TIN LIÊN QUAN | |
Nước - nguồn gốc của chiến tranh và hòa bình | |
Khó khăn cuộc chiến giành nước ngọt |
Chiều 6/6, tại Đại sứ quán Thụy Điển đã diễn ra Lễ công bố kết quả cuộc thi “Sáng tạo thông minh về Nước 2016” toàn quốc. Nhóm sinh viên ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh là các em Trịnh Quốc Anh, Nguyễn Trần Quang Khải và Võ Phi Long đã chiến thắng, và Giải nhất là một chuyến đi Thụy Điển và tham dự chương trình Tuần lễ nước Thế giới tổ chức hàng năm tại thủ đô Stockholm từ ngày 27/8-2/9.
(từ trái sang phải) TS Lê Thị Việt Hoa, em Trịnh Quốc Anh, Đại sứ Camilla Mellander và 2 em Nguyễn Trần Quang Khải và Võ Phi Long tại Lễ trao giải. (Ảnh: MH) |
Cuộc thi đã được triển khai từ đầu năm do Đại sứ quán và Cục Quản lý tài nguyên Nước, Bộ Tài nguyên Môi trường đồng phối hợp tổ chức. Cuộc thi nhằm tìm kiếm các giải pháp giải quyết những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt hiện nay và tương lai trong lĩnh vực nước.
Phát biểu tại Lễ trao giải, Đại sứ Thụy Điển Camilla Mellander cho biết: “Chúng tôi ghi nhận những cam kết của Việt Nam qua Hội nghị biến đổi khí hậu tại Paris và Chương trình nghị sự 2030. Chúng tôi sẽ luôn luôn sẵn sàng trao đổi những ý tưởng, giải pháp mới với Việt Nam trong lĩnh vực mà chúng tôi hiện đang đi đầu là đổi mới sáng tạo. Cuộc thi sáng tạo nước thông minh đã có cách tiếp cận như vậy. Chúng tôi hy vọng rằng đội chiến thắng sẽ học hỏi và tiếp thu nhiều kiến thức mới từ Tuần lễ Nước Thế giới tại Stockholm và tiếp tục có những đóng góp quan trọng trong tương lai cho một thế giới bền vững hơn”.
Bà Camilla Mellander nhấn mạnh, không một quốc gia hay xã hội nào có thể tránh khỏi những tác động của lĩnh vực nước và nước đã trở thành một trong những nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm trên thế giới. "Các quốc gia và dân tộc có thể khác nhau, nhưng chúng ta có cùng một điểm chung: Chúng ta không thể sống, tồn tại mà không có nước. Chúng ta cần phải sử dụng tất cả các công cụ có sẵn như: thương mại, đầu tư, trao đổi ý tưởng và kiến thức, chuyển giao công nghệ, hợp tác giữa các học giả, các bạn trẻ, các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách, giữa Thụy Điển, Việt Nam và với cộng đồng quốc tế để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất”, bà Đại sứ nói.
Theo TS. Lê Thị Việt Hoa, Đại diện Cục Quản lý Tài nguyên nước, cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của các trường đại học trên toàn quốc; và không chỉ bó hẹp tại các trường có đào tạo chuyên sâu về ngành nước mà còn mở rộng tại các trường khoa học, công nghệ khác như ĐH Quốc gia, ĐH Bách khoa, ĐH Kiến trúc Hà Nội. Đề xuất của các đội gửi về đã cho thấy tư duy phát triển công nghệ gắn liền với cuộc sống. Các đề xuất về lọc nước nhiễm mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long; Lọc và trữ nước bằng vật liệu làm bằng xương rồng; Giải pháp thiết kế hệ thông thu gom và tái sử dụng nước cũng như ứng dụng di động giúp cảnh báo rò rỉ nước là những đề xuất có tính ứng dụng cao và hoàn toàn có thể áp dụng ngay sau khi cuộc thi kết thúc, góp phần giải quyết bài toán trữ và cung cấp nước sạch cho người dân Việt Nam, ở thành thị cũng như nông thôn.
Chia sẻ về ý tưởng đạt giải, em Trịnh Quốc Anh - đại diện nhóm sinh viên cho biết, theo các số liệu thống kê, khoảng 30% số lượng nước bị hao tổn do trong quá trình phân phối nước, so với tỉ lệ thất thoát nước ở Tokyo là 3% và ở Singapore là 4% thì đó là một con số khổng lồ. Do đó, nhóm đã đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề rò rỉ nước bằng ứng dụng của điện thoại di động. Ứng dụng này sẽ cho phép người dùng có thể chủ động cung cấp thông tin về khu vực đường ống bị rò rỉ để kịp thời sửa chữa, ngăn chặn việc thất thoát. Do ứng dụng càng nhiều người xử dụng thì độ chính xác càng cao.
Nhóm cũng muốn gửi thông điệp đến các bạn trẻ rằng: “Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ và quản lý nguồn nước. Đó không phải nhiệm vụ của riêng ai và tuy không có kiến thức, kỹ thuật chuyên môn về quản lý nước, chúng ta vẫn có thể góp phần bảo vệ nguồn nước được chỉ cần thông báo về tổng đài khi có chỗ rò rỉ, hỏng hóc về nước là chúng ta cũng đã bảo vệ được nguồn nước rồi”.
Khi nguồn nước trở thành nguyên nhân xung đột Nhân ngày thế giới về Nước (22/3), hãy cùng nhìn lại vấn đề đã trở thành một vấn nạn nghiệt ngã tại nhiều quốc gia. |
Việt Nam đề nghị điều phối hợp lý nguồn nước sông Mekong Từ ngày 15-17/3/2016, Phiên họp lần thứ 43 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mekong quốc tế đã diễn ra tại Cần Thơ với sự ... |
Đảm bảo an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững Tại hội thảo, triển lãm quốc tế “An ninh nguồn nước trong kỷ nguyên biến động” (VACI 2015), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khẳng ... |