăm họ. Thứ trưởng suy nghĩ như thế nào về nhận định này?

Tôi chia sẻ sự đồng cảm với những người cho rằng làm công tác bảo hộ công dân như làm dâu trăm họ. Công tác này vất vả từ nhiều góc độ. Tôi cho rằng, góc độ lớn nhất chính là việc đất nước chúng ta hội nhập, có quan hệ kinh tế với hơn 200 nước và vùng lãnh thổ  khiến lượng người Việt Nam ra nước ngoài học tập, lao động tăng mạnh.

Công tác bảo hộ công dân bao gồm hai khía cạnh là bảo vệ tư cách pháp nhân của công dân và tư cách pháp nhân của doanh nghiệp cũng như lợi ích của Việt Nam chứ không đơn thuần là yếu tố con người. Nước ta có hai triệu người lao động ở nước ngoài và khoảng hai triệu ngư dân bám biển. Cuộc sống muôn hình vạn trạng, thiên tai địch họa, tai nạn có thể xảy ra bất cứ khi nào, công tác bảo hộ công dân cũng đa dạng như vậy. Chúng tôi phải chăm lo cho tất cả mọi người trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, không phân biệt bất kỳ ai và bất kỳ nơi nào. Tôi dẫn một ví dụ rằng khi một công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài, rất nhiều vấn đề có thể xảy đến như bị mất giấy tờ, trục trặc về thị thực... Trong một số trường hợp, cơ quan đại diện phải có mặt và tiếp cận ngay với công dân. Người làm công tác bảo hộ công dân phải hiểu được tình hình của công dân và phải kết nối họ với hệ thống pháp luật để bảo vệ họ. Chẳng hạn, đối với trường hợp mất giấy tờ, chúng ta phải đảm bảo cấp lại ngay giấy tờ để công dân tiếp tục hành trình của mình ở nước sở tại.

Tai nạn lao động cũng có thể xảy ra, những rủi ro kinh tế như chủ bị phá sản có thể khiến công dân của ta mất việc làm, không có chi phí sinh hoạt. Chúng tôi luôn phải tìm hiểu để bảo hộ quyền của họ trong những trường hợp như vậy.

Thậm chí, công dân Việt Nam kết hôn với người ngoại quốc thì khi xảy ra trục trặc về mặt pháp lý giữa hai vợ chồng, nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là bảo vệ công dân và con cái của họ.

Thêm nữa, nhiều trường hợp bảo hộ công dân chỉ vì khác biệt văn hóa giữa nước ta và sở tại. Các cơ quan đại diện của ta phải làm việc với các cơ quan nước bạn để giải thích và tìm phương án giải quyết, đảm bảo quyền lợi tối đa của người Việt ta ở nước ngoài.

Ông có nhắc đến hai triệu ngư dân bám biển. Những người vươn khơi bám biển không chỉ là mưu sinh mà còn góp phần giữ gìn và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc đối mặt với nhiều rủi ro...

Việc bảo hộ ngư dân ta cũng là vấn đề rất lớn. Nước ta có đường bờ biển dài, nhưng phần lớn bà con ngư dân còn nghèo, phương tiện đi biển thô sơ, thiết bị hàng hải hạn chế, vì vậy, đôi khi bà con vi phạm vùng biển của các nước lân cận và bị nước sở tại bắt. Chưa kể, nguy hiểm từ thiên tai, nhất là tại vùng Biển Đông, nơi thường xảy ra những cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đột xuất, luôn rình rập, đe dọa tính mạng của bà con bất cứ lúc nào.

Với ngư dân, nếu xảy ra các tình huống như vậy, chúng tôi phải tiếp cận ngay với nguồn tin, các cơ quan quốc tế, các tổ chức cứu nạn, các nước ven bờ và tuyến hàng hải quan trọng đi qua để cung cấp thông tin, đề nghị giúp đỡ. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng phải liên lạc với các thuyền đánh cá của ta ở vùng lân cận để tổ chức cứu hộ cứu nạn.

Phạm vi hoạt động rộng như vậy, chưa kể không trường hợp nào giống nhau, tạo nhiều áp lực cho người làm công tác này.

Cán bộ tham gia bảo hộ công dân làm việc không kể đêm ngày, kể cả ngoài giờ hành chính và cuối tuần. Khi sự việc xảy ra, chúng tôi triển khai bộ máy xử lý ngay, thông qua tiếp cận cơ quan chức năng của bạn, cơ quan cứu hộ cứu nạn tìm kiếm thông tin. Chẳng hạn như khi xảy ra vụ nổ bom tại Thái Lan, các cán bộ Đại sứ quán ta ở nước sở tại phải chia nhau đi tất cả các bệnh viện từ lúc nửa đêm để tìm gặp từng bệnh nhân, xác minh có nạn nhân nào là người Việt hay không.

Việt Nam có hệ thống đường dây nóng bảo hộ công dân 24/24 giờ ở tất cả các cơ quan đại diện và Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao). Hiện nay, chúng tôi có tổng đài bảo hộ công dân do Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel hỗ trợ. Điện thoại của tôi và các cán bộ bảo hộ công dân luôn để ở chế độ mở và bất kỳ ai cũng có thể liên lạc.

Có thể nói trong công tác bảo hộ công dân, không trường hợp nào giống nhau, mỗi trường hợp đòi hỏi một cách tiếp cận riêng. Tuy nhiên, có một nguyên tắc căn bản là người làm bảo hộ công dân phải coi công dân đó như người thân của mình, coi nỗi khổ của họ như nỗi khổ của mình thì mới xử lý công việc một cách tận tâm, tận tụy được.

Tôi cho rằng trong thời gian qua, công tác bảo hộ công dân đã được triển khai rất tốt, không có sự cố đáng tiếc xảy ra, các vụ việc liên quan tới công tác này được xử lý kịp thời, đảm bảo lợi ích tối đa của công dân cũng như doanh nghiệp Việt Nam.

So với những năm trước, công tác bảo hộ công dân có những điểm mới gì, theo Thứ trưởng?

Công tác bảo hộ công dân thời gian gần đây có cách xử lý, tiếp cận bài bản, hệ thống và khoa học hơn. Trước hết, chúng tôi đã xây dựng một quy trình bảo hộ công dân để khi xảy ra bất cứ vấn đề nào, chúng tôi biết phải làm gì ngay...

Ví dụ, khi sự cố xảy ra với công dân ta ở nước ngoài thì cán bộ cơ quan đại diện nếu có thể, phải tìm cách tiếp cận ngay. Trong trường hợp nước nào đó không cho phép chúng tôi tiếp xúc với công dân mình, chúng tôi phải giải thích, viện dẫn luật lệ quốc tế để họ hiểu và tạo điều kiện giúp đỡ.

Việc gặp gỡ công dân ngay sau khi xảy ra sự cố là vô cùng quan trọng, từ đó chúng tôi hiểu được tình thế cũng như lắng nghe được mong muốn của họ. Qua đó, chúng tôi có thể truyền đạt ngay tình hình về gia đình họ, để gia đình yên tâm và các cơ quan báo chí cũng hiểu được vấn đề.

Sau đó, chúng tôi mới giải quyết các vấn đề của công dân như hỗ trợ khắc phục xử lý hoặc liên hệ với cơ quan hành pháp nếu vấn đề liên quan đến pháp lý. Về các vấn đề liên quan đến cung cấp phương tiện cứu hộ cứu nạn, chúng tôi đều đã có quy trình thực hiện.

Điểm khác thứ hai là việc mở rộng kênh tiếp nhận thông tin về bảo hộ công dân. Ngoài Tổng đài bảo hộ công dân của Viettel, đường dây nóng ở Cục Lãnh sự, các cơ quan đại diện, chúng tôi còn tiếp nhận thông tin qua thư điện tử. Năm 2015, chúng tôi đã nhận được 30% thông tin từ tổng đài Viettel, còn lại là qua các kênh khác.

Công dân Việt Nam khi ra nước ngoài đã được trang bị cẩm nang khi gặp phải sự cố?

Chúng tôi đã có hướng dẫn bài bản cho công dân Việt Nam khi ra nước ngoài về các bước xử lý khi gặp phải sự cố. Theo đó, quyền đầu tiên của công dân đi ra nước ngoài khi xảy ra sự cố là yêu cầu chính quyền sở tại cho gặp cơ quan đại diện ngoại giao hoặc đại diện lãnh sự của Việt Nam. Vừa qua, chúng tôi đã làm  bảng hướng dẫn, phát tờ rơi cho ngư dân. Đối với những người đi du lịch, ở mỗi cửa khẩu chúng tôi đều để tờ rơi có ghi số điện thoại đường dây nóng.

Hiện nay, chúng tôi làm những tờ hướng dẫn nhỏ và nhờ các đồng chí công an bấm vào các cuốn hộ chiếu của công dân khi họ qua cửa khẩu. Sắp tới, khi có cuốn hộ chiếu mới, chúng tôi sẽ thiết kế các thông tin bảo hộ công dân lên trang bìa sau để bà con luôn có thông tin và luôn cảm thấy đất nước cũng như hệ thống bảo hộ công dân đi cùng bà con trên mọi hành trình.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

  • Năm 2015, số công dân Việt Nam ở nước ngoài được bảo hộ là 2.655 người.
  • Về bảo hộ ngư dân, năm 2015, Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) đã tiến hành bảo hộ 129 vụ việc đối với 200 tàu và 1.481 ngư dân.
  • Số tổng đài bảo hộ công dân để công dân Việt Nam ở trong nước và nước ngoài liên hệ 24/7 là: +84.4.62.844.844

 

Hạnh - Hằng (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 27/11/2024, Lịch vạn niên ngày 27 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 27/11. Lịch âm 27/11/2024? Âm lịch hôm nay 27/11. Lịch vạn niên 27/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 27/11/2024: Ma Kết sự nghiệp chuyển biến tích cực

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 27/11/2024: Ma Kết sự nghiệp chuyển biến tích cực

Tử vi hôm nay 27/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 27/11/2024: Tuổi Tuất công việc tự tin

Xem tử vi 27/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 27/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm, làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria mong muốn chia sẻ, gợi mở với thành phố Hải Phòng những kinh nghiệm, giải pháp, hợp tác về phát triển công nghiệp, cảng biển...
Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Tin thế giới 26/11: Mỹ triển khai tên lửa tại Philippines, Nga phản đối 'đóng băng xung đột' ở Ukraine, Iran kêu gọi đưa Israel và Mỹ ra xét xử

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong ngày.
Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Việt Nam coi Trường Đại học Việt - Nhật là dự án biểu tượng hợp tác giữa hai nước

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria

Học viện Ngoại giao: Sứ mệnh kết nối hợp tác Việt Nam-Bulgaria

Trong chương trình thăm chính thức Việt Nam, sáng 26/11, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev thăm Học viện Ngoại giao.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện ngoại giao ở Budapest

Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary tham gia Hội chợ từ thiện lần này với hai gian hàng giới thiệu đồ lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước

Tư vấn lãnh sự Việt Nam-Australia lần thứ 18: Đối thoại cởi mở, thực chất về hợp tác lãnh sự hai nước

Ngày 26/11, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra cuộc họp Tư vấn lãnh sự lần thứ 18 giữa Việt Nam và Australia.
Bộ Ngoại giao trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Lãnh sự danh dự Mông Cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Bộ Ngoại giao trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Lãnh sự danh dự Mông Cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho ông Nguyễn Xuân Hạnh, Lãnh sự danh dự Mông Cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania

Mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với Brasov, Romania

Các hoạt động ở Brasov của đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới giữa Việt Nam và các địa phương của Romania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Người bạn đồng hành Báo Thế giới và Việt Nam

Người bạn đồng hành Báo Thế giới và Việt Nam

Như tên gọi “Thế giới và Việt Nam”, hành trình 35 năm của Báo luôn khắc họa rõ nét hình ảnh sống động và chặng đường đối ngoại của Việt Nam với bạn bè khắp ...
Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước 'hiếm hoi' của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm đặc biệt với Việt Nam

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Quốc vương Campuchia thể hiện tình cảm hữu nghị đặc biệt của Quốc vương dành cho đất nước và nhân dân Việt Nam.
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Phiên bản di động