Bạo loạn bủa vây nước Mỹ: Khi 'giọt nước tràn ly' và những câu hỏi cần lời giải đáp

TGVN. Sáu đêm diễn ra các cuộc biểu tình nhằm phản đối hành động tàn bạo của một viên cảnh sát và nạn phân biệt chủng tộc đã làm chao đảo nước Mỹ. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
bao loan bua vay nuoc my nhung cau hoi can loi giai dap Khác với Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Canada nêu lý do Nga 'không được chào đón' quay trở lại G7
bao loan bua vay nuoc my nhung cau hoi can loi giai dap Biểu tình bạo loạn ở Mỹ: Ông Trump cam kết triển khai hàng nghìn binh sĩ để trấn áp, New York áp đặt lệnh giới nghiêm
bao loan bua vay nuoc my nhung cau hoi can loi giai dap
Biểu tình bùng phát ở ít nhất 140 thành phố ở nước Mỹ tính đến cuối ngày 31-5, giờ địa phương (Nguồn: New York Time)

Nhân tố châm ngòi các cuộc biểu tình

Nhân tố châm ngòi các cuộc biểu tình là cái chết của người đàn ông da đen không có vũ khí trong tay tên là George Floyd. Floyd bị viên cảnh sát Derek Chauvin ở Minneapolis lấy đầu gối ghì vào cổ trong tư thế nằm sấp dưới đất trong gần 9 phút hôm 25/5, sau khi Floyd bị bắt giữ vì bị nghi ngờ dùng tiền giả để mua thuốc lá.

Cái chết của Floyd đã thổi bùng cơn thịnh nộ vẫn âm ỉ lâu nay trong dân chúng Mỹ về các vụ cảnh sát giết hại người Mỹ gốc Phi, đồng thời làm gợi nhớ các vụ việc từng gây rúng động như vụ Michael Brown bị cảnh sát sát hại ở Ferguson và Eric Garner bị cảnh sát ở New York giết chết - những sự việc từng làm dấy lên phong trào Black Lives Matter (tạm dịch: Sinh mạng của người da đen cũng có giá trị).

Các cuộc biểu tình hòa bình đã nhanh chóng biến thành bạo lực ở thành phố Midwestern trước khi lan rộng khắp nước Mỹ. Nhiều nhà bình luận cho rằng cái chết của Floyd chỉ là "giọt nước tràn ly" khi người dân từ lâu đã oán thán về tình trạng bất bình đẳng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, xã hội và kinh tế ở nước Mỹ. Một số người cũng cho rằng đại dịch Covid-19 tính đến nay đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người và khiến 40 triệu người bị thất nghiệp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng thiểu số và khiến cho vô số thanh niên bị "kẹt" trong nhà do lệnh phong tỏa là nhân tố khiến cho "cơn bão" bạo loạn ở nước Mỹ thêm sức mạnh.

Nhà chức trách đã phản ứng ra sao?

Ít nhất 40 thành phố - trong đó có Los Angeles, Chicago và thủ đô Washington đã áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm, song điều đó hầu như không ngăn được các cuộc biểu tình và không dập tắt được bạo loạn.

Thống đốc các bang cũng đã huy động hàng nghìn binh lính thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia - một động thái hiếm thấy, làm gợi nhớ những ký ức đau buồn về tình trạng bạo loạn tại các thành phố của nước Mỹ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, sau cái chết của nhà lãnh đạo dân quyền Martin Luther King Jr.

Cảnh sát đã bắn đạn cao su, xịt khí ga, ném lựu đạn gây bất tỉnh và phun nước vào người biểu tình, trong khi những người biểu tình ném các đồ vật, gồm cả các chai nước và đá vào cảnh sát.

Tuy nhiên, các biện pháp này vẫn không thể ngăn được bạo lực và các hành động phá hoại lan rộng. Những người biểu tình đốt phá các nhà hàng sang trọng ở New York, chiếm lĩnh và phong tỏa các con đường, đốt phá xe ô tô của cảnh sát. Nhiều chính trị gia cho rằng các hành vi bạo lực cần phải được chấm dứt.

Nhiều lãnh đạo địa phương cũng bày tỏ sự đồng tình với những người biểu tình trước việc hàng thập kỷ qua người thiểu số da màu bị đối xử bất công và một số viên cảnh sát bao gồm cả ở New York và New Jersey đã tỏ ra cảm thông với những người biểu tình.

bao loan bua vay nuoc my nhung cau hoi can loi giai dap
Viên cảnh sát quỳ gối trước khuôn mặt đầy giận dữ của một người biểu tình ở cạnh Nhà Trắng, thủ đô Washington DC hôm 31-5 (Nguồn: AFP)

Tổng thống Trump nói gì?

Cho đến nay, Tổng thống Trump vẫn chưa có bài phát biểu nào trước người dân kể từ khi bạo loạn bùng phát, song ông đăng tải rất nhiều dòng tweet trên trang cá nhân Twitter. Nhìn chung, Tổng thống Mỹ đổ lỗi cho lực lượng cực đoan cánh tả gây ra tình trạng bạo loạn hiện nay, đồng thời nói rằng ông có kế hoạch đưa mạng lưới chống phát xít có liên kết khá lỏng lẻo - được biết đến với tên gọi Antifa - vào danh sách tổ chức khủng bố.

Ông gọi những người biểu tình là "những kẻ sát nhân" và yêu cầu các thống đốc bang khôi phục luật pháp cũng như trật tự, đồng thời tìm cách chính trị hóa cuộc khủng hoảng hiện nay bằng cách chỉ trích các quan chức đảng Dân chủ về cách xử lý các cuộc biểu tình.

Mặc dù Tổng thống thừa nhận rằng cái chết của Floyd là "một thảm kịch nghiêm trọng", song bản thân ông cũng đã khơi mào cho làn sóng giận dữ và những lời cáo buộc rằng ông đang "thêm dầu" vào ngọn lửa "bạo lực" khi ông đăng tải dòng tweet: "Khi các hành động bạo loạn bùng phát, súng sẽ nổ".

Trong khi đó, đối thủ của Tổng thống Trump trong cuộc chạy đua giành ghế Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới là cựu Phó Tổng thống Joe Biden, thuộc đảng Dân chủ nói rằng đất nước đang "trong cơn bĩ cực" và nếu trở thành Tổng thống, ông sẽ "lắng nghe" và "tiến hành một cuộc đối thoại" về những bất bình của người biểu tình.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra là tình trạng bạo loạn hiện nay sẽ kéo dài bao lâu và nó có thể còn lan rộng đến mức độ nào?

Candace McCoy, Giáo sư về luật tội phạm và cũng là chuyên gia về lịch sử các cuộc biểu tình, hiện làm việc tại trường Đại học thành phố New York nói: "Các cuộc bạo loạn như thế này, các cuộc biểu tình như hiện nay... thường kết thúc sau 3 hoặc 4 ngày".

Liệu điều đó lần này có đúng, trong bối cảnh môi trường chính trị đang khá nóng vì chỉ còn 5 tháng nữa là diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống? Giáo sư McCoy nhận định: "Điều khác biệt hiện nay là tình hình chính trị rất biến động".

Chauvin, viên cảnh sát ở Minneapolis, đã bị buộc tội giết người cấp độ 3, nhưng những người biểu tình muốn Chauvin phải nhận án phạt nghiêm khắc hơn vì họ cho rằng anh ta chủ ý giết Floyd. Họ cũng muốn 3 viên cảnh sát khác, những người đã hỗ trợ Chauvin, cũng phải bị kết án.

Nhìn về tương lai, Giáo sư McCoy cho rằng vẫn còn tia hy vọng khi một lượng lớn người da trắng đã tham gia dòng người biểu tình để đòi công lý cho cộng đồng người da đen. Ông coi đây là "bước ngoặt thực sự" trong công cuộc tìm kiếm công lý và cải tổ lực lượng cảnh sát.

bao loan bua vay nuoc my nhung cau hoi can loi giai dap

Mỹ-Trung Quốc căng thẳng: Chiến tuyến mới

TGVN. Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc tiếp tục gia tăng sau một loạt động thái từ cả hai phía. Không chỉ có chuyện dịch bệnh, lần ...

bao loan bua vay nuoc my nhung cau hoi can loi giai dap

Bầu cử Mỹ 2020: Ông Joe Biden gia tăng cách biệt, Tổng thống Trump vẫn hài lòng

TGVN. Ngày 31/5, theo kết quả cuộc thăm dò mới của Washington Post-ABC News, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, ứng cử viên Tổng ...

bao loan bua vay nuoc my nhung cau hoi can loi giai dap

Tổng thống Mỹ tuyên bố hoãn hội nghị thượng đỉnh G7, mời thêm quốc gia nào?

TGVN. Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30/5 tuyên bố ông sẽ hoãn hội nghị thượng đỉnh nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế ...

Thu Hiền (theo AFP)

Đọc thêm

Giá iPhone 14 Pro và  iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max tăng cao vì khan hàng

Giá bán của bộ đôi iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max liên tục tăng trong vài tháng trở lại đây do nguồn cung khan hiếm.
Tin buồn dành cho các iFan đang chờ đợi iPhone 16 Pro

Tin buồn dành cho các iFan đang chờ đợi iPhone 16 Pro

Theo nguồn tin từ Tom's Guide, hiệu suất của con chip A18 Pro trên dòng sản phẩm iPhone 16 Pro sẽ chỉ tăng khoảng 10% so với thế hệ A17 ...
Thanh Hương, Tuấn Tú và dàn diễn viên họp báo ra mắt phim Người một nhà

Thanh Hương, Tuấn Tú và dàn diễn viên họp báo ra mắt phim Người một nhà

Có mặt tại buổi họp báo ra mắt phim truyền hình 'Người một nhà', diễn viên Thanh Hương và Tuấn Tú nhận nhiều sự quan tâm khi vào vai vợ ...
Cục trưởng Cục Lãnh sự tiếp Đại diện UNHCR tại Thái Lan phụ trách Việt Nam chào từ biệt

Cục trưởng Cục Lãnh sự tiếp Đại diện UNHCR tại Thái Lan phụ trách Việt Nam chào từ biệt

Cục trưởng Cục Lãnh sự đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ của UNHCR đối với Việt Nam trong các vấn đề hai bên cùng quan ...
FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

FIFA Days: Lionel Messi chấn thương, lỡ hai trận đấu giao hữu cùng đội tuyển Argentina

Liên đoàn Bóng đá Argentina xác nhận, Lionel Messi chấn thương, sẽ vắng mặt trong hai trận đấu của tuyển Argentina ở kỳ FIFA Days tháng 3.
VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

VBF 2024: Doanh nghiệp FDI phải đóng vai trò tiên phong, dẫn dắt trong chiến lược tăng trưởng xanh

Sáng 19/3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và VBF 2024.
Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ đến Philippines

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tới thủ đô Manila của Philippines và sẽ có cuộc gặp ba bên với những người đồng cấp nước chủ nhà và Nhật Bản.
Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khủng hoảng Haiti: Washington nói tình huống nhân đạo 'thảm khốc nhất', cả nghìn người Mỹ tìm cách tháo chạy

Khoảng 1.000 công dân Mỹ yêu cầu Bộ Ngoại giao nước này hỗ trợ để rời Haiti, trong bối cảnh khủng hoảng nghiêm trọng tại quốc gia Mỹ Latinh.
Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Vừa phóng tên lửa đạn đạo, Triều Tiên lại tung vũ khí 'siêu mạnh duy nhất trên thế giới'

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo cuộc huấn luyện sử dụng pháo phản lực phóng loạt cỡ nòng 600 mm.
Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Xung đột ở Dải Gaza: Israel tiêu diệt nhân vật Hamas quan trọng, Tổng thống Biden hành động, các bên nối lại đàm phán

Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Israel có cuộc điện đàm song phương đầu tiên sau hơn 1 tháng, trong bối cảnh căng thẳng liên quan xung đột ở Dải Gaza.
Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Mỹ muốn đàm phán với Nga và Trung Quốc, không cần điều kiện tiên quyết, Moscow nói gì?

Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc cho biết, nước này đã đề xuất với Nga và Trung Quốc khởi động đàm phán về kiểm soát vũ khí.
Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Ukraine phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga, tính tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc gia châu Á tỷ dân

Kiev phản pháo tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc để ngỏ ý tưởng thiết lập vùng đệm ở Ukraine.
Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Phía sau kỳ vọng của Thái Lan ở EU

Thông điệp mà Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin muốn chuyển tới châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức là 'Thái Lan đã mở cửa kinh doanh trở lại'.
Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Tăng gắn kết, tìm đồng thuận

Chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cùng Thủ tướng Donald Tusk có thể coi là nỗ lực nâng tầm gắn kết mối quan hệ đồng minh với Mỹ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Bầu cử Tổng thống Mỹ: Định hình cuộc đua ‘song mã’

Sau ngày Siêu thứ Ba, việc lựa chọn ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa gần như đã an bài.
Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp thăm CH Czech: Nỗ lực tìm kiếm đồng minh

Tổng thống Pháp đến CH Czech không chỉ đáp lễ mà còn là nỗ lực thể hiện vai trò dẫn dắt của nước Pháp và tìm kiếm sự ủng hộ của đồng minh.
Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Điều gì ẩn sau tuyên bố gửi quân đến Ukraine của ông Macron?

Thượng đỉnh các nhà lãnh đạo châu Âu về Ukraine mới đây tại Paris với những lời kêu gọi tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhưng đã không đưa ra được biện pháp cụ thể nào.
Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Hoàn thiện cấu trúc an ninh của NATO: ‘Hành trình Odyssey’ đã kết thúc!

Khác với Phần Lan, hành trình trở thành thành viên NATO của Thụy Điển gập ghềnh, khó lường và kéo dài hơn rất nhiều.
Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Chạy đua vũ khí hạt nhân, Mỹ đánh cược vào tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel?

Những rắc rối trong chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sentinel đang khiến cho Mỹ khó tiếp cận mục tiêu răn đe hạt nhân của mình.
Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn ở Haiti: Nguồn cơn và nguy cơ

Bất ổn chính trị, tranh giành quyền lực giữa các băng đảng cùng các vụ đảo chính và nghèo đói là những gì mà người dân Haiti tiếp tục phải đối mặt...
70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

70 năm ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Baoquocte.vn. Ngày 13/3/1954 là ngày mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử - nguồn cổ vũ lớn lao cho toàn thể nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan linh thiêng

Tháng Ramadan là tháng thứ Chín trong lịch Hồi giáo, được xem là tháng linh thiêng nhất trong năm đối với người Hồi giáo trên toàn thế giới.
Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Vụ vượt ngục gây 'sốc' và mối quan hệ với các băng đảng khét tiếng ở Haiti

Bất ổn chính trị, băng đảng tội phạm mọc lên như nấm khiến cuộc sống của người dân Haiti bị đe dọa nghiêm trọng, khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng.
‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

‘Guồng máy’ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia

Mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Australia có vai trò quan trọng đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực.
Phiên bản di động