Barbados với Khối Thịnh vượng chung và giấc mơ tự chủ

Duy Quang
TGVN. Việc Barbados dự kiến xóa bỏ vai trò nguyên thủ quốc gia của Nữ hoàng Anh Elizabeth II là hệ quả trực tiếp của phong trào “Black Lives Matter”, làm nổi lên cuộc tranh luận sôi nổi về chủ nghĩa thực dân và có thể tạo nên sự thay đổi tại các quốc gia Caribbean khác.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
barbados va giac mo tu chu
Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong chuyến thăm Barbados năm 1977. (Nguồn: Getty)

Trong phiên khai mạc kỳ họp mới của Nghị viện Barbados, Toàn quyền Sandra Mason của đảo quốc Caribe tuyên bố Barbados sẽ trở thành nước cộng hòa vào ngày 30/11/2021, đồng nghĩa từ bỏ thể chế quân chủ lập hiến trong Khối Thịnh vượng chung hiện tại, với Nữ hoàng Anh Elizabeth II là nguyên thủ chính thức.

Trong phát biểu với Toàn quyền Barbados Sandra Mason, Thủ tướng Mia Mottley nêu rõ “đây là lúc bỏ lại hoàn toàn quá khứ thuộc địa”. Đồng thời, quốc gia này sẽ “thực hiện bước đi hợp lý tiếp theo hướng tới chủ quyền hoàn toàn và trở thành nước cộng hòa vào thời điểm kỷ niệm 55 năm Ngày Quốc khánh”.

Ông khẳng định, người dân Barbados muốn có một nguyên thủ là người Barbados.

Barbados giành được độc lập cách đây nhiều thập kỷ nhưng vẫn kết nối với chế độ quân chủ do Nữ hoàng Elizabeth II là người trị vì hợp pháp và thực tế nhưng không can dự vào chính trị, theo Independent.

Trước đây, Barbados bị Anh chiếm giữ lần đầu năm 1625 và nổi tiếng là điểm dừng của buôn bán nô lệ xuyên Đại Tây Dương. Những nhà cai trị thực dân sau đó đưa lao động vào làm việc trong ngành sản xuất mía đường.

Sau khi có nguyên thủ quốc gia riêng vào năm 2021, Barbados, giống như nhiều vùng lãnh thổ trước đây thuộc đế quốc Anh, dự kiến sẽ trở thành nước cộng hòa trong Khối Thịnh vượng chung, với một quốc hội theo mô hình Westminster.

Barbados là quốc đảo nằm ở phía Tây Đại Tây Dương, phía Đông của biển Caribbean.

Người Tây Ban Nha đến chiếm đảo này từ năm 1518. Barbados trở thành thuộc địa Anh năm 1627. Quyền lực chính trị nằm trong tay các chủ đồn điền cho đến năm 1937. Barbados giành được độc lập và là nước thành viên thuộc Khối Thịnh vượng chung năm 1966.

Barbados có diện tích 431 km2, dân số khoảng 287.000 (2018). Là một quốc đảo thơ mộng, kinh tế Barbaods phụ thuộc chủ yếu vào ngành dịch vụ (chiếm 79,5% GDP), đặc biệt là du lịch.

Lần cuối cùng một loạt quốc gia tự trị thuộc Khối Thịnh vượng chung xóa bỏ vai trò nguyên thủ quốc gia của Nữ hoàng Anh Elizabeth II là vào những năm 1970, khi phong trào “Black power” (Quyền lực người da màu) lên đỉnh điểm.

Lúc đó, ba quốc gia thuộc vùng Caribbean, bao gồm Guyana (1970), Trinidad và Tobago (1976), CH Dominica (1978) đã lần lượt cắt bỏ vai trò của Nữ hoàng Anh.

Quốc gia cuối cùng xóa bỏ quyền lực của Nữ hoàng Anh là Mauritius, ở Ấn Độ Dương, vào năm 1992.

Nguyên nhân sâu xa

Tuy nhiên, câu chuyện lần này của Barbados khác với trước đây rất nhiều. Theo các chuyên gia về vùng Caribbean, phong trào “Black Lives Matter” (Mạng sống của người da đen cũng quan trọng - BLM) cùng với các cuộc biểu tình dữ dội phản đối cảnh sát Mỹ đã làm dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi ở Anh và các nước thuộc địa cũ về những di sản đáng tranh cãi mà đế chế thuộc địa đã từng gây ra trong quá khứ.

Trên thực tế, Jamaica cũng đang xem xét liệu có nên từ bỏ chế độ quân chủ hay không, sau khi được gợi ý bởi nhiều thời thủ tướng khác nhau. Trong khi đó, St. Vincent và Grenadines đều tán thành ý tưởng này, còn St. Lucia tuy không đạt được đồng thuận trong cuộc trưng cầu dân ý năm 2009 nhưng vẫn mong muốn “dứt áo ra đi”.

Richard Drayton, giáo sư lịch sử tại Kings College London cho biết nếu Barbados thành công trong việc thực hiện bước chuyển biến này thì sẽ biến thành nguồn cảm hứng và tấm gương cho nước khác dõi theo.

“Giờ đây, khi phong trào BLM vẫn đang nổi lên trên khắp thế giới, những người trẻ tuổi tại Barbados cũng mang trong mình những nỗi giận nhất định, không chỉ là về tình trạng khó khăn của những người tình cờ là người da màu ở Mỹ, mà còn chính về trải nghiệm của người da màu tại chính xã hội của họ”, ông Drayton cho biết.

Ngoài ra, Thủ tướng Mia Mottley cũng từng kêu gọi Anh và các cường quốc thuộc địa cũ khác bồi thường cho Barbados và các nước láng giềng vì những hành động trong quá khứ, đặc biệt là việc buôn bán nô lệ.

Từ năm 1627 đến năm 1807, các con tàu của Anh đã chở hàng nghìn người châu Phi đến hòn đảo này và bắt họ làm việc tại những đồn điền mía đường rộng lớn trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt.

Chiến dịch đòi bồi thường không thành công, do sa lầy vào các vấn đề pháp lý. Nhưng ít nhất, người biểu tình ở Anh đã thành công trong việc dỡ bỏ các bức tượng của người buôn bán nô lệ thời thuộc địa, khiến các công ty của Anh thu lợi từ chế độ nô lệ phải sửa đổi cách vận hành bằng việc tuyển dụng thêm nhiều nhân viên da màu và nhóm người thiểu số khác.

Tất cả những điều này đang diễn ra trong bối cảnh, khả năng về một Brexit không thỏa thuận hoàn toàn có thể xảy ra, gây chia rẽ nội bộ Vương quốc Anh và giảm tiếng nói của quốc gia trên trường quốc tế.

Đó cũng được cho là một nguyên nhân khiến cho Barbados quyết định đây là lúc cần phải tự khẳng định chính mình, như một quốc gia độc lập hoàn toàn.

Quyết định kỹ lưỡng

Trong khi phong trào BLM được coi là một động lực để thúc đẩy quyết định của Barbados, thế nhưng các nhà phân tích chỉ ra rằng, vấn đề này đã được nhen nhóm trong nội bộ quốc đảo suốt nửa thế kỷ qua, kể từ khi các quốc gia tại Caribbean tuyên bố độc lập khỏi Anh.

Kể từ những năm 1970, Barbados đã lên ý tưởng thành lập một quốc gia cộng hòa của riêng mình, đồng thời lập nên một ủy ban để điều tra tính khả thi của vấn đề này.

Vào thời điểm đó, ủy ban kết luận dân chúng không thực sự ủng hộ quyết định của chính phủ, nhưng ý tưởng đó vẫn còn âm ỉ "cháy" trong lòng nhiều người.

Năm 1998, Ủy ban Rà soát Hiến pháp của Barbados đưa ra khuyến nghị chuyển đổi sang thể chế cộng hòa. Năm 2005, quốc đảo Caribbean đã thông qua luật tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc thay đổi thể chế.

Tuy nhiên, quyết định thay đổi đã không có được sự phê chuẩn cần thiết của Nghị viện, bởi cơ quan lập pháp này bị giải tán ngay trước khi đưa ra quyết định.

Năm 2015, Thủ tướng Freundel Stuart đã đặt mục tiêu thành lập nước cộng hòa Barbados trùng với kỷ niệm 50 năm quốc gia này giành được độc lập từ Vương quốc Anh.

Ông khẳng định đảo quốc Caribbean “cần phải chuyển đổi từ hệ thống quân chủ sang một hình thức chính phủ cộng hòa trong một tương lai rất gần”.

Phản ứng của Hoàng gia Anh

Theo Reuters, một quan chức tại Điện Buckingham cho biết, đây là vấn đề của chính phủ và người dân Barbados. “Barbados và Vương quốc Anh thống nhất với nhau về lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ chung và nhiều hơn thế nữa. Chúng tôi có một mối quan hệ đối tác lâu dài và sẽ tiếp tục làm việc với họ cùng với tất cả các đối tác Caribbean của chúng tôi”, vị quan chức này nói.

Năm 2016, Nữ hoàng Anh đã cử Hoàng tử Harry đến Barbados để đại diện cho bà tại lễ kỷ niệm 50 quốc khánh. Ban đầu, một số người cho đó là hành động không mấy thiện chí, do Hoàng tử Harry chỉ xếp ở vị trí thứ sáu trong danh sách thừa kế.

Tuy nhiên, vị hoàng tử trẻ tuổi đã lấy được thiện cảm của đám đông bằng nhờ việc hát thuộc lòng quốc ca của Barbados.

Dickie Arbiter, cựu Thư ký báo chí của Nữ hoàng cho biết, Barbados đã là một quốc gia độc lập trong suốt 54 năm qua và Nữ hoàng đủ thực tế để nhận ra rằng việc đảo quốc này quyết định bổ nhiệm nguyên thủ quốc gia của riêng mình chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Dù sao chăng nữa, đối với bản thân Nữ hoàng Anh Elizabeth II, người đã chứng kiến cháu trai mình, Hoàng tử Harry và người vợ Meghan rút khỏi hoàng gia và chuyển đến Mỹ sinh sống trong năm vừa qua, việc để mất Barbados dường như là một “hồi chuông cảnh tỉnh” đối với Nữ hoàng, cho thấy thế giới đang thay đổi nhanh chóng ra sao.

Khối Thịnh vượng chung là một tổ chức liên chính phủ của 53 quốc gia thành viên vốn hầu hết từng là lãnh thổ của Đế quốc Anh. Các quốc gia nằm trong khối Thịnh vương chung có tổng dân số gần bằng một phần ba dân số thế giới. Dân số của khối khá trẻ, nhiều trong số đó dưới 30 tuổi. Quốc gia có dân số đông nhất khối là Ấn Độ, chiếm khoảng một nửa tổng số dân. Trong khi đó, có 31 quốc gia thành viên có dân số ít hơn hoặc bằng 1,5 triệu người mỗi nước.

Trong 53 quốc gia thành viên của khối Thịnh vượng chung, không phải quốc gia nào cũng từng là thuộc địa của Đế quốc Anh. Rwanda và Mozambique gia nhập khối lần lượt vào các năm 2009 và 1995 và họ chưa từng bị Anh đô hộ.

Chỉ có 16 quốc gia coi Nữ hoàng Anh Elizabeth II là người đứng đầu nhà nước, 6 vương quốc khác có vua trị vì cho riêng mình là Lesotho, Swaziland, Brunei Darussalam, Malaysia, Samo, Tonga. 31 quốc gia theo chế độ Cộng hòa.

Tên cũ của khối là Khối Thịnh vượng chung Anh. Sau năm 1949, khối Thịnh vượng chung hiện đại đã ra đời và các thành viên quyết định bỏ chữ Anh ra khỏi tên khối. Từ đó tới nay, có hai người đã lãnh đạo khối là Vua George VI và Nữ hoàng Elizabeth II. Các thành viên sáng lập của khối là Australia, Canada, Ấn Độ, New Zealand, Pakistan, Nam Phi, Sri Lanka và Anh với mục đích ban đầu nhằm thành lập hiệp hội tự do của các nước độc lập.

Giá vàng chiều nay 24/9: Giảm tiếp, giới đầu tư lo lắng vì mỗi ngày 'đánh rơi' 1 triệu đồng/lượng

Giá vàng chiều nay 24/9: Giảm tiếp, giới đầu tư lo lắng vì mỗi ngày 'đánh rơi' 1 triệu đồng/lượng

TGVN. Giá vàng trong nước và thế giới đang tiếp tục lao dốc chưa thấy điểm dừng. Trong nước, chỉ trong 1 ngày, vàng đã ...

Tọa đàm trực tuyến Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức: 45 năm một chặng đường

Tọa đàm trực tuyến Quan hệ ngoại giao Việt Nam-Đức: 45 năm một chặng đường

TGVN. Ngày 23/9, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức, Đại sứ quán Việt Nam ...

Việt Nam đồng hành cùng Liên hợp quốc vì 'tương lai chúng ta muốn'

Việt Nam đồng hành cùng Liên hợp quốc vì 'tương lai chúng ta muốn'

TGVN. Từ ngày 21/9 - 2/10 diễn ra Tuần lễ Cấp cao Khóa 75 Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) bao gồm Phiên Thảo ...

Duy Quang (theo NY Times)

Đọc thêm

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc bị điều tra về tội quay phim không xin phép tại Bali

Các nghệ sĩ Hàn Quốc gồm ca sĩ Hyoyeon (SNSD), Bomi (Apink), Dita (Secret Number), cựu thành viên IOI Im Nayoung, phát thanh viên Choi Hee.
Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Sắp tổ chức chương trình ‘Binh đoàn bất tử’ tại Hà Nội

Ngày 3/5, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Nga tại Việt Nam dự kiến tổ chức chương trình 'Binh ...
U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia có nhiều hy vọng giành vé đến Olympic Paris 2024

U23 Indonesia đang là hiện tượng ở Giải U23 châu Á 2024. Mới lần đầu tham dự, họ đã gây bất ngờ khi vào đến bán kết.
Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Thực hiện dự án thiện nguyện ‘Xây trường vùng cao’ cho học sinh nghèo tỉnh Sơn La

Câu lạc bộ Vì cộng đồng iGo vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm và trao quà nằm trong dự án 'Xây trường vùng cao' cho Trường tiểu học Mường ...
Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Đồng Yen mất giá mạnh, doanh nghiệp Nhật Bản 'kêu cứu'

Giới lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản vừa lên tiếng kêu gọi BoJ sớm có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, ngăn chặn đà mất giá ngày càng lớn ...
Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Nâng cao nhận thức pháp luật trong cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản

Ngày 28/4 đã diễn ra lễ trao giải 'Cuộc thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' dành cho người Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại ...
Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Chiến sự Trung Đông: Pháp bàn cách tránh xung đột Hezbollah-Israel

Ngoại trưởng Pháp xác nhận ông sẽ đưa ra đề xuất với các quan chức Lebanon nhằm xoa dịu căng thẳng giữa Hezbollah và Israel và ngăn chặn xung đột nổ ra.
Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Thái Lan cải tổ nội các, nhiều vị trí thay đổi

Công báo Hoàng gia Royal Gazette của Thái Lan ngày 28/4 công bố nội các mới của Thủ tướng Srettha Thavisin đã được nhà vua Rama X ký phê chuẩn.
Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh sẽ sản xuất tên lửa siêu vượt âm nội địa, mong bắt kịp Nga và Trung Quốc

Anh khẳng định tên lửa siêu vượt âm có khả năng đạt tốc độ cao hơn Mach 5 sẽ được thiết kế và lắp ráp hoàn toàn tại nước này vào năm 2030.
Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Quan chức hải quân Mỹ-Trung-Nga họp riêng giữa lúc căng thẳng khu vực gia tăng

Các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã tổ chức họp riêng với các đối tác hải quân Mỹ và Nga tại Thanh Đảo, Trung Quốc.
‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

‘Đáp lời’ Sudan, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lo ngại về cuộc tấn công sắp xảy ra ở Bắc Darfur

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cảnh báo leo thang xung đột ở Sudan.
Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Australia ‘mở lòng’ với Ukraine, tặng hẳn 100 triệu AUD

Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles vừa tiết lộ thêm khoản viện trợ mới trong chuyến thăm chớp nhoáng tới Ukraine.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động