TIN LIÊN QUAN | |
Di sản ngoại giao của cựu Tổng thống Israel Shimon Peres qua ảnh | |
Xây dựng hồ sơ đề cử Vịnh Hạ Long mở rộng đến Quần đảo Cát Bà là Di sản thế giới |
Những năm gần đây, nhu cầu bảo tồn các di sản ngày càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Cuộc chiến tranh ở Trung Đông phá hủy và xóa sạch nhiều di tích cổ xưa. Trong khi đó tại những khu vực khác, mọi người cũng đang bất lực trước sự tàn phá do thảm họa tự nhiên, tình trạng phá hoại văn hóa, nạn bài trừ các tác phẩm nghệ thuật cũng như sự thiếu sự quan tâm đến gìn giữ di sản. Vấn đề đặt ra rằng liệu chúng ta có thể làm được gì để ngăn chặn sự mất mát những di sản văn hóa quý giá này trong tương lai?
Giải pháp cho “quá khứ”
Ở một khía cạnh nào đó, việc ứng dụng các phương tiện kỹ thuật số như quét laser để tạo ra các mô hình 3D được coi là phương pháp hữu hiệu trong công cuộc bảo tồn di tích cổ đại và các di sản văn hóa. Nhưng đôi khi chúng trở nên quá muộn màng đối với một số di tích. Đơn cử như xưởng vải hơn 150 tuổi mang tên Drummonds Mill ở thành phố Bradford, Vương Quốc Anh bị tàn phá nặng nề do hỏa hoạn trong năm nay, hoặc việc phiến quân Taliban cố ý phá hủy bức tượng Phật đứng Bamiyan ở Afghanistan vào năm 2001. Đó là những sự mất mát lớn các giá trị văn hóa của nhân loại mà không điều gì có thể bù đắp được.
Di tích tại thành phố Cyrene ở Libya. (Nguồn:The Conversation) |
Trong khi phương pháp quét laser như trên thường đòi hỏi thiết bị chụp ảnh chuyên dụng thì hiện nay, người ta đã tìm ra cách đơn giản hơn, đặc biệt chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng nó nhưng lại chưa nhận ra.
“Những Du khách hiếu kỳ” là dự án được đưa ra bởi các chuyên gia nghiên cứu từ các trường đại học lớn như Bradford, St Andrews, Nottingham Ningbo China và Birmingham, hợp tác cùng công tư vấn Di sản quốc tế MOSPA, với mục đích phục dựng những bản sao của các địa điểm văn hóa và di tích ở dạng kỹ thuật số 3D.
Đúng với tên gọi của nó, phương pháp này chủ yếu dựa vào tính hiếu kì, sự ưa thích khám phá và những bức ảnh của hàng triệu du khách trên toàn thế giới đã lưu lại trong kỳ nghỉ của mình. Dự án được xây dựng không chỉ từ những hình ảnh do chuyên gia thực hiện, mà còn từ các album ảnh của du khách chụp lại sau mỗi chuyến đi
Bạn đã bao giờ tham quan các di tích cổ xưa? Bạn có đã ghi lại những khung hình về chúng, đặc biệt tại những nơi có nguy cơ - hoặc thậm chí đang trong tình trạng hư hỏng nặng nề hay bị phá hủy? Các dự án cần sự chung tay của cộng đồng như vậy sẽ đưa hình ảnh du lịch hoặc video, và kết hợp chúng với các nguồn sẵn có khác trên internet như các trang web, blog du lịch hoặc các nguồn phương tiện truyền thông xã hội để tạo ra mô hình 3D các di tích cổ đại. Nội dung về các di sản được dựng lại đặt trong không gian ảo kèm số liệu liên quan mà nó mà mô tả.
Phản ứng của cộng đồng
Dự án này không chỉ đơn giản mang mục đích giữ gìn những di tích văn hóa cho những du khách chưa có cơ hội đến tham quan, mà ngoài ra nó còn mang nhiều giá trị tốt đẹp và đầy ý nghĩa trong đời sống văn hóa của mổi cá nhân. Di sản văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng cuộc sống của chúng ta, hình thành bản sắc riêng và chỉ ra điểm đồng nhất giữa con người chúng ta nhằm xây dựng sự gắn kết xã hội cũng như niềm tự hào về một di sản chung.
Nhiều di tích lịch sử cũng cung cấp nhiều cơ hội giải trí cho mọi người, đặc biệt là gia đình. Điều đó góp phần phát triển kinh tế du lịch được coi chiến lược quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển.
Du khách toàn cầu được khuyến khích tham gia bằng cách đóng góp hình ảnh cho dự án. Chương trình “Những du khách hiếu kỳ” chính là lời kêu gọi trên toàn thế giới về nguy cơ biến mất những di sản, và cũng là cơ hội quý giá để khẳng định tầm quan trọng trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa .
Dự án hy vọng sẽ mang lại một phương pháp bảo tồn hiệu quả từ việc khuyến khích khách du lịch trong tương lai chụp ảnh từ những góc độ khác nhau tại nơi họ đến. Kể từ khi trưng bày một số các mô hình 3D đầu tiên tại ngày hội Khoa học Anh vào tháng Chín, dự án đã nhận được số lượng hình ảnh khá lớn từ đóng góp tích cực của đông đảo du khách.
Cảnh đổ nát của thành phố lịch sử Palmyra do chiến tranh Syria |
Những bước đi đầu tiên của dự án sẽ tập trung vào các di sản bị đe dọa hoặc bị hư hại ở Bắc Phi, bao gồm thành cổ Cyrene ở Đông Bắc Libya, cũng như ở Syria và Trung Đông, nơi nhiều di tích của đạo Islam (Đạo Hồi) đã bị hư hỏng và phá hủy, cũng như các di tích thời kì tiền Islam nhận được nhiều sự quan tâm của giới truyền thông. Mặc dù vậy nhưng dự án vẫn thu nhận hình ảnh của bất kỳ di tích lịch sử nào đang tồn tại trên thế giới. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng sử dụng thêm những kết quả điều tra khảo cổ học trước đó giúp dự án ngày càng hoàn thiện.
Việc đơn thuần chỉ tạo dựng mô hình 3D kỹ thuật số của các di tích dự án không hẳn mang lại bước tiến hiệu quả. Tuy nhiên nếu đặt chúng trong không gian ảo kèm phối cảnh xung quanh thì đó sẽ là nguồn cung cấp thông tin bổ ích trong công tác quản lý và bảo tồn. Bằng cách liên kết các mô hình 3D với các dữ liệu không gian địa lý và tài liệu lịch sử khác, chúng ta có thể sử dụng chúng làm nguồn tư liệu cho giáo dục, cho những dự án trong tương lai và kế hoạch phát triển đất nước.
Xây dựng lại
Nguyện vọng để xây dựng lại thành phố từ các mảnh vụn tại các nước bị chiến tranh tàn phá đang ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Các kiến trúc sư đang nghiên cứu ra phương pháp phục dựng chúng và sử dụng kiến trúc để hàn gắn những rạn nứt sâu sắc trong cấu trúc xã hội ở các quốc gia.
Một bài phát biểu gần đây do Jeanine Abdul Massih trình bày tại Đại hội Khảo cổ học thế giới ở Kyoto, Nhật bản, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn di sản bị đe dọa luôn đặt ở cấp độ cao để đảm bảo chúng không ảnh hưởng trong quá trình xây đựng thành phố.
Ví dụ ở Lebanon, những nguồn viện trợ quốc tế đã ồ ạt đổ tiền vào việc tái xây dựng các thành phố, thành ra các di tích phải đối mặt với một tương lai mập mờ khi đối mặt với áp lực phát triển kinh tế và giá đất tăng vọt. Nếu không tiếp tục bảo vệ, những rủi ro đó trong thời bình có thể gây tổn hại tương đương sự tàn phá trong thời chiến.
“ Những Du khách hiếu kỳ - Curious Travellers” là chương trình xây dựng nguồn dữ liệu khai thác mở để lưu giữ những địa điểm khảo cổ, di tích và di sản đang bị đe đọa từ bàn tay con người và thiên nhiên dưới dạng kĩ thuật số. Dự án thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Bước đầu của dự án được tiến hành ở Bắc Phi và Trung Đông, đồng thời cũng nhận ảnh tặng từ du khách trên khắp năm châu. “Curious Travellers” đã nhận được tài trợ hơn 300.000 bảng Anh từ Hội đồng Nghiên cứu Nghệ thuật và Nhân văn Vương quốc Anh. Tên gọi của dự án lấy cảm hứng từ một bức thư của Bá tước Horace Walpole vùng Orford gửi cho người bạn Horace Mann vào năm 1774, trong đó đề cập đến việc một số người Peru đã mô tả lại tàn tích thánh đường St Paul's ở nước này. |
Liên hoan các câu lạc bộ Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh Liên hoan sẽ diễn ra từ ngày 12-14/8, tại Thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) với chủ đề “Ca ngợi tinh thần lao động, tình ... |
Công bố quy hoạch bảo tồn Trung tâm Hoàng thành Thăng Long Phạm vi quy hoạch là 18,3ha, bao gồm khu Thành cổ Hà Nội, từ Kỳ Đài đến Bắc Môn và khu Khảo cổ học 18 ... |
Đức tiếp tục hỗ trợ Việt Nam bảo tồn di sản văn hóa Bộ Ngoại giao CHLB Đức và Đại sứ quán CHLB Đức tại Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện các dự án bảo tồn di ... |