Bảo hộ công dân là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác đối ngoại

Hải Yến
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện hoạt động bảo hộ công dân.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình di cư và bảo hộ công dân trong đại dịch Covid-19
Lao động Việt Nam làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc. (Nguồn: TTXVN)

Cùng với quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, số người di cư ra nước ngoài ngày càng tăng. Tuy nhiên, kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện vào đầu năm 2020, số công dân Việt Nam thuộc 4 nhóm đối tượng di cư ra nước ngoài đã giảm mạnh.

Thực trạng di cư qua những con số

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an, số công dân Việt Nam di cư ra nước ngoài năm 2007 đạt 1,9 triệu người, trong khi số liệu của năm 2017 và năm 2019 lần lượt là 9,2 triệu người và 12,7 triệu người.

Về di cư lao động, kể từ khi Việt Nam thực hiện chủ trương đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài, số lượng lao động di cư ngày càng tăng.

Tính đến trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19, theo thống kê có 650.000 lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ yếu trong 30 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, bao gồm: sản xuất, xây dựng, điều dưỡng-chăm sóc sức khoẻ, nông nghiệp, may mặc, dệt may.

Trong số đó, lao động nữ chiếm 30%, mỗi năm lượng tiền gửi của lao động chiếm khoảng 2-2,5 tỷ USD.

Các thị trường đông lao động Việt Nam có thể kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, và rải rác ở một số nước châu Phi, Trung Đông và châu Âu.

Năm 2019, dẫn đầu là thị trường Nhật Bản với hơn 82.000 lao động Việt Nam, tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã sụt giảm. Năm 2020 chỉ còn hơn 78.000 lao động và 7 tháng đầu năm 2021 là hơn 41.000 người.

Về di cư du học, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hơn 130.000 du học sinh đang học tập tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ước tính chi phí của du học sinh Việt Nam đi du học nước ngoài vào khoảng 3 tỷ USD/năm, và 90% trong số đó là du học sinh đi học tự túc, 10% còn lại là du học sinh theo diện ngân sách nhà nước hoặc theo các chương trình hợp tác giữa Việt Nam và các nước.

Trong số đó, có khoảng 60-70% du học sinh Việt Nam tự túc chọn ở lại hoặc tiếp tục học tập các chương trình cao hơn, trong khi một số du học sinh theo diện nhà nước cử đi cũng quyết định không quay trở lại Việt Nam sau khi kết thúc chương trình học.

Các quốc gia được chọn làm điểm đến lý tưởng của du học sinh Việt Nam bao gồm Australia, Mỹ, Canada, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Về di cư kết hôn có yếu tố nước ngoài, hằng năm có hàng chục nghìn trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, phần lớn các trường hợp kết hôn là phụ nữ, chiếm đến 92%.

Theo thống kê, công dân Việt Nam chủ yếu kết hôn với công dân các nước và vùng lãnh thổ như Đài Loan (Trung Quốc) (trên 100.000 người), Hàn Quốc (trên 50.000 người), Mỹ (khoảng 40.000 người).

Phần lớn công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài vì mục đích kinh tế, tuy nhiên tỷ lệ ly hôn cao do phần lớn kết hôn thông qua môi giới.

Về di cư cho nhận con nuôi Việt Nam qua nước ngoài, trên thực tế, việc hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện trên cơ sở Công ước La Hay năm 1993, các điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế Việt Nam đã ký với các nước.

Từ năm 2012 đến năm 2016, có hơn 2.312 trẻ em Việt Nam được nhận nuôi thông qua các thoả thuận nhận con nuôi song phương, trong đó, số trẻ em gái được nhận nuôi chiếm 53%.

Theo số liệu của Bộ Tư pháp, năm 2018 có 430 trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi của người nước ngoài, còn con số thống kê của năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 359 và 246 người.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng trẻ em Việt Nam được nhận thời gian gần đây đã giảm mạnh.

Phần lớn trẻ em được nhận làm con nuôi tại các nước châu Âu và châu Mỹ như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Canada, Ireland, Thuỵ Điển, Đức, Đan Mạch...

Bên cạnh 4 loại hình di cư hợp pháp nói trên, vẫn còn tồn tại hình thức di cư bất hợp pháp vì mục đích kinh tế là chủ đạo.

Nhiều công dân Việt Nam đã thông qua các hình thức di cư trái phép để tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài. Những năm gần đây đã ghi nhận xu hướng di cư trái phép gia tăng, phần lớn xảy ra tại các nước châu Âu.

Ngoài ra, hoạt động mua bán người vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.

Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2016 đã có 8,336 người là nạn nhân của nạn mua bán người. Năm 2019 có 309 nạn nhân, năm 2020 có 121 nạn nhân, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Tuy nhiên, hiện nay các đối tượng của nạn mua bán người đã mở rộng sang cả nam giới, học sinh-sinh viên, thậm chí là cả mua bán cơ thể người, mua bán bào thai.

Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình di cư và bảo hộ công dân trong đại dịch Covid-19
Công dân Việt Nam ở Brazil mắc kẹt do đại dịch Covid-19 chuẩn bị lên máy bay về nước. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil)

Nỗ lực bảo hộ công dân

Trước tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài ngày càng gia tăng và phức tạp, việc bảo hộ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam được coi là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác đối ngoại.

Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao là đơn vị chuyên trách thực hiện chức năng bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài.

Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, công tác bảo hộ công dân đã gặp rất nhiều thách thức và khó khăn. Kể từ đầu năm 2020 đến nay, Bộ Ngoại giao đã chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đưa về nước hơn 150.000 công dân.

Nhìn chung, công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài trên thực tế đã hình thành một cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, trong đó Bộ Ngoại giao giữ vai trò trung tâm.

Bên cạnh đó, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, Lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài, đều đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện hoạt động bảo hộ công dân.

Thông qua kết nối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Tổng đài bảo hộ công dân, đường dây nóng bảo hộ công dân của các Cơ quan đại diện đã hoạt động 24/7, đặc biệt, nhiều Lãnh sự danh dự đã hỗ trợ hiệu quả công tác bảo hộ công dân, nhất là trong thời kỳ đại dịch Covid-19.

Để tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho công tác bảo hộ công dân, Việt Nam đã tăng cường ký kết các hiệp định hợp tác với các nước cũng tham gia các cam kết đa phương, mà mới đây là Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, Việt Nam đã thông qua năm 2018 và có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào ngày 20/3/2020.

Từ tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài cũng như thực tiễn công tác bảo hộ công dân, có thể nhận thấy, trên thực tế có rất nhiều các khó khăn thách thức, trong đó nổi lên là nguy cơ mua bán người, đưa người Việt Nam di cư trái phép ra nước ngoài ngay cả khi tình hình Covid-19 phức tạp.Để khắc phục những khó khăn này, Việt Nam cần tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho công tác bảo hộ công dân, tăng cường ký kết các hiệp định hợp tác với các nước trong các lĩnh vực có liên quan như tiếp nhận trở lại công dân, hợp tác lãnh sự, tham gia cam kết đa phương, qua đó kịp thời bảo hộ quyền quyền và lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam, cũng như chắp cánh cho đối ngoại Việt Nam hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

(theo Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao)

Xem nhiều

Đọc thêm

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 22/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 22/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Xứ Đài mùa Thu Đông: Thiên đường cho những người yêu hoa

Thiên nhiên của đảo Đài Loan (Trung Quốc) quanh năm như một bức tranh sống động, mùa nào cũng thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.
Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố

Burkina Faso ngày 21/11 đã phong tỏa 'tài sản và nguồn lực' của hơn 100 người, trong đó có cựu Tổng thống Paul-Henri Sandaogo Damiba.
Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Con cái là tất cả đối với minh tinh Angelina Jolie

Minh tinh Angelina Jolie cho biết, con cái là tất cả với cô, không thứ gì khác quan trọng bằng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD

Ông Olaf Scholz một lần nữa là ứng cử viên của SPD cho chức Thủ tướng Đức trong cuộc bầu cử sớm dự kiến diễn ra vào ngày 23/2/2025.
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui

Hơn 1 tuần sau khi được đề cử làm Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, cựu hạ nghị sĩ Matt Gaetz - đồng minh thân cận của Tổng thống đắc cử ...
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Thụy Điển góp sức tuyên truyền an toàn đến trường cho trẻ em Việt Nam

Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Ngày Trẻ em thế giới: Đảm bảo một hành tinh đáng sống cho mọi trẻ em

Lễ kỷ niệm Ngày Trẻ em thế giới tại Việt Nam được tổ chức với chủ đề Tiếng nói của trẻ em về hành động vì khí hậu.
Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Tuyên Quang xóa bỏ hoàn toàn tà đạo, đạo lạ trên địa bàn, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo

Ngày 19/11, VPTT Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tuyên Quang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.
Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Tiến bộ về bình đẳng giới của Việt Nam qua 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh

Từ 19-21/11, đoàn Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh.
Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR)

Sau 5 năm triển khai, Việt Nam đã nỗ lực lớn trong việc thực thi các nghĩa vụ theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR).
Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Nỗ lực giảm thiểu lao động trẻ em tại Việt Nam

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tình trạng lao động trẻ em những năm qua đã giảm đáng kể...
Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Xóa mù chữ là nhiệm vụ chính trị quan trọng, đảm bảo phát triển toàn diện con người

Đẩy mạnh xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn là nhiệm vụ được Việt Nam quan tâm, thúc đẩy nhằm mang lại cuộc sống tốt hơn cho người dân.
Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Giới trẻ 'kích hoạt' hành động khí hậu toàn cầu

Bà Amna bint Abdullah Al Dahak, Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường của UAE đề ra tầm nhìn về việc trao quyền cho thế hệ trẻ…
Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong thời gian qua.
Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...
Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Bài 2: Lật tẩy phương thức, thủ đoạn thâm độc chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc

Để chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, các thế lực thù địch dùng nhiều cách tuyên truyền kích động 'ly khai', 'tự trị' trong vùng dân tộc thiểu số.
Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số, trong thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung vào các giải pháp...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Sự tĩnh lặng sau bão Yagi cũng nguy hiểm không kém gì cơn bão

Bão Yagi có thể đã qua, nhưng nỗi đau nó để lại vẫn gào thét như những cơn gió mang bão đến.
Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Thông điệp về hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam

Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương UNFPA Pio Smith nhấn mạnh thông điệp hợp tác, tạo ra xã hội an toàn hơn cho phụ nữ và trẻ em gái Việt Nam.
Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Ngày quốc tế Người cao tuổi: Tia sáng hy vọng - Già đi với phẩm giá

Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi, suy ngẫm tìm cách trao quyền cho người cao tuổi, để họ được già đi với phẩm giá và sống một cuộc đời viên mãn.
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Khủng hoảng nước khiến thế giới có thể mất 8% GDP và hơn 50% sản lượng lương thực

Ngày 17/10, Báo cáo của Ủy ban kinh tế nước toàn cầu (GCEW) nhấn mạnh những cảnh báo nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nước hiện nay.
Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Không ngừng nỗ lực toàn cầu về thúc đẩy và bảo vệ quyền phụ nữ

Nghị quyết mới của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc hướng tới việc khôi phục tinh thần của tuyên bố vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Ngay sau khi nhậm chức, Tổng thống Mexico có hành động này vì bình đẳng giới

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum trình lên Quốc hội dự thảo cải cách về bảo vệ phụ nữ nhằm đảm bảo mọi quyền bình đẳng của nữ giới.
Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Quyền của trẻ em là trọng tâm của các quá trình xây dựng hòa bình

Giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi và tái hòa nhập trẻ em bị ảnh hưởng bởi xung đột vũ trang.
Phiên bản di động