Nhỏ Bình thường Lớn

Báo Nhật Bản: Việt Nam thu hút công ty nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn

Theo trang Nikkei Asia (Nhật Bản), Việt Nam đang tích cực thúc đẩy lĩnh vực sản xuất chip với cam kết giảm thuế và các ưu đãi khác cho các tập đoàn sản xuất bán dẫn nhằm giúp phát triển lĩnh vực này ở trong nước.
Quan hệ ngoại giao mạnh mẽ sẽ là chìa khóa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp về bán dẫn tại Việt Nam, giúp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn khu vực và toàn cầu. (Nguồn: iStock)
Quan hệ ngoại giao mạnh mẽ sẽ là chìa khóa mở ra cơ hội cho doanh nghiệp về bán dẫn tại Việt Nam, giúp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn khu vực và toàn cầu. (Nguồn: iStock)

Trang tin này trích dẫn nội dung một cuộc trả lời phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Huỳnh Thành Đạt, cho biết chương trình quốc gia về sản xuất chip bao gồm các khoản tài trợ cho ngành thông qua quỹ khoa học và nghiên cứu chung giữa nhà nước với các công ty tư nhân như FPT. Các tập đoàn từ Nvidia (Mỹ) đến Samsung (Hàn Quốc) đang tìm cách tăng cường sản xuất chip tại Việt Nam.

Tin liên quan
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam sẽ tiếp tục bùng nổ? Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam sẽ tiếp tục bùng nổ?

Dự kiến, Việt Nam sẽ tiếp nhận hàng triệu USD trong khuôn khổ Đạo luật CHIPS và Khoa học của Mỹ, đồng thời là nơi đặt nhà máy lắp ráp và thử nghiệm lớn nhất toàn cầu của tập đoàn Intel.

Nikkei Asia cũng trích dẫn lời của ông Jose Fernandez, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách tăng trưởng kinh tế, năng lượng và môi trường, cho rằng Việt Nam đã thu hút hàng chục công ty trong lĩnh vực bán dẫn và nhiều công ty Mỹ khác sẽ đầu tư vào Việt Nam nếu Việt Nam có đủ năng lượng tái tạo để đáp ứng các mục tiêu xanh của các công ty này.

Việt Nam cần đạt được các thỏa thuận chuyển giao công nghệ với các nước đang chiếm vị trí hàng đầu trong lĩnh vực chip. Quốc gia Đông Nam Á dự kiến nới lỏng các chính sách để thu hút chuyên gia nước ngoài, vốn đang gặp khó khăn xin giấy phép lao động trong thời gian gần đây.

Để đạt được mục tiêu đó, các trường đại học đang triển khai các khóa đào tạo về chất bán dẫn với sự hợp tác của các nhà tuyển dụng như Samsung.

Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn vào năm 2030 dựa trên nền tảng giáo dục khoa học và công nghệ vững chắc.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn khi đến thăm Việt Nam mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Fernandez chia sẻ, Việt Nam là ứng viên hàng đầu cho các khoản trợ cấp theo Đạo luật CHIPS của Washington. Số tiền chính xác tính theo USD sẽ được tính toán dựa trên báo cáo đánh giá trong tháng 2 này.

Lĩnh vực nào của Trung Quốc đang là 'thỏi nam châm' hút vốn đầu tư nước ngoài?

Lĩnh vực nào của Trung Quốc đang là 'thỏi nam châm' hút vốn đầu tư nước ngoài?

Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy việc sử dụng vốn thực tế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ...

Việt Nam đang đứng trước cơ hội 'hiếm có khó tìm', không lặp lại trong thu hút vốn nước ngoài

Việt Nam đang đứng trước cơ hội 'hiếm có khó tìm', không lặp lại trong thu hút vốn nước ngoài

Năm 2024 được dự báo là một năm Việt Nam tiếp tục nhận được nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn. Nguồn lực này sẽ ...

Việt Nam-Phần Lan có tiềm năng lớn hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao

Việt Nam-Phần Lan có tiềm năng lớn hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Ngoại giao Phần Lan Elina Valtonen bên ...

Đưa công nghiệp văn hoá ở Việt Nam trở thành lĩnh vực đột phá mới trong phát triển bền vững

Đưa công nghiệp văn hoá ở Việt Nam trở thành lĩnh vực đột phá mới trong phát triển bền vững

Phát triển công nghiệp văn hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, là “dòng chảy”, là xu thế, đang dần trở thành động ...

(theo Nikkei Asia)

Tin cũ hơn