TIN LIÊN QUAN | |
Kinh tế Việt Nam sẽ thế nào sau Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2? | |
Truyền thông Triều Tiên đưa tin sự phát triển kinh tế của Việt Nam |
Tỷ lệ người nghèo đã giảm mạnh và Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á. Kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng vô số thách thức đến từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và từ sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đang giảm dần sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế và cố gắng hoàn thiện cơ chế thị trường.
Phát triển doanh nghiệp tư nhân
Một trong những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam là giảm số lượng các doanh nghiệp Nhà nước và mở rộng khu vực tư nhân, hiện đang đóng góp hơn 40% cho kinh tế Việt Nam.
Số lượng doanh nghiệp startup của Việt Nam đã tăng mạnh trong vòng 2 năm qua. (Nguồn: Enternews) |
Theo ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Hà Nội đã đặt mục tiêu đạt được 1 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020, từ 500 nghìn doanh nghiệp vào cuối năm 2010. Nhưng ông cũng cho biết, mục tiêu này là rất khó do còn nhiều cản trở, trong đó có khả năng tiếp cận nguồn vốn.
Tuy nhiên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tin tưởng rằng, mục tiêu này là khả thi do nhiều doanh nghiệp mới được đăng ký sẽ đến từ khu vực kinh tế phi chính thức. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến hết quý I/2018, có 56% lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực phi thương mại phi chính thức. Vẫn theo ông Nguyễn Minh Cường, “Nếu khu vực phi chính thức có thể gia nhập nền kinh tế, đây sẽ là một nguồn đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế”. Nhiệm vụ của Chính phủ sẽ phải là vận động khu vực phi chính thức tham gia nền kinh tế và tất nhiên là đóng thuế.
Đồng thời, một phần đáng kể trong số 1 triệu doanh nghiệp có thể đến từ các doanh nghiệp startup trong nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp cho đến tài chính. Theo cố vấn về startup Aaron Everhard đến từ Thung lũng Silicon, số lượng doanh nghiệp startup của Việt Nam đã tăng mạnh trong vòng 2 năm qua.
“Chính phủ Trung ương dường như đang hối thúc các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển” – ông nói. Tuy nhiên, một trong những thách thức là giá lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề, đang gia tăng trong lĩnh vực công nghệ và các lĩnh vực tiên tiến khác. Đồng thời, sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp, cả trong nước và nước ngoài, làm gia tăng sự cạnh tranh và làm giảm khả năng tuyển dụng được người tài.
Việt Nam có những lợi thế nhất định
Theo Euromonitor International, chi phí cho lao động không có tay nghề tại Việt Nam vẫn khá cạnh tranh, đủ để thu hút nhiều nhà sản xuất đang đầu tư tại Trung Quốc, nơi mà -chi phí lao động đã tăng tới 33% trong giai đoạn 2013 - 2018, chuyển dịch cơ sở sản xuất. Các chuyên gia cho rằng, trong khi tiền lương đang tăng nhanh tại Việt Nam, mức lương trung bình vẫn còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc.
Xung đột thương mại Mỹ - Trung cũng đặt ra cho các doanh nghiệp nhu cầu tìm kiếm các địa bàn sản xuất mới. Theo Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) Adam Sitkoff, doanh nghiệp và nhà cung cấp đang chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc và một phần trong số này đã chuyển sang Việt Nam.
Trong khi tiền lương đang tăng nhanh tại Việt Nam, mức lương trung bình vẫn còn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc. (Nguồn: Nhadautu) |
Ông Sitkoff cũng cho rằng, xung đột thương mại Mỹ - Trung “đã cho doanh nghiệp thấy rủi ro khi chỉ tập trung đầu tư sản xuất ở một quốc gia đơn lẻ” và chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ đang khiến “chuỗi cung ứng toàn cầu phải tự điều chỉnh”.
Chỉ cạnh tranh về giá là không đủ
Tuy nhiên, chỉ cạnh tranh về giá cả với Trung Quốc có thể không đủ. Bà Yu-rou Lai, trợ lý Tổng giám đốc công ty sản xuất giày thể thao Al Nu Sporting Goods của Đài Loan (Trung Quốc) cho biết: “Người lao động ở đây ít kinh nghiệm hơn. Các sản phẩm lỗi rất nhiều khiến chi phí sản xuất vẫn cao”.
Công ty của bà trước đây đặt ở Trung Quốc nhưng đã chuyển sang Việt Nam được hai năm do giá nhân công ở Trung Quốc tăng quá nhanh. Nhưng bà Lai cho biết, các vấn đề về chất lượng thường xảy ra ở cơ sở sản xuất tại Việt Nam nhiều hơn là ở Trung Quốc. Khi các đơn giao hàng bị chậm do lỗi sản phẩm, công ty buộc phải sử dụng đường hàng không để giao hàng, chứ không sử dụng được đường biển nữa. Việc này sẽ phát sinh chi phí rất cao.
Bởi vậy, mặc dù tận dụng được giá nhân công rẻ hơn ở Việt Nam, nhưng công ty vẫn chưa có lãi. Bà cũng cho biết, tỷ lệ lao động bỏ việc cũng khá cao, nhất là khi người lao động có tay nghề sẽ bỏ việc để làm cho các doanh nghiệp trả lương cao hơn.
ADB ước tính rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt 6,8%, nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế nào có quy mô tương tự ở châu Á. Nhưng để tiếp tục tăng trưởng thì cần ổn định hơn.
Ở một khía cạnh khác, theo Derek Grossman, một nhà phân tích tại Viện Rand Institute, quan hệ kinh tế Mỹ - Trung xấu đi thì có hại hơn là có lợi cho kinh tế Việt Nam.
Cộng hòa Togo ngưỡng mộ sự phát triển của Việt Nam Ngày 25/2, tại thủ đô Lome, Cộng hòa Togo, Đại sứ Việt Nam tại Nigeria kiêm nhiệm Togo Phạm Anh Tuấn đã trình Thư ủy ... |
Đột phá tư duy và sức bật thể chế Năm 2019 có nhiều cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi cả nước có thêm nhiều nỗ lực và sức bật thể chế, chủ ... |
Dấu ấn hội nhập, liên kết kinh tế Việt Nam 2018 Năm 2018 khép lại với những chuyển biến nhanh và đa chiều trong cục diện kinh tế - thương mại toàn cầu. Kinh tế thế ... |