Kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2021)

Bảo hộ công dân ở tâm dịch thế giới

Lê Thị Vân Hạnh
Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil
Đi công tác đúng vào thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, những cán bộ làm công tác bảo hộ công dân như chúng tôi sẽ phải giải quyết những việc chưa có tiền lệ, hoặc chưa từng gặp trong các bài giảng, các tài liệu nghiên cứu trước khi lên đường nhận nhiệm vụ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tâm sự của cán bộ lãnh sự: Coi bảo hộ công dân là sứ mệnh, hỗ trợ công dân là nhiệm vụ thiêng liêng
Trong bối cảnh dịch Covid-19, bộ phận lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil tập trung tối đa cho công tác bảo hộ công dân. Trong ảnh: Công dân Việt Nam ở Brazil chuẩn bị lên máy bay về nước.

Trực tiếp tham gia xử lý các công việc thuộc công tác lãnh sự tại Đại sứ quán Việt Nam tại Brazil, tôi đã học hỏi được rất nhiều điều.

Tôi biết ở đâu "con người" cũng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất, vì vậy có thể nói, công tác lãnh sự đòi hỏi nhiều kỹ năng xử lý rất đa dạng, phức tạp và có phần nhạy cảm.

Luôn sẵn sàng hỗ trợ công dân

Một năm rưỡi qua, bộ phận lãnh sự Đại sứ quán tập trung công sức và thời gian nhiều nhất cho hoạt động hỗ trợ công dân tham gia các chuyến bay hồi hương do Chính phủ Việt Nam tổ chức.

Mỗi công dân đều có hoàn cảnh khác nhau, lý do khác nhau, nhưng tất cả đều đau đáu một nguyện vọng được trở về quê mẹ, nhất là thời điểm tình hình dịch bệnh căng thẳng nhất ở Brazil khi một ngày có trên 86.000 người nhiễm và trên 4.000 ca tử vong do virus SARS-CoV-2.

Trường hợp đầu tiên chúng tôi hỗ trợ là một bạn tự tìm mua vé trên chuyến bay thương mại về nước, nhưng đã bị mắc kẹt ở sân bay và cầu cứu Đại sứ quán hỗ trợ.

Quá hoảng loạn khi không được lên máy bay, không có đồ ăn, nước uống do các quầy phục vụ đều đóng cửa, phải lang thang vạ vật ở khu vực quá cảnh trong sân bay mấy đêm, bạn đã mất kiểm soát đến mức quát ầm ĩ nhân viên sân bay, rồi khóc lóc, đập tay xuống bàn sưng vù.

Bạn đã gửi cho chúng tôi ảnh chụp bạn tiều tụy đến mức nào.

Tôi đã cùng thức trắng đêm với bạn để trấn an tinh thần và tư vấn, hỗ trợ tất cả các thủ tục, giấy tờ mà bạn cần, cuối cùng bạn đã về nước an toàn. Bạn cũng viết báo cảm ơn các anh chị cán bộ Đại sứ quán đã nhiệt tình hỗ trợ trong lúc khó khăn.

Từ sau ngày đó, chúng tôi trở thành bạn bè. Bạn đã kể rất nhiều về kế hoạch trong tương lai, thậm chí còn xin tôi lời khuyên khi bạn có dự định bay sang Canada để kết hôn với một anh Việt kiều.

Đến cuối năm 2020, Chính phủ bắt đầu tổ chức các chuyến bay đón công dân từ địa bàn Nam Mỹ về nước, trong đó có Brazil và các nước do Đại sứ quán kiêm nhiệm như Peru, Bolivia, Surimame, Guyana.

Tin liên quan
Bảo hộ công dân: Điểm nhấn trong nỗ lực chống dịch Covid-19 của Việt Nam Bảo hộ công dân: Điểm nhấn trong nỗ lực chống dịch Covid-19 của Việt Nam

Chúng tôi ngày đêm trao đổi hướng dẫn công dân, tận tình cung cấp đầy đủ thông tin để các bạn chuẩn bị và kịp thời xử lý.

Việt Nam và Brazil chênh lệch nhau 10 tiếng, nên để làm việc với cơ quan trong nước, chúng tôi thường làm việc đến khuya, trao đổi lúc sáng sớm hoặc tranh thủ ngày nghỉ, nửa đêm điện thoại reo là bật dậy giải quyết.

Chỉ đến khi nhận được tin nhắn của công dân về nước an toàn, lúc đó chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm.

Những câu chuyện thắt lòng

Dịch bệnh khiến nhiều người thất nghiệp, thậm chí đói ăn, vừa không có thu nhập, vừa bị tù túng dài ngày trong bốn bức tường, rất dễ dẫn đến trầm cảm.

Tâm sự của cán bộ lãnh sự: Coi bảo hộ công dân là sứ mệnh, hỗ trợ công dân là nhiệm vụ thiêng liêng
Với những người làm công tác bảo hộ công dân, chỉ đến khi nhận được tin nhắn của công dân báo về nước an toàn, lúc đó họ mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Một chị người Việt bị chồng ngược đãi về tinh thần. Chồng chị là người Brazil, do dịch bệnh kéo dài nên anh đã mắc chứng trầm cảm. Sau khi bị mất kiểm soát, anh đã kề dao vào cổ chị và dọa giết.

Chị buộc phải tìm cách bỏ trốn. Chị liên lạc Đại sứ quán để được hướng dẫn thực hiện một số giấy tờ.

Tôi giúp chị hoàn thành các thủ tục cần thiết, nhưng điều đặc biệt là qua nhiều lần trò chuyện, chúng tôi đã trở thành bạn bè.

Tôi cố gắng tìm cách giúp chị về mặt tinh thần để chị bình tĩnh, sáng suốt hơn, để chị đưa ra các quyết định hợp lý và nhất là giữ an toàn cho tính mạng của bản thân.

Đến giờ khi mọi chuyện đã qua, có được cuộc sống mới bình yên, chị vẫn giữ liên lạc với tôi.

'Bảo hộ công dân' trong tim tôi

Công dân Việt Nam lao động ở Brazil có nhiều người là thủy thủ.

Cuối năm 2020, có một trường hợp thủy thủ không may tử vong trên biển do suy hô hấp nghiêm trọng.

Gia đình ở Việt Nam ngày đêm thúc giục và cầu cứu để đưa thi hài công dân về nước. Vì tình hình dịch bệnh ở Brazil căng thẳng, nên không phải lúc nào chúng tôi cũng có mặt trực tiếp tại hiện trường để giải quyết các thủ tục cần thiết.

Trong các bước cần thực hiện có việc chứng kiến niêm phong quan tài và các mã số kẹp chì thùng kẽm. Công việc này được tiến hành vào ban đêm. Đêm đó, nhiệm vụ của tôi là chứng kiến qua video toàn bộ quá trình, sau đó nhận các ảnh chụp để xác nhận.

Vừa xem video, tôi vừa sợ đứng tim và lạnh toát người khi xác nhận các ảnh chụp, cái cảm giác đó đến giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy run.

Chỉ đến khi mọi công việc tiến hành suôn sẻ, gia đình thủy thủ xấu số đó nhận thi hài, tổ chức xong lễ mai táng và cảm ơn các bên liên quan, chúng tôi mới thấy an lòng.

Bản thân tôi cầu mong cho linh hồn thủy thủ ấy được siêu thoát, phù hộ độ trì cho người thân, gia đình vạn sự bình an.

Tôi biết đóng góp của mình vô cùng nhỏ bé trước sự hy sinh thầm lặng và cao cả của biết bao con người đang ngày đêm chung tay chống chọi với dịch bệnh, giành giật lại sự sống cho ngày mai tươi sáng.

Tôi cũng như bao cán bộ ngoại giao khác, chỉ mong dịch bệnh sớm kết thúc để quay lại cuộc sống bình thường, được gặp gỡ, giao lưu với cộng đồng người Việt.

Những cái Tết cổ truyền ấm cúng, sum vầy nơi xa quê và tình đồng hương gắn bó đối với tôi là thiêng liêng nhất.

Ngoại giao Việt Nam qua hình ảnh, tài liệu lưu trữ

Ngoại giao Việt Nam qua hình ảnh, tài liệu lưu trữ

76 năm đồng hành, phục vụ sự nghiệp đối ngoại, có thể nói Lưu trữ Ngoại giao, đặc biệt là tài liệu lưu trữ là ...

Lễ tân Ngoại giao: Chuyện những người đứng sau cánh gà

Lễ tân Ngoại giao: Chuyện những người đứng sau cánh gà

Nghề lễ tân ngoại giao có vất vả không? Câu trả lời luôn luôn là có, đi cùng những sự căng thẳng, khó khăn, dễ ...

Bài viết cùng chủ đề

76 năm Ngày thành lập ngành Ngoại giao

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc chúc mừng Việt Nam trúng cử UNCITRAL

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam ủng hộ các sáng kiến của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Thư mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Vương quốc Campuchia

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi Thư chúc mừng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn.
Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Việt Nam trúng cử lần thứ hai thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2025-2031

Trong vai trò thành viên UNCITRAL, Việt Nam sẽ tiếp tục tham gia vào tiến trình đàm phán và định hình các quy tắc của Luật Thương mại quốc tế...
Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ ASEAN và những người bạn tại Hoa Kỳ

Hội chợ giúp giới thiệu, quảng bá văn hoá đặc sắc của các nước ASEAN và những người bạn tới công chúng Mỹ.
Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải trình Thư ủy nhiệm lên Tổng thống Lithuania

Đại sứ Hà Hoàng Hải khẳng định, Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Cộng hòa Lithuania.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động